7. Kết cấu của luận văn
3.2. Giải pháp về côngtác quản lý nhà nướcvề PCTN tại tỉnh Bắc Kạn
3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát và thanh tra nhằm phát hiện tham nhũng
* Tăng cường kiểm tra hành chính
Về lý thuyết, để chống tham nhũng có hiệu quả, trước hết các cơ quan hành chính nhà nước phải thường xuyên tiến hành kiểm tra hành chính ngay trong chính cơ quan của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, cơng tác kiểm tra hành chính ở các cơ quan hành chính tỉnh Bắc Kạn thời gian qua có hiệu quả rất thấp nên tác dụng chống tham nhũng chưa cao. Để tăng cường tác động chống tham nhũng của kiểm tra hành chính, thời gian tới tỉnh Bắc Kạn cần thực hiện các giải pháp sau:
- Lựa chọn người có kỹ năng, bản lĩnh và điều kiện thực hiện chức năng kiểm tra trong các cơ quan hành chính nhà nước. Lâu nay cán bộ kiểm tra thường bị coi nhẹ do tính chất va chạm, phức tạp và tiền lương thấp của nó. Người làm chức năng kiểm tra trong các cơ quan hành chính thường nể nang, ngại va chạm hoặc hèn nhát, sợ bị trả thù nên tiến hành kiểm tra một cách chiếu lệ, không trung thực, khơng sâu sát. Cần thay đổi tình trạng này bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của kiểm tra, tìm cơ chế để cán bộ kiểm tra có thu nhập ngang với mức trung bình cao của cơ quan và thiết kế cơ chế bảo vệ họ. Đi đôi với các chính sách đó cũng quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của người làm nhiệm vụ kiểm tra, nghiêm khắc xử lý cán bộ vi phạm nguyên tắc trung thực, khách quan, kịp thời trong kiểm tra.
- Trao quyền đủ lớn cho cán bộ kiểm tra để họ có thể đình chỉ văn bản của bên bị kiểm tra cho đến khi cơ quan có thẩm quyền kết luận về tính hợp pháp của văn bản đó; áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định theo quy định của pháp luật; yêu cầu lãnh đạo cơ quan bị kiểm tra cung cấp thơng tin, văn bản và giải trình; tập hợp các nhà chuyên môn tham gia vào hoạt động kiểm tra.
- Tích cực và khẩn trương xử lý các kiến nghị của người kiểm tra để kích thích tinh thần tự giác tuân thủ của công chức, đồng thời tăng uy quyền thực tế cho hoạt động kiểm tra.
- Xây dựng quy trình kiểm tra nhằm chống các hành vi tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước. Trước hết, quy định các bước thực hiện kiểm tra khi có dấu hiệu và thơng tin nội bộ về các hành vi mang tính vụ lợi cá nhân. Thứ hai, quy định quy trình kiểm tra khi thấy việc chi tiêu và sử dụng tài sản cơng có dấu hiệu lãng phí và bất hợp lý. Thứ ba, quy trình kiểm tra khi có dư luận của quần chúng nhân dân phản ánh cán bộ công chức chi tiêu, mua sắm một cách khơng bình thường so với mức thu nhập thực tế của họ. Thứ tư, quy trình kiểm tra khi thấy cán bộ, công chức sử dụng tài sản khơng rõ nguồn gốc.
Vì phần lớn những người thực hiện hành vi tham nhũng là những người có trình độ cao, có hiểu biết về pháp luật và có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, vì vậy các hành vi tham nhũng của họ được ngụy trang và che đậy rất khéo léo tinh vi. Vì vậy cần nghiên cứuđể tìm ra các biện pháp kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng của công chức nhà nước trong các tình huống điển hình để hướng dẫn cho người làm chức năng kiểm tra.
Ngoài ra, số đông cán bộ công chức là đảng viên nên việc kiểm tra để phát hiện các hành vi tham nhũng không thể thiếu cơ quan kiểm tra đảng vào cuộc. Đối với những thông tin phản ánh các hành vi tham nhũng qua con đường tố cáo (kể cả nặc danh) thì Ủy ban Kiểm tra đảng cần kết hợp với chủ
thể quản lý hành chính để tiến hành kiểm tra và tìm ra sự thật để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm chặn đứng hành vi tham nhũng của công chức và chuyển qua giai đoạn thanh tra và điều tra để xử lý hành chính hoặc truy tố trước pháp luật.
* Nâng cao chất lượng giám sát hành chính
Để giám sát nhằm chống các hành vi tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước, trước hết phải thực hiện giám sát hành chính ngay trong cơ quan của mình. Phải chỉ đạo hoạt động giám sát thực hiện đúng nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra và xem xét hành vi của công chức nhà nước được giao thẩm quyền đối với đối tượng (tổ chức, cá nhân) để kiểm soát hoạt động của họ, buộc họ chịu sự giám sát của cơ quan để đi đúng quỹ đạo.
Vì vậy, hoạt động giám sát chính là hoạt động tất yếu khách quan nhằm hạn chế các hiện tượng vi phạm pháp luật của đối tượng và những căn bệnh cửa quyền đặc lợi vốn thường xuất hiện trong cơ quan hành chính nhà nước.
Để nâng cao chất lượng giám sát nhằm phòng, chống tham nhũng cần củng cố sức mạnh của cơ quan chỉ đạo chống tham nhũng và các cơ quan giám sát trong bộ máy nhà nước cấp tỉnh. Cơ quan phòng, chống tham nhũng có nhiệm vụ chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đơn đốc hoạt động phịng, chống tham nhũng trên phạm vi địa phương.
Đồng thời nâng cao vai trò giám sát nhằm phòng, chống tham nhũng của các tổ chức chính trị, xã hội và dân cư, trong đó các Ban chỉ đạo thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác nhau làm nhiệm vụ hạt nhân phối hợp. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nâng cao trách nhiệm giám sát cơng tác phịng, chống tham nhũng tại địa phương. Đoàn đại biểuQuốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phịng, chống tham nhũng theo lĩnh vực mình phụ trách.
Ở nước ta, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra ngành và Thanh tra các địa phương khơng có chức năng truy tố các hành vi về tham nhũng. Công tác thanh tra dừng lại ở khâu phát hiện ra hành vi tham nhũng của đối tượng thanh tra và chuyển vụ việc qua cơ quan điều tra của cơ quan Công an để truy tố trước pháp luật. Mặc dù có quyền lực hạn chế như vậy, nhưng nếu làm tốt nhiệm vụ thanh tra thì nạn tham nhũng sẽ hạn chế rất nhiều. Để thanh tra làm được sứ mệnh của mình trong chống tham nhũng, tỉnh Bắc Kạn cần thực thi các giải pháp sau:
- Tiến hành thanh tra trung thực, khéo léo và phản ánh khách quan kết quả thanh tra.
- Nỗ lực thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Tổ chức thanh tra khẩn trương, trung thực các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thuộc thẩm quyền.
- Tiếp nhận và thu thập thơng tin về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; xây dựng cơ sở dữ liệu thơng tin về phịng chống tham nhũng.
Cơng tác thanh tra trong hành chính cấp tỉnh nhằm chống tham nhũng cần có cơ quan chuyên trách, dù chỉ là bộ phận nghiệp vụ nằm trong Thanh tra nhà nước cấp tỉnh. Do tính chất gay go, phức tạp và đụng chạm của thanh tra chống tham nhũng nên cần có chính sách hỗ trợ riêng cho số cán bộ làm việc này.
- Phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân và có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình và các cơ quan nước và cán bộ, công chức nhà nước, tích cực phát hiện và tố cáo những hành vi và biểu hiện tham nhũng. Cần tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Đó là những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống đồng bộ để ngăn ngừa tham nhũng. Đấu tranh chống tham nhũng là cuộc đấu tranh lâu dài và phức tạp cho nên càng cần có sự tham gia tích cực của quần chúng
nhân dân. Nó thể hiện ở việc nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của bộ máy nhà nước và các cán bộ công chức nhà nước một cách trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức đồn thể của mình qua hoạt động của các Ban Thanh tra nhân dân được tổ chức ở cơ sở. Giám sát của nhân dân là giám sát thường xun và đơng đảo nhất vì vậy cần tạo ra cơ chế để nhân dân thực hiện tốt nhất quyền giám sát của mình và để các cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tốt nhất, nhanh nhất và xử lý có hiệu quả nhất ý kiến phản ánh của người dân đối với hoạt động công vụ cũng như những biểu hiện vi phạm của các cán bộ, công chức nhà nước. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tiếp nhận và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân chính là để thực hiện quyền giám sát của nhân dân góp phần phịng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với nạn tham nhũng.