Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. Nội dung, hình thức thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong cơ quan
quan hành chính nhà nước
2.2.1 Nội dung thực hi n pháp lu¾t về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành chính nhà nước
2.2.1.1. Nội dung thực hiện pháp lu¾t về dân chủ cơ sở trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước
a.Nội dung thực hiện quyền
Dân chủ ở CQHCNN luôn gắn liền với những nội dung cụ thể có liên quan đến hoạt động của cơ quan và thể hiện trực tiếp ở các quyền dân chủ của đội ngũ CBCC. Đó là quyền được biết những việc có liên quan đến hoạt động
của cơ quan, quyền tham gia ý kiến, người đứng đầu cơ quan quyết định và quyền giám sát, kiểm tra.
Thú nhất, quy định về việc cán bộ, công chức được tôn trọng, bao gồm
quy định về sự tôn trọng từ cán bộ cấp trên, giữa CBCC với nhau.
Thú hai, quy định về việc CBCC có quyền được biết các vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan và quyền lợi của mình. Ngồi quyền được biết như một cơng dân bình thường, các CBCC phải được biết về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những quyền lợi của mình với tư cách là CBCC trong CQHCNN.
Những việc CBCC phải được biết gồm: Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan; văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến công việc của cơ quan; các nội quy, quy chế của cơ quan; kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý, hàng tháng; kinh phí hoạt động hàng năm, tài sản, trang thiết bị; kết quả thanh tra, kiểm toán của cơ quan; tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm…; các đề án, dự án và việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan; các vụ việc tiêu cực, tham nhũng đã được kết luận, bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai theo quy định của pháp luật; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ; kết quả tiếp thu ý kiến của CBCC về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của người đứng đầu cơ quan đưa ra lấy ý kiến CBCC; thông tin kết quả thi đua, khen thưởng của tập thể, cá nhân trong cơ quan...
Thú ba, quy định về quyền được quyết định của CBCC trong các hoạt động của CQHCNN.
Thú tư, quy định về quyền được bàn của CBCC, còn người đứng đầu quyết định đối với các vấn đề trong hoạt động của cơ quan. Về vấn đề này,
ngồi quyền tự do ngơn luận của công dân, pháp luật cịn quy định cơ CQHCNN phải có cách thức tổ chức phù hợp để CBCC được tham gia bàn bạc, góp ý đối với những vấn đề quan trọng trong hoạt động của cơ quan, trước khi người đứng đầu cơ quan quyết định. Đây là cách thức cần thiết và dễ tiến hành, nhưng đề cao dân chủ, thu hút trí tuệ của tập thể đối với những vấn đề quan trọng của CQHCNN.
Những việc CBCC tham gia ý kiến, thủ trưởng cơ quan quyết định gồm: Chủ trương, giải pháp thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan; kế hoạch công tác hàng năm, tổ chức phong trào thi đua, báo cáo sơ kết, tổng kết, các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân; kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng CBCC; bầu cử, bổ nhiệm CBCC; thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của CBCC; các nội quy, quy chế của cơ quan.
Thú năm, quy định về quyền được làm việc của CBCC. Đây cũng là một quyền hết sức quan trọng của CBCC. Pháp luật phải quy định CBCC được phân cơng vào vị trí phù hợp với chuyên môn, năng lực cơng tác của mình và được làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của vị trí đó.
Thú sáu, quy định về quyền thụ hưởng của CBCC. Ngoài quyền được thụ hưởng những thành quả lao động, thành quả phát triển của đất nước với tư cách là một cơng dân bình thường, trong hoạt động của CQHCNN, pháp luật còn quy định CBCC được hưởng các chế độ riêng, như: hưởng lương và các chế độ liên quan đến tiền lương phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn, kết quả làm việc của mình, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; được nghỉ hàng năm, nghỉ lúc có việc riêng cần thiết, nghỉ hưu; được hưởng chế độ, đóng các loại bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội...
Thú bảy, quy định về quyền giám sát của CBCC đối với hoạt động của CQHCNN. Nói chung, pháp luật có quy định CBCC được giám sát mọi hoạt động của cơ quan một cách trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức hợp pháp của họ, ngoại trừ những vấn đề bí mật.
Những việc CBCC giám sát, kiểm tra bao gồm: Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị; Sử dụng kinh phí hoạt động, chấp hành chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài sản, thực hiện các nội quy, quy chế, các chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền và lợi ích của CBCC, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan, đơn vị.
Thú tám, quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của CBCC đối với hoạt động của CQHCNN. Quyền khiếu nại, tố cáo của CBCC nói chung giống như quyền khiếu nại, tố cáo của cơng dân.
Thú chín, quy định về quyền được phản ánh, kiến nghị của CBCC. Ngoài các quy định về quyền được phản ánh, kiến nghị của CBCC với tư cách là công dân, trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, CBCC phải có quyền được kiến nghị, phản ánh đối với những việc thuộc nhiệm vụ của mình và được bảo lưu ý kiến trước chỉ đạo, quyết định của cấp trên và không phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình khi đã có kiến nghị, phản ánh với cấp có thẩm quyền.
b.Nội dung thực hiện nghĩa vụ
Quyền luôn đi liền với nghĩa vụ. Nội dung thực hiện pháp luật về dân chủ trong CQHCNN không phải chỉ là việc thực hiện quyền mà còn bao gồm cả việc thực hiện nghĩa vụ (trách nhiệm) của lãnh đạo cơ quan, CBCC.
- Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan: Thực hiện dân chủ trong quản lý và điều hành hoạt động, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC; tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ, hàng tháng, hàng quý và 6 tháng để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và
đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới; tổ chức đánh giá định kỳ hàng năm đối với CBCC thuộc thẩm quyền quản lý theo trình tự, thủ tục quy định; lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của CBCC; thơng báo công khai để CBCC biết những việc được quy định; ban hành quy chế quản lý trang thiết bị làm việc trong cơ quan bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, sử dụng tiết kiệm kinh phí được cấp, thực hiện các quy định về cơng khai tài chính; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng; chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình những nội dung cơng việc trong cơ quan; xem xét, giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của CBCC và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân; kịp thời xử lý người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị và người có hành vi trả thù, trù dập CBCC khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật; phối hợp với Cơng đồn cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị CBCC của cơ quan mỗi năm một lần vào cuối năm.
- Trách nhiệm của cán bộ, công chức:
CBCC phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và bảo đảm thơng tin chính xác, kịp thời; thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp và những việc không được làm theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người phụ trách trực tiếp và trước người đứng đầu trong cơ quan về việc thi hành nhiệm vụ của mình; thực hiện phê bình và tự phê bình nghiêm túc, phát huy ưu điểm, có giải pháp sửa chữa khuyết điểm, thẳng thắn đóng góp ý kiến để xây dựng nội bộ cơ quan trong sạch, vững mạnh; đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các văn bản, đề án của cơ quan khi được yêu cầu; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của cơ quan.
- Trách nhiệm thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục và điều kiện khác để bảo đảm CBCC thực hiện quyền làm chủ trong hoạt động của CQHCNN .
Để đảm bảo thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN, CBCC phải thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục thực hiện quyền, nghĩa vụ. Cơ quan, người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm đảm bảo những điều kiện cần thiết khác để CBCC thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ.
2.2.1.2. Nội dung thực hiện pháp lu¾t về dân chủ cơ sở trong quan hệ với cơ quan, tổ chúc, cá nhân khác
CQHCNN thực hiện pháp luật về DCCS trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan bao gồm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan và của CBCC trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan tổ chức có liên quan; quan hệ giữa người đứng đầu với cơ quan với cơ quan cấp trên và với cơ quan cấp dưới.
a. Thực hiện quyền về dân chủ cơ sở trong quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
Trong quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, việc thực hiện quyền về DCCS trong CQHCNN được thể hiện ở các nội dung:
CBCC trong CQHCNN thực hiện quyền được tiếp cận thơng tin có liên quan đến cơ quan, CBCC có liên hệ công tác trong việc giải quyết công việc. Các thông tin được tiếp cận bao gồm thông tin được công khai trong trách nhiệm công khai của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và thông tin được cung cấp theo yêu cầu hoặc đề nghị của CBCC trong CQHCNN. Các thông tin tiếp cận nhằm phục vụ cho q trình giải quyết cơng việc nằm trong nhiệm vụ, thẩm quyền của CQHCNN như giải quyết nhiệm vụ được giao, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo...
CQHCNN cấp trên có quyền giám sát, kiểm tra CQHCNN cấp dưới. Đây là cơ sở cho việc hướng dẫn công việc, phát hiện, xử lý vi phạm của cấp trên với cấp dưới.
CQHCNN cấp dưới có quyền tham gia ý kiến đối với các dự thảo, chương trình, kế hoạch... của cơ quan cấp trên theo yêu cầu; nếu thấy nội dung các dự thảo, chương trình, kế hoạch ấy chưa hợp lý; hoặc có liên quan đến quyền lợi của cơ quan, CBCC của mình. Quyền dân chủ này được thể hiện qua các tham mưu, đề xuất, kiến nghị, phản ánh...
CQHCNN có quyền quyết định các vấn đề nằm trong thẩm quyền quyết định của mình; tự chủ trong sắp xếp, bố trí, tổ chức nhân sự, phân bổ tài chính... để thực hiện các nhiệm vụ được giao và tự chịu trách nhiệm với các quyết định ấy theo quy định pháp luật.
b. Thực hiện nghĩa vụ pháp luật về dân chủ cơ sở trong quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
Đầu tiên, đó là nghĩa vụ cơng khai. Theo đó, người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm tổ chức và kiểm tra việc niêm yết công khai tại trụ sở làm việc và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan để công dân, cơ quan, tổ chức khác biết các nội dung: Bộ phận chịu trách nhiệm giải quyết cơng việc có liên quan; thủ tục hành chính giải quyết công việc; mẫu đơn từ, hồ sơ cho từng loại cơng việc; phí, lệ phí theo quy định; thời gian giải quyết từng loại công việc. Người đứng đầu cơ quan phải kịp thời có những biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật đối với CBCC khơng hồn thành nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, sách nhiễu, gây phiền hà, tham nhũng trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức.
CBCC có trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền các yêu cầu của công dân, tổ chức. Những việc không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cán bộ, cơng chức, viên chức phải có trách nhiệm thơng báo để cơng dân, tổ chức biết và hướng dẫn công dân, tổ chức đến nơi có thẩm quyền giải quyết. CBCC khơng
được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết công việc của cơng dân, tổ chức.
CQHCNN, người đứng đầu trong CQHCNN có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trong công khai thông tin, cung cấp thông tin theo yêu cầu cho các cơ quan, tổ chức khác và công dân.
Khi cơ quan cấp trên yêu cầu, CQHCNN cấp dưới thực hiện nghĩa vụ trong tham gia ý kiến (xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng dự thảo, kế hoạch, chương trình...).
CQHCNN cũng có nghĩa vụ thực hiện giám sát, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong phạm vi thẩm quyền quản lý chun mơn của mình, đóng trên địa bàn mình phụ trách...
CQHCNN cũng có nghĩa vụ phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức khác để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc nhằm đảm bảo quyền cán bộ, công chức đối với việc sử dụng quyền được giao giải quyết công vụ.
Cũng như pháp luật trong các lĩnh vực khác, pháp luật về DCCS trong hoạt động của các CQHCNN phải có các quy định về xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Dân chủ đối với nhân dân là bản chất của chế độ XHCN, nên pháp luật phải quy định chế tài thật sự nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm pháp luật về DCCS kể cả đối với công dân, tổ chức, cũng như đối với CQHCNN, người có thẩm quyền trong các cơ quan đó.
Khi hành vi vi phạm pháp luật DCCS bị phát hiện bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (thơng qua q trình thanh tra, kiểm tra, giám sát, khiếu nại, tố cáo…), cá nhân, tổ chức có thẩm quyền trong CQHCNN có trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Chủ thể vi phạm là CBCC có thể phải chịu các biện pháp chế tài khác nhau.
Chế tài kỷ luật được áp dụng trong CQHCNN đối với CBCC là biện pháp thủ trưởng cơ quan áp dụng đối với CBCC trong cơ quan khi người đó
vi phạm quy chế, kỷ luật cơng tác, hoặc phạm những khuyết điểm đem lại hậu quả xấu cho cơ quan. Các sai phạm ở đây có thể là sai phạm trong thực hiện nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp khi thi hành cơng vụ; vi phạm pháp luật về thực hiện DCCS, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bình đẳng giới hoặc quy định pháp luật khác có liên quan đến CBCC làm việc trong CQHCNN; khi CBCC vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật, thực hiện những việc CBCC không được làm được quy định tại Luật Cán bộ, công chức và văn bản pháp luật khác. Các hình thức kỷ luật CBCC gồm: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, miễn nhiệm, buộc thôi việc, tương ứng với từng hành vi vi phạm pháp luật cụ thể.