Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoà

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung bộ (Trang 57 - 59)

động nước ngoài

Khiếu nại, tố cáo là hành vi của cá nhân, tổ chức yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khi họ cho rằng quyền và lợi ích của họ bị ảnh hưởng hay bị xâm hại bởi các hành vi trái pháp luật của các chủ thể hay của cơ quan nhà nước...

Cơ quan quản lý nhà nước, căn cứ vào các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, căn cứ vào kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động quản lý nhà nước về lao động nước ngoài để xử lý kịp thời các sai phạm, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước

đối với lao động nước ngoài, đồng thời tăng cường pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân người lao động, các doanh nghiệp sử dụng lao động...

Trong quá trình thực hiện các công tác quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài, nếu phát hiện ra sai phạm của các cơ quan, cá nhân, mọi chủ thể đều có quyền khiếu nại, tố cáo các vi phạm đến các cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo với ý nghĩa là một nội dung của công tác quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài, là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia quan hệ lao động để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm phục hồi lại các quyền lợi bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm luật về quản lý, sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật, các tranh chấp phát sinh chủ yếu gồm: Tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp tổ chức sử dụng lao động; tranh chấp giữa các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài và doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động trong nước; Tranh chấp giữa đơn vị, cá nhân thuê lại lao động với NLĐ và chủ từng sử dụng lao động.

Hoạt động giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động bao gồm nhiều cách thức giải quyết như: giải quyết bằng mệnh lệnh hành chính; giải quyết bằng đối thoại thương lượng; bằng phương pháp hòa giải; giải quyết tranh chấp bằng phương pháp trọng tài; Giải quyết tranh chấp bằng tòa án… trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả chỉ tiếp cận nội dung giải quyết tranh chấp bằng “mệnh lệnh hành chính” dưới gốc độ quản lý hành chính nhà nước.

Như vậy, có thể nói dù ở tranh chấp nào thì đối tượng chủ yếu chịu sự tác động trực tiếp và thiệt thịi vẫn là người lao động. Vì thế trong q trình quản lý của mình Nhà nước cần có biện pháp giải quyết phù hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bị xâm phạm.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung bộ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)