Đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu để tài luận án

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành chính nhà nước tù thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 37)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu để tài luận án

1.2.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu đầy đủ, thấu đáo mà luận án kế thừa

1.2.1.1. Về lý lu¾n

Số lượng các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án rất lớn, tiếp cận và khai thác vấn đề từ nhiều hướng khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau, cung cấp những kiến thức quan trọng về dân chủ, DCCS, pháp luật DCCS, thực hiện dân chủ, thực hiện DCCS, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN… Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được cơng bố ấy, tác giả có thể luận giải một cách có cơ sở về vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật DCCS trong CQHCNN.

Những nghiên cứu đó thống nhất ở một số nội dung có liên quan đến đề tài như:

Dân chủ là quyền làm chủ thuộc về nhân dân; là “dân là chủ”, công nhận nhân dân là nguồn gốc quyền lực. Nền dân chủ XHCN mà Việt Nam đang xây dựng địi hỏi q trình dân chủ phải được diễn ra rộng khắp, trên

mọi mặt của đời sống xã hội, ở các loại hình cơ sở khác nhau. Đẩy mạnh thực hiện DCCS là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta.

Pháp luật về DCCS là pháp luật về dân chủ ở cơ sở, tại cơ sở (trong đó, “cơ sở” được hiểu là nơi diễn ra hoạt động thực hiện dân chủ); bao gồm tổng thể những quy định pháp lý quy định về quyền làm chủ, cách thức thực hiện… quyền và trách nhiệm làm chủ của nhân dân ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đảm bảo quyền làm chủ của công dân ở cơ sở. Pháp luật về DCCS ở Việt Nam gồm 3 nhóm quy định, tương ứng với 3 môi trường thực hiện dân chủ: tại CQHCNN và đơn vị sự nghiệp công lập; tại xã, phường, thị trấn và tại doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có th mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Thực hiện pháp luật về DCCS là việc thực hiện trên thực tế các quy định pháp luật về DCCS. Thực hiện pháp luật về DCCS là việc nhân dân thực hiện ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của mình đối với các vấn đề có liên quan để tổ chức và hoạt động ở cơ sở, được thực hiện dưới hình thức dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp. Việc thực hiện pháp luật về DCCS tại từng loại cơ sở khác nhau là khác nhau, tùy thuộc vào đặc trưng của từng cơ sở và quy định pháp luật tương ứng.

CQHCNN là cơ quan thực hiện chức năng quản lý HCNN, tức là hoạt động chấp hành và điều hành, gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND và các cơ quan thuộc UBND các cấp. CQHCNN là một loại “cơ sở”, nơi diễn ra việc thực hiện pháp luật về dân chủ. Theo đó, cán bộ, cơng chức trong CQHCNN; người có thẩm quyền trong CQHCNN có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở.

Mối quan hệ giữa thủ trưởng và nhân viên, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện pháp luật dân chủ trong cơ quan hành chính; tâm lý của CBCCVC trong việc thực hiện DCCS trong CQHCNN … là những yếu

tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN. Qua đây, tác giả luận án có thể kế thừa được các kết quả nghiên cứu ấy để góp phần làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN.

1.2.1.2. Về thực trạng

Một phần khá lớn các kết quả nghiên cứu về thực trạng thực hiện pháp luật về DCCS tập trung vào thực trạng thực hiện pháp luật về DCCS tại xã, phường, thị trấn. Trong đó, các tác giả có phân tích các kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn trong thực hiện pháp luật về DCCS nói chung, DCCS tại xã, phường, thị trấn nói riêng và chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hiện pháp luật nằm ở các nội dung như: hiểu biết pháp luật về DCCS, ý thức thực hiện quyền là chủ của các chủ thể; việc thực hiện vai trò lãnh đạo, tổ chức thực hiện pháp luật của chính quyền, người có thẩm quyền; sự ảnh hưởng của tâm lý “xin – cho”, quan hệ hành chính phụ thuộc…

Các cơng trình nghiên cứu về thực trạng thực hiện pháp luật về DCCS nói chung, DCCS trong CQHCNN nói riêng có tiến hành khảo sát tại các tỉnh, thành khác nhau, đã chỉ ra được thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về DCCS tại CQHCNN trong thời gian qua; đánh giá hiệu quả thực hiện pháp luật DCCS trong CQHCNN:

Có thể thấy, việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong CQHCNN trong thời gian qua ở Việt Nam đã thu được những kết quả đáng ghi nhận. Điều đó được thể hiện qua việc tạo dựng môi trường làm việc dân chủ, công khai; hạn chế bớt tình trạng áp đặt, bưng bít thơng tin đối với cán bộ, công chức. CBCC trong CQHCNN ngày càng quan tâm hơn đến việc thực hiện quyền làm chủ của mình thơng qua việc chủ động tìm kiếm thơng tin, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh… của mình. Hội nghị CBCC tại các cơ quan được tổ chức ngày càng hiệu quả hơn, với không khí cởi mở và thu hút được nhiều ý kiến chất lượng hơn. Các đoàn thể xã hội

trong cơ quan ngày càng phát huy tốt hơn vai trò đại diện cho các thành viên và bảo vệ quyền làm chủ cho CBCC …

Tuy nhiên, bên cạnh đó, thực tế vẫn cịn rất nhiều những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN, dẫn tới tình trạng dân chủ hình thức, có tổ chức thực hiện nhưng hiệu quả khơng cao, đòi hỏi cần phải được khắc phục trong thời gian tới. Ví dụ như: việc xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, việc thực hiện chế độ công khai thông tin trong quy hoạch, điều động, đánh giá cán bộ… Vẫn có tình trạng lãnh đạo CQHCNN chun quyền, độc đốn, thiếu dân chủ hoặc ít quan tâm đến vấn đề đẩy mạnh dân chủ trong cơ quan…

Kết quả nghiên cứu ấy có thể giúp ích cho nghiên cứu sinh rất nhiều trong việc đưa ra những nhận định, phân tích về vấn đề thực trạng thực hiện pháp luật về dân chủ trong CQHCNN từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên.

1.2.1.3. Về giải pháp

Từ những giải pháp tăng cường hoặc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật dân chủ, DCCS được trình bày trong các cơng trình nghiên cứu, có thể thấy:

Để thực hiện pháp luật DCCS trong CQHCNN cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, bởi đây không phải chỉ là vấn đề pháp lý mà cịn là vấn đề chính trị, xã hội. Yếu tố kinh tế, chính trị, tâm lý, xã hội, hành chính… ảnh hưởng rất nhiều đến việc đẩy mạnh thực hiện dân chủ.

Vai trò của tổ chức cơ sở Đảng trong CQHCNN trong lãnh đạo thực hiện pháp luật về DCCS trong cơ quan là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, người đứng đầu, phong cách lãnh đạo, nhận thức pháp luật của người đứng đầu về thực hiện pháp luật về DCCS có ảnh hưởng rất lớn trong tổ chức thực hiện pháp luật tại cơ quan.

Để đẩy mạnh thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong giai đoạn hiện nay, cần đẩy mạnh dân chủ trực tiếp, mở rộng quyền làm chủ của cán bộ, công chức.

Trong thực hiện pháp luật về DCCS, quan hệ giữa thủ trưởng và nhân viên, cấp trên và cấp dưới, lãnh đạo và CBCC, người lao động với những đặc thù riêng về mơi trường thực hiện pháp luật là CQHCNN có ảnh hưởng rất nhiều đến việc tăng cường thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN.

Việc tổ chức thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ; tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm.

1.2.2. Những vấn đề đã được nghiên cứu nhưng chưa đầy đủ ho¾c chưa được nghiên cứu

Bên cạnh những vấn đề các tác giả đã nghiên cứu và giải quyết tương đối thấu đáo về việc thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN, vẫn cịn khơng ít vấn đề chưa được làm rõ hoặc được nghiên cứu hồn thiện, tồn diện. Đây chính là sự gợi mở cho tác giả luận án trong việc khai thác chủ đề nghiên cứu, cụ thể:

1.2.2.1. Về lý lu¾n

Cho đến nay, vẫn có rất ít cơng trình nghiên cứu về DCCS trong CQHCNN và thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN so với các cơng trình nghiên cứu về chủ đề dân chủ và dân chủ cơ sở nói chung.

Chưa có tác giả nào xây dựng hoàn thiện khái niệm thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN cũng như khai thác toàn diện những đặc điểm của thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN.

Vấn đề đảm bảo thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN chưa được khai thác đầy đủ, sâu sắc trong các cơng trình nghiên cứu; chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về DCCS nói chung, pháp luật về DCCS trong CQHCNN nói riêng.

1.2.2.2.Về thực trạng

Các kết quả nghiên cứu về thực hiện pháp luật DCCS từ trước đến nay vẫn phần lớn tiến hành trình bày và phân tích vấn đề thực trạng thực hiện pháp luật theo nội dung “dân biết”, “dân bàn”, “dân kiểm tra”

Các tác giả đã nghiên cứu những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của việc thực hiện pháp luật DCCS tại Việt Nam (hoặc tại một địa phương, ngành… nhất định), trong một giai đoạn lịch sử nhất định nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu tập trung, riêng biệt về việc thực hiện pháp luật DCCS tại tỉnh Thái Nguyên.

Tại Thái Nguyên, đã có những cơng trình nghiên cứu cấp tỉnh, báo cáo, đề án, kế hoạch… có đề cập tới tiềm năng, thế mạnh về kinh tế - xã hội của tỉnh; vấn đề cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh, việc triển khai thực hiện và kết quả thực hiện DCCS theo từng giai đoạn, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức… nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu có hệ thống về việc các yếu tố ấy ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện pháp luật DCCS trên địa bàn tỉnh; cũng chưa có một báo cáo, tổng kết hoặc đánh giá riêng biệt nào về việc thực hiện pháp luật DCCS trong các CQHCNN (nói chung) trên địa bàn tỉnh.

Đa số các đề tài nghiên cứu khai thác nội dung thực trạng thực hiện pháp luật về DCCS chủ yếu tập trung vào mảng nội dung thực hiện pháp luật về DCCS tại xã, phường, thị trấn; rất ít tác phẩm khai thác nội dung thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN.

1.2.2.3.Về giải pháp

Nhiều cơng trình nghiên cứu đưa ra quan điểm chung, các giải pháp chung về nâng cao hiệu quả thực hiện DCCS song ít cơng trình đưa ra giải pháp riêng để đẩy mạnh việc thực hiện DCCS trong CQHCNN

Có cơng trình nghiên cứu đã đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế DCCS trong CQHCNN song chưa có cơng trình nghiên đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện pháp luật dân chủ tại CQHCNN tỉnh Thái Nguyên.

Nhiều cơng trình tiếp cận vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhưng chỉ khai thác ở một khía cạnh như pháp luật, tổ chức bộ máy…

1.3.Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu, giả thiết, câu hỏi nghiên cứu

Từ việc đánh giá tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ở phần trên, có một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án như:

- Về phương diện nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, cần:

Làm rõ khái niệm, đặc điểm của việc thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN, chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN với tại xã, phường, thị trấn và trong doanh nghiệp; vai trò của thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN và vấn đề đảm bảo việc thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN.

Chỉ ra các hình thức thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN được thể hiện cụ thể như thế nào, thông qua các nội dung nào, theo cách thức nào.

Phân tích và làm rõ các đảm bảo chính trị, pháp lý, xã hội… cho việc thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN để tạo tiền đề lý luận cho đánh giá nội dung này tại phần thực trạng.

- Về thực trạng thực hiện pháp luật DCCS trong trong CQHCNN tại tỉnh Thái Nguyên:

Đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của kết quả đạt được và những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN tại tại tỉnh Thái Nguyên.

Cần làm rõ việc bảo đảm thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN trên địa bàn tỉnh đã được tiến hành thực tế như thế nào.

- Về vấn đề nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN: xây dựng, đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng cường thực hiện pháp luật DCCS trong CQHCNN tại tỉnh Thái Nguyên.

Từ những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, có thể thấy, luận án cần tập

trung làm sáng tỏ một số câu hỏi nghiên cứu như:

- Nội dung cụ thể của thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN? Các nội dung ấy được thực hiện trên thực tế thơng qua các hình thức, cách thức như thế nào? được bảo đảm thực hiện bởi các yếu tố nào?

- Thực tiễn thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN tại tỉnh Thái Nguyên trong những năm vừa qua ra sao? Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân?

- Giải pháp tăng cường thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên là gì?

Dựa trên câu hỏi nghiên cứu, giả thiết được đặt ra trong nghiên cứu này là:

-Thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN là một quá trình, trong đó có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức; phân định rõ qua việc thực hiện hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật trên thực tế của các chủ thể; thể hiện rõ vai trò cá nhân và tập thể. Thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN địi hỏi có sự tham gia của nhiều chủ thể mới đạt hiệu quả, trong đó, đặc biệt là CBCC; địi hỏi có sự đảm bảo tồn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội…

- Thực hiện pháp luật về DCCS trong các CQHCNN đang ngày càng được quan tâm, chú trọng; đem lại nhiều thành tựu trong thúc đẩy các mối quan hệ dân chủ trong cơ quan, khẳng định quyền làm chủ của CBCC, nâng cao hiệu quả giải quyết cơng việc; góp phần chống quan liêu, chuyên quyền, tham nhũng… Tuy nhiên, cịn khơng ít những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về DCCS vẫn còn tồn tại, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, khơng loại trừ ngun nhân từ chính CBCC.

- Để tăng cường thực hiện pháp luật về DCCS, đòi hỏi một hệ thống giải pháp toàn diện, từ kinh tế, chính trị, pháp lý… đến các giải pháp cụ thể đối với các chủ thể khác nhau như tổ chức cơ sở Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong cơ quan, người đứng đầu, CBCC trong cơ quan…

Chương 2

LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ CƠ SỞ TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành chính nhà nước chính nhà nước

2.1.1. Dân chủ cơ sở và pháp lu¾t về dân chủ cơ sở

2.1.1.1. Dân chủ và dân chủ cơ sở

Từ xưa đến nay, vấn đề dân chủ ln có sức lơi cuốn mạnh mẽ với tất cả mọi người, ở mọi xã hội và chế độ chính trị. Sự lơi cuốn của dân chủ xuất phát từ khát vọng được làm chủ của con người. Nhưng đây không phải chỉ là khát vọng được nắm quyền hay cai trị mà cả là khát vọng được tham gia vào

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành chính nhà nước tù thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)