7. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về côngtác PCTN
1.2.1.1. Bài học kinh nghiệm của tỉnh Cao Bằng
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của cơng tác phịng chống tham nhũng, trong năm qua, Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng; đẩy mạnh cải cách hành chính; cơng khai, minh bạch trong cơng tác hoạt động của các cơ quan, đơn vị; thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong công tác mua sắm, đấu thầu, sử dụng ngân sách, tài sản; công khai, minh bạch trong công tác tuyển dụng, đề bạt, luân chuyển, thi đua, khen thưởng và thực hiện chế độ; chính sách… đặc biệt là cơng tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường đã góp phần tích cực làm chuyển biến nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, đơn vị và cán bộ, đảng viên, nhân dân trong cơng tác phịng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh.
Các hành vi tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ vẫn còn tiềm ẩn xảy ra ở nhiều lĩnh vực như: Đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, thương mại, tài chính…với những nguyên nhân chủ yếu do công tác quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực vẫn còn sơ hở, lỏng lẻo; thủ
tục hành chính cịn rườm rà, phức tạp. Cải cách hành chính chưa chú trọng đúng mức về đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức, thái độ phục vụ.
Thêm vào đó, một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quan tâm giải quyết đơn thư tố cáo của công dân liên quan đến tham nhũng và hành vi có liên quan tham nhũng; chưa chủ động thực hiện kiểm tra, thanh tra phịng, chống tham nhũng. Cũng như cơng tác thanh tra, kiểm tra công vụ đối với các cơ quan hành chính nhà nước chưa được tiến hành thường xuyên nên tình hình vi phạm (nhũng nhiễu, vòi vĩnh, …) trong giải quyết công việc liên quan đến công dân và doanh nghiệp vẫn chưa được khắc phục triệt để.
Đáng nói hơn, công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở một số đơn vị, cơ sở chưa đạt yêu cầu, chất lượng kiểm tra, thanh tra chưa sâu; khả năng tự phát hiện tham nhũng trong đơn vị chưa cao.
1.2.1.2. Bài học kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên
Qua hai năm thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện và xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ thu hồi tài sản các vụ án tham nhũng đã tăng so với trước đây, trong đó tỷ lệ thu hồi tài sản qua hoạt động điều tra là 69,1% và qua công tác thi hành án là 27,19%. Cơ quan điều tra của Công an tỉnh và Công an cấp huyện đã khởi tố điều tra, giải quyết 196 vụ với 313 bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, kết luận điều tra, đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân truy tố 157 vụ với 250 bị can. Các cơ quan chức năng đã khởi tố điều tra 30 vụ án tham nhũng với 59 bị can, kết thúc điều tra chuyển Viện Kiểm sát truy tố 24 vụ với 44 bị can, trong đó 25 vụ phải thu hồi tài sản, tài sản đã thu hồi là hơn 9,5 tỷ đồng trên tổng số hơn 30 tỷ đồng. 165 vụ an kinh tế đã được khởi tố với 253 bị can, kết thúc điều tra, chuyển Viện
Kiểm sát truy tố 133 vụ với 206 bị can, thu hồi hơn 2,9 tỷ đồng trên tổng số hơn 6,8 tỷ đồng phải thu hồi...
Nhìn chung, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên đã kịp thời triển khai, kiểm tra, giám sát các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng, trong đó có nội dung về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế. Các cơ quan chức năng đã tích cực tổ chức thi hành án để thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ việc có điều kiện thi hành án đạt tới 89,6%.
Tuy vậy, trong cơng tác thu hồi tài sản thất thốt, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế ở Thái Nguyên còn một số hạn chế: tỷ lệ thu hồi vẫn thấp so với số tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát, trong giai đoạn thi hành án mới đạt tỷ lệ 21% số tiền phải thu hồi và trong giai đoạn điều tra đạt tỷ lệ 31,68% số tài sản thất thoát trong các vụ án tham nhũng, đạt 42,4% số tài sản thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế, cơ quan tiến hành tố tụng mới quan tâm tới việc điều tra, xác minh làm rõ hành vi phạm tội của các bị can, bị cáo mà chưa chủ động, xác minh truy tìm tài sản bị thất thoát, tài sản thuộc quyền sở hữu của bị can, bị cáo để thu giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản phục vụ cho việc thi hành án...