Thực trạng thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành chính nhà nước tù thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 171)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành

chính nhà nước tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2019

Trong những năm vừa qua, tỉnh Thái Nguyên đã tích cực triển khai và tổ chức đẩy mạnh thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN tại tỉnh Thái Nguyên. Điều đó được thể hiện qua những kết quả đáng ghi nhận của các CQHCNN trên địa bàn tỉnh; tuy nhiên, cũng khó tránh khỏi những hạn chế vẫn còn tồn tại. Để đạt được những kết quả ấy, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phải tích cực triển khai các biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN, bao gồm tổng hợp các bảo đảm về kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lý. Việc thực hiện thực tế các biện pháp bảo đảm cũng như hiệu quả của nó được thể hiện qua những nội dung về thực trạng thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3.3.1. Một số kết quả đạt được trong vi c thực hi n pháp lu¾t về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Thái Nguyên

Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Tỉnh ủy Thái Nguyên đã có những hoạt động thiết thực để bảo đảm chính trị cho việc thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN; đảm bảo quyền làm chủ của CBCC trong cơ quan.

Sau khi Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 30-CT/TW (ngày 18/2/1998) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, khẳng định: khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở; Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về thực hiện Quy chế dân chủ nhằm đảm bảo cho người dân thực hiện quyền làm chủ của mình trực tiếp từ cơ sở tại địa bàn cư trú, nơi làm việc và đơn vị cơng tác. Theo đó, nhiều địa phương, đơn vị sản xuất - kinh doanh, cơ quan hành chính - sự nghiệp,… đã tích cực triển khai thực hiện quy chế DCCS, xây dựng được những quy định cụ thể để thực hiện dân chủ trong nhiều lĩnh vực hoạt động của mình.

Ngày 10/10/2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIX) đã ban hành Đề án số 02-ĐA/TU về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện dân chủ sở, giai đoạn 2016-2019”. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 24-KH/TU ngày 21/10/2016 triển khai thực hiện Đề án, Quyết định số 1213-QĐ/TU về việc thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Kế hoạch số 29-KH/TU ngày 21/11/2016 về tiếp xúc, đối thoại trực tiếp, định kỳ của Thường trực Tỉnh ủy với nhân dân năm 2016; Kế hoạch số 48-KH/TU ngày 08/5/2017 về tiếp xúc, đối thoại trực tiếp, định kỳ của Thường trực Tỉnh ủy với nhân dân năm 2017; Kế hoạch số 49-KH/TU ngày 19/5/2017 về kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ chính trị và các quyết định số 2853, 2854, 2855 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giám sát, phản biện xã hội và

tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn tỉnh; Công văn số 841-CV/TU, ngày 24/4/2018 về việc tiếp tục thực hiện Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân; Cơng văn số 842-CV/TU, ngày 27/4/2018 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW và Quy định số 124-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quyết định số 1830-QĐ/TU, ngày 02/5/2018 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở...

Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 04/NQ-HĐND, ngày 18/5/2017 về việc ban hành Quy chế tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 38/KH-Ủy ban nhân dân, ngày 01/3/2017 về thực hiện Đề án số 02- ĐA/TU của Tỉnh ủy; chỉ đạo ban hành các văn bản nhằm đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện cơng tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các cơ quan chức năng tham mưu xây dựng Đề án xây dựng Trung tâm Dịch vụ hành chính cơng cấp tỉnh, cấp huyện.

Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh đã chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở gắn với chương trình cơng tác hàng năm: Chương trình số 75/CTr-MTTQ-BTT, ngày 31/01/2018 về giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đồn thể chính trị - xã hội tỉnh năm 2018; Kế hoạch số 235/KH-MTTQ-BTT, ngày 13/3/2018 về kiểm tra hoạt động của Ban Thanh nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tại xã, phường, thị trấn năm 2018; Kế hoạch số 01/KH-LĐLĐ, ngày 26/4/2018 về tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh với người lao động và người sử dụng lao động…

Như vậy, có thể thấy tỉnh Thái Nguyên rất quan tâm đến vấn đề đẩy mạnh thực hiện pháp luật về DCCS trên địa bàn tỉnh. Hệ thống văn bản chỉ

đạo, chương trình bám sát các văn bản, chương trình của trung ương; kế hoạch được xây dựng theo hướng cụ thể hóa, phù hợp với tình hình địa phương. Để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thực hiện DCCS giai đoạn 2016-2019, Đề án số 02-ĐA/TU đã ra đời và có ý nghĩa thiết thực trong việc đẩy mạnh hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về DCCS. Trong đó, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, các CQHCNN phải có sự phối hợp với nhau trong thực hiện pháp luật về DCCS; mỗi cơ quan, tổ chức đều được phân công nhiệm vụ cụ thể và đáp ứng các yêu cầu riêng gắn với chức năng, nhiệm vụ của mình trong thực hiện pháp luật về dân chủ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có thể thấy là trọng tâm chủ yếu trong các chương trình, kế hoạch đều tập trung vào thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở tại xã, phường, thị trấn; CQHCNN thì ít văn bản, chương trình điều chỉnh trực tiếp và cụ thể hơn. Việc triển khai và tổ chức thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN trên địa bàn tỉnh những năm vừa qua được thể hiện qua một số nội dung cụ thể như sau:

3.3.1.1. Kết quả thực hiện pháp lu¾t về dân chủ sở trong cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên

a. Kết quả đạt được về thực hiện pháp luật về DCCS trong nội bộ CQHCNN

Thú nhất: Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức.

Hằng năm, 100% các CQHCNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức hội nghị cán bộ, công chức theo quy định. Các cơ quan đã tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các nội quy, quy chế, quy định như: Quy chế chi tiêu nội bộ, cơng khai tài chính; quy chế tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, nâng ngạch; quy chế thi đua, khen thưởng... Các ý kiến của CBCC trong CQHCN tại Hội nghị chủ yếu tập trung vào yêu cầu cơng khai thơng tin (trong đó, tập trung vào thơng tin chi tiêu nội bộ); chế độ, chính sách đối với CBCC.

Hội nghị CBCC tại các CQHCNN ngày càng thu hút được sự quan tâm của CBCC trong cơ quan. Hội nghị là một diễn đàn mở, qua đó, người đứng đầu, người có thẩm quyền và CBCC trong cơ quan có cơ hội được trực tiếp cơng khai, giải trình, đối thoại, bàn bạc, quyết định các vấn đề nằm trong quy định về quyền, nghĩa vụ thực hiện DCCS trong CQHCNN. Với ý thức làm chủ ngày càng cao, CBCC trong CQHCNN trên địa bàn tỉnh đã tận dụng cơ hội này thể hiện quyền dân chủ trực tiếp, thể hiện qua số lượng ý kiến ngày càng nhiều và có chất lượng.

Thú hai: Thực hiện công khai các nội dung thuộc trách nhiệm công khai với cán CBCC.

Trong quan hệ nội bộ, nhiều CQHCNN trên địa bàn tỉnh đã chủ động công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, kết quả hoạt động của mình theo các hình thức công khai đã được quy định. Nội dung công khai gồm: Công khai dự tốn, quyết tốn kinh phí cơ quan thông qua Hội nghị cán bộ, công chức hằng năm và sơ kết 6 tháng thông qua cuộc họp liên tịch giữa Đảng ủy, Ban lãnh đạo, Cơng đồn và các tổ chức đồn thể khác; cơng khai chế độ tiền lương, nâng bậc lương theo định kỳ, phân phối thu nhập, tiền thưởng cho cơ quan; công khai chế độ nghỉ phép theo quy định; công khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ; cơng khai chế độ chi tiêu nội bộ trong cơ quan.

100% các CQHCNN trên địa bàn tỉnh đã tổ chức CBCC thực hiện kê khai tài sản, thu nhập. Qua việc nắm bắt các thông tin kê khai tài sản của CBCC, lãnh đạo cơ quan có thể phần nào biết được các biến động về tài sản của nhân viên dưới quyền để từ đó có những sự quan tâm phù hợp đối với đời sống của nhân viên; đồng thời, có thể phần nào phịng ngừa tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, tham nhũng trong cơ quan.

Một số cơ quan đã thực hiện tốt việc đánh giá, phân loại, bố trí, phát huy năng lực sở trường của CBCC. Việc cụ thể hóa các nhiệm vụ của cán bộ,

cơng chức trong vị trí việc làm được tiến hành cùng với việc xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể đã góp phần phân loại tốt hơn về mức độ hồn thành cơng việc của CBCC trong cơ quan. Nhiều cơ quan làm tốt trong việc điều động, bố trí sử dụng để khai thác tốt hơn khả năng của của CBCC.

Nhiều cơ quan làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm CBCC, đảm bảo đúng quy trình, cơng khai, dân chủ. Việc lấy ý kiến CBCC trong CQHCNN trong các công tác quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm đảm bảo tiêu chí sự tham gia của nhân dân trong công tác cán bộ. Các CBCC có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận các thông tin về đào tạo, bồi dưỡng, phát triển cán bộ, cơng chức; từ đó, có sự chủ động trong việc xây dựng lộ trình hồn thiện các kiến thức, kỹ năng và phát triển bản thân.

Thú ba: Hoạt động của ban thanh tra nhân dân trong CQHCNN.

Hoạt động của ban thanh tra nhân dân trong các CQHCNN tiếp tục có chuyển biến hơn; thực hiện tốt vai trò giám sát góp phần tăng cường và phát huy việc thực hiện dân chủ tại các cơ quan. Theo thống kê, tại thời điểm năm 2018 đối với hoạt động của Ban thanh tra nhân dân trong CQHCNN và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh, 650/1.119 Ban hoạt động tốt, 469/1.119 Ban hoạt động khá, trung bình, khơng có Ban hoạt động yếu kém. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.117 cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp cơng lập có ban thanh tra nhân dân đang hoạt động, trong đó có 1.000 đơn vị (bằng 89,5%) hoạt động tốt, 117 đơn vị (khoảng 10,5%) hoạt động khá.

Ban thanh tra nhân dân đã làm tốt một số nhiệm vụ, trong đó, đặc biệt là phát huy vai trị tích cực trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản án trong nội bộ cơ quan hoặc của nhân dân đối với CBCC trong cơ quan. Công tác giám sát các hoạt động của CQHCNN trong phạm vi nhiệm vụ, thẩm quyền được giao cũng được nhiều Ban thanh tra nhân dân trong các CQHCNN thực hiện tốt.

Luật phịng, chống tham nhũng đã có những quy định cụ thể liên quan đến việc công khai, minh bạch trong đó có cơng khai, minh bạch trong nội bộ cơ quan nhà nước. Luật cán bộ, công chức năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành với nhiều điều khoản quy định rõ trách nhiệm CBCC trong thực thi cơng vụ trong đó có trách nhiệm báo cáo, giải trình về kết quả thực thi cơng vụ cũng như việc thực thi một số công vụ nhất định. Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp cơng lập cũng có những quy định liên quan đến việc giải trình trong nội bộ CQHCNN.

Các CQHCNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành thực hiện trách nhiệm giải trình nội bộ theo quy định. Thông qua việc thực hiện trách nhiệm giải trình, người đứng đầu, người có thẩm quyền trong CQHCNN giải đáp các thắc mắc, yêu cầu làm rõ của CBCC trong cơ quan về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quản lý nhân sự, quản lý nội bộ, chế độ chính sách… của CBCC; đảm bảo quyền được biết cho CBCC trong cơ quan.

Thứ năm: Công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ cơng vụ, cơng chức

Cơng tác cải cách hành chính, cải cách chế độ cơng vụ, công chức tiếp tục được các CQHCNN trong tỉnh đẩy mạnh thực hiện, trọng tâm là tăng cường công khai các thủ tục hành chính; ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giải quyết công việc; triển khai xây dựng đề án vị trí việc làm; tinh giảm biên chế.

Tỉnh Thái Nguyên công bố và đưa vào áp dụng Bộ thủ tục hành chính ở cả 03 cấp: Năm 2016 là 1.490 thủ tục hành chính, năm 2017 là 1.478 thủ tục hành chính. Năm 2018, Bộ thủ tục hành chính (ở cả 3 cấp) do thẩm quyền các bộ, ngành ban hành, do đó tỉnh Thái Nguyên thực hiện cơng bố danh mục

thủ tục hành chính áp dụng tại địa phương với tổng số là 1.813 thủ tục; các thủ tục hành chính mới được ban hành đảm bảo hợp pháp, thống nhất, đơn giản, công khai, minh bạch. Đến nay, 100% số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh (19/19) và đơn vị hành chính cấp huyện (9/9), cấp xã (180/180) cơng khai thủ tục hành chính đầy đủ, đúng quy định trên trang thông tin điện tử và tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp (tổng số 208/208 cơ quan, đơn vị); có 19/20 sở, ban, ngành; 9/9 UBND cấp huyện và 180/180 đơn vị cấp xã tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Việc xây dựng đề án vị trí việc làm đã được tiến hành nghiêm túc từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã. Các CQHCNN trên địa bàn tỉnh đều tích cực thực hiện. Về cơ bản, việc xây dựng đề án về vị trí việc làm đã đạt những kết quả bước đầu, kịp thời hạn được giao. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho tỉnh trong việc xác định chỉ tiêu biên chế, xác định cơ cấu ngạch và tiêu chuẩn chức danh; kiện tồn, bố trí, sử dụng cơng chức hiệu quả; đánh giá công chức theo kết quả làm việc; xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ, cơng chức; tiến hành trả lương theo vị trí việc làm và năng suất lao động và tinh giản biên chế.

Thú sáu: Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của CBCC tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

CBCC có quyền khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật CBCC nếu thấy rằng những quyết định hay hành vi ấy xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc khiếu nại phải tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục của Luật Khiếu nại.

CBCC cũng có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân khác (trong đó, CBCC khác, người có thẩm quyền hoặc thủ trưởng cơ quan hành chính nơi mình đang cơng tác hoặc vi phạm pháp luật của cán bộ,

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành chính nhà nước tù thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)