7. Kết cấu của luận văn
2.1. Khái quát về cơ quan QLNN về côngtác PCTN tại tỉnh Bắc Kạn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên 4.868,41 Km2 nằm sâu trong nội địa vùng Đơng Bắc. Phía Đơng giáp Lạng Sơn, Phía Tây giáp Tuyên Quang, phía Nam giáp Thái Nguyên, Phía Bắc giáp Cao Bằng. Tỉnh có vị trí quan trọng cả về mặt kinh tế và quốc phịng.
Bắc Kạn cách Hà Nội hơn 160km, có tuyến Quốc lộ 3 chạy qua, nối liền với tỉnh Cao Bằng và Thái Nguyên, nhánh quốc lộ 3B nối liền với tỉnh Lạng Sơn và Quốc lộ 279 nối liền với tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Lạng Sơn. Thị xã Bắc Kạn là thung lũng lòng chảo nằm theo hai bờ sơng Cầu xung quanh đều có các dãy núi bao bọc, hướng dốc từ Tây sang Đông. Độ cao trung bình từ 150 đến 200m.
Có thể thấy rằng, với vị trí tiếp giáp với nhiều tỉnh, thành phố như vậy của tỉnh Bắc Kạn đã có những thuận lợi cho việc tổ chức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra giữa cơ quan Thanh tra tỉnh Bắc Kạn với các cơ quan Thanh tra của tỉnh bạn. Tuy nhiên, do địa hình vùng núi chia cắt, phức tạp, sâu trong nội địa nên cũng gây khơng ít những khó khăn cho giao thơng đi lại của tỉnh, nhất là ở các huyện, xã vùng sâu, vùng xa, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả thanh tra khi tiến hành hoạt động thanh tra ở những địa bàn này.
Nhờ có thiên nhiên ưu ái, tỉnh Bắc Kạn có nhiều tiềm năng để phát triển nhiều ngành công nghiệp như: Công nghiệp khai thác lâm sản, khai thác khống sản…Ngồi ra trên địa bàn tỉnh cịn có nhiều tiềm năng về phát triển thủy điện như có hệ thống sơng hồ dày đặc, trữ lượng nước lớn, gắn với đó là đa rạng sinh học, là những phong cảnh đẹp để để phát triển du lịch như Vườn Quốc gia Ba Bể ( Hồ Ba Bể); Vườn Quốc gia Kim Hỷ và các di tích lịch sử Nà Tu, Chiến thắng Phủ Thơng…
Dân số tồn tỉnh Bắc Kạn có 294.660 người gồm 07 dân tộc anh em cùng sinh sống chủ yếu là các dân tộc thiểu số như người Tày chiếm 54%; người Dao chiểm 16,8%; người Kinh chiếm 14%; người Nùng chiểm 9%; người Mông chiếm 5,5%; người Hoa chiếm 0,4%; người Sán chay chiểm 0,3%. Điều này đã làm nên sự đa dạng trong văn hóa của nhân dân các dân tộc của tỉnh. Tuy nhiên cũng đem lại khơng ít khó khăn. Do nhận thức của người dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế do vậy việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng còn gặp rất nhiều khó khăn và hiệu quả thấp. Do đó đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến cơ quan nhà nước khơng đúng thẩm quyền cịn diễn ra thường xuyên, đây cũng chính là hạn chế do tính đặc thù của tỉnh miền núi mang lại.
Tỉnh Bắc Kạn được tái thành lập từ tháng 01/1997, điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế hạ tầng của toàn tỉnh lúc bấy giờ vơ cùng khó khăn, trình độ dân trí thấp. Sau gần 20 năm đổi mới xây dựng và phát triển, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, giao thông nông thôn được đầu tư, xây dựng mở rộng và phát triển; tốc độ đơ thị hóa ngày càng cao, tăng trưởng kinh tế bình trong giai đoạn 2011-2013 ước đạt 12,3%, trong đó: khu vực nơng, lâm, ngư nghiệp tăng 9,1%; khu vực công nghiệp - XDCB tăng 11,21%; khu
vực dịch vụ tăng 15,67%; Tổng giá trị gia tăng (theo giá hiện hành) năm 2013 ước đạt 6.276 tỷ đồng, tăng 2.734 tỷ đồng so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 20,4 triệu đồng, tăng 8,5 triệu đồng so với năm 2010.
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, ngày 11/3/2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH13 về việc thành lập các phường Xuất Hóa, Huyền Tụng và TP Bắc Kạn thuộc tỉnh Bắc Kạn. Đây vừa là thời cơ, đồng thời cũng là thách thức lớn của tỉnh Bắc Kạn nói chung, cũng như đối với hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh nói riêng. Do đó, với vị trí, chức năng là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thì vai trị của cơ quan Thanh tra tỉnh lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Thanh tra tỉnh góp phần phát hiện những sai phạm trong cơ chế, chính sách để từ đó khắc phục kịp thời, hồn thiện và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của cơ quan nhà nước.