Khái quát thực trạng kinh tế xã hội và hệ thống các cơ quan hành chính

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành chính nhà nước tù thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 91)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Khái quát thực trạng kinh tế xã hội và hệ thống các cơ quan hành chính

chính nhà nước tại tỉnh Thái Nguyên.

3.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên những năm vừa qua

Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên trên 3.500 km2, dân số gần 1,3 triệu người, gồm 8 thành phần dân tộc chủ yếu. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (02 thành phố, 01 thị xã, 06 huyện) và 180 xã, phường, thị trấn; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tun Quang, phía Đơng giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km).

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đơng bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tỉnh có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Để phấn đấu xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh nhất ở miền Bắc, như lời căn dặn của Bác Hồ, những năm vừa qua, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống nhân dân.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 của tỉnh là: Xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, đi đầu trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc và trung tâm của vùng về phát triển công nghiệp, dịch vụ, nhất là dịch vụ giáo dục - đào tạo; có cơ cấu kinh tế hiện đại với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm hơn 85% GDP toàn

tỉnh năm 2020 và trên 90% vào năm 2030; có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và bền vững, với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại với mạng lưới giao thông đối ngoại đồng bộ và hiện đại. Thực hiện tăng trưởng xanh với mức độ phát thải các- bon giảm dần, tiến tới tạo dựng nền kinh tế xanh, thân thiện với mơi trường.

Tầm nhìn đến năm 2030, phấn đấu Thái Nguyên là tỉnh công nghiệp phát triển, trung tâm kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với nền kinh tế hiện đại, hội tụ đủ những yếu tố của nền kinh tế tri thức với các ngành định hướng phát triển mạnh về công nghiệp công nghệ tiên tiến, dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp cơng nghệ cao và mơi trường an tồn bền vững [131]…

Trong những năm gần đây, Thái Nguyên liên tục được xếp trong nhóm đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và Chỉ số cải cách hành chính. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trong 2 năm 2016, 2017: tăng bình quân 14%/năm; trong năm 2018 đạt 10,44%. Cùng với đó, Tỉnh cũng duy trì được tình hình xã hội ổn định, trật tự, hạn chế điểm nóng kinh tế - xã hội.

Tốc độ phát triển kinh tế cùng với những yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát huy dân chủ, cải cách hành chính… tại địa phương đã làm gia tăng số lượng và độ phức tạp của cơng việc địi hỏi các CQHCNN trên địa bàn tỉnh phải giải quyết. Điều đó đã tạo nên sức ép đối với CBCC trong các CQHCNN, khiến nọ buộc phải nỗ lực để đáp ứng yêu cầu, hồn thành cơng việc; ngày càng được chuẩn hóa về trình độ, có hiểu biết pháp luật và năng lực làm chủ tại cơ quan. Việc đẩy mạnh thực hiện pháp luật về DCCS trong CQHCNN trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay là phù hợp với yêu cầu chung về sự phát triển, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng công việc trong CQHCNN; tạo dựng môi trường để các cá nhân CBCC được phát huy khả năng, đóng góp xây dựng mơi trường cơ quan dân chủ, đồn kết, vững mạnh, xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh.

3.2.2. H thống các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Thái Nguyên

Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên, chia theo cấp tỉnh, huyện, xã gồm các cơ quan sau:

-Ở cấp tỉnh:

CQHCNN có thẩm quyền chung là Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. CQHCNN có thẩm quyền chun mơn được tổ chức theo Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Cơng thương, Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động – Thương binh và Xã Hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Ngoại vụ, Thanh tra tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân. Ngồi ra, cịn có các CQHCNN là đơn vị tương đương cấp sở là các Ban, gồm: Ban Quản lý Khu di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa - Thái Nguyên; Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Thái Nguyên; Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng, Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên.

-Ở cấp huyện:

CQHCNN có thẩm quyền chung là UBND cấp huyện, gồm 9 cơ quan: UBND thành phố Thái Nguyên, UBND huyện Đồng Hỷ, UBND huyện Phú Lương, UBND huyện Phú Bình, UBND huyện Định Hóa, UBND huyện Võ Nhai, UBND Huyện Đại Từ, UBND thị xã Phổ Yên, UBND thành phố Sông Công.

CQHCNN có thẩm quyền chun mơn được tổ chức theo Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh. Mỗi đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh được bố trí thống nhất hệ

thống CQHCNN gồm: Phịng Nội vụ, Phịng Tư pháp, Phịng Tài chính – Kế hoạch, Phịng Tài Ngun và Mơi trường, Phòng Y tế, Thanh tra huyện, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Ngồi ra, tùy tính chất của đơn vị hành chính mà bố trí các CQHCNN có thẩm quyền chun mơn phù hợp, gồm: Phịng Kinh tế, Phịng Quản lý đơ Thị (Tại 2 thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công); Phịng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn, Phịng Kinh tế và hạ tầng, Phòng Dân tộc (tại 7 đơn vị hành chính cấp huyện cịn lại).

-Ở cấp xã:

CQHCNN cấp xã là UBND cấp xã. Tính đến năm 2020, hiện trên địa bàn tỉnh có 180 CQHCNN là UBND cấp xã tại các xã. phường, thị trấn. Nếu khơng có gì thay đổi, khi Đề án “Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2021” được Chính phủ phê duyệt và thực hiện, sẽ có 4 đơn vị hành chính cấp xã vào diện xắp xếp lại; số lượng đầu mối đơn vị cấp xã sẽ giảm 2, tương ứng với số CQHCNN là UBND cấp xã trên địa bản tỉnh sẽ giảm 2, còn 178 cơ quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành chính nhà nước tù thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)