7. Bố cục luận văn
1.1. Tổng quan về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.1.2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1.1.2.1. Khái niệm dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa
Trong các hình thái nhà nước được hình thành từ thời cổ đại: hình thái nhà nước chiếm hữu nơ lệ, hình thái nhà nước phong kiến, hình thái nhà nước tư sản thì “dân chủ” được thực hiện cho giai cấp thống trị. Thời kì thượng cổ có nhà nước dân chủ đầu tiên trong lịch sử loài người đó là nhà nước ở bang Anthena của Hy Lạp, nhừng nhà nước này vẫn không được coi là dân chủ thực sự vì quyền bầu cử, quyết định chỉ thuộc về một bộ phận trong xã hội. Nó giới hạn người đi bầu cử là nữ giới và dân nô lệ.Thời kì phong kiến ở các nước phương Đơng, vua nắm quyền tối cao nhưng mọi vấn đề quan trọng của quốc gia nhà vua đem ra bàn luận với quần thần. Sau quá trình thảo luận, nhà vua sẽ là người ra quyết định dựa trên ý kiến của các quan. Các nghị viện trong nền dân chủ hiện đại chỉ khác nhau ở chỗ nhà vua có quyền quyết định tối hậu còn nghị viện ban hành luật pháp dựa trên ý kiến của đa số. Ngồi ra cịn có Ngự sử đài có chức năng can gián những việc khơng đúng hoặc chưa
tốt của vua và quan lại. Đây cũng là một định chế làm tăng tính dân chủ của bộ máy nhà nước phong kiến phương Đông.
Xây dựng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đảng ta đặt giá trịcốt lõicủa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa: bản chất và vai trò của nền dân
chủ trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thời đại và thực tiễn Việt Nam. Luận điểm này là nền tảng cơ bản đặt cơ sở cho mọi chủ trương đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn cụ thể thực tiễn. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011” viết: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước”. Dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện ở các đặc điểm sau:
Thứ nhất, dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện khi cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giành được chính quyền và ngày càng phát huy trong quá trình xây dựng xã hội mới;
Thứ hai, dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo;
Thứ ba, dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ của đa số, của người lao động, vì đa số và người lao động, không phải của thiểu số bóc lột, đặc quyền, đặc lợi;
Thứ tư, dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ, mà ở đó, nhân dân
lao động làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, được pháp luật bảo đảm;
Thứ năm, dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện bằng hệ thống tổ chức thể hiện quyền lực chính trị - xã hội của nhân dân, tập trung và thông qua nhà nước;
Thứ sáu, không ngừng mở rộng dân chủ gắn với tăng cường kỷ cương,
pháp luật là quy luật cơ bản của sự phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa.[17] V.I.Lênin từng khẳng định: Đó là chế độ dân chủ “gấp triệu lần” hơn bất cứ chế độ dân chủ nào trong lịch sử.Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước nền dân chủ của đa số, của nhân dân lao động. Người dân là người trực tiếp quyết định mọi vấn đề của đất nước, quyền làm chủ của nhân dân được đảm bảo trên thực tế của nhân dân trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tinh thần; phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và thông qua Nhà nước xã hội chủ nghĩa triển khai thực hiện. Quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện trong các cụ thể văn bản Hiến pháp, pháp luật, và ngày càng được thể hiện trong các hoạt động cụ thể trong đời sống hàng ngày của nhân dân.
1.1.2.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong thời kì Đổi mới
Thực hiện dân chủ trong đời sống xã hội là một việc quan trọng để xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chỉ có thể thực hiện dân chủ rộng rãi mới phát huy được sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc. Xuyên suốt hơn 30 năm đổi mới đất nước trong các kì Đại hội Đảng dân chủ ln được Đảng ta đề cập và có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế từng giai đoạn phát triển đất nước.
Phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đã được nêu rõ trong Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 28/11/1984 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Đây là văn bản pháp lí đầu tiên thể hiện tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ trong đời sống xã hội. Thể hiện nhận thức đúng đắn của Đảng về thực hiện dân chủ rộng rãi trong nhân dân là cơ sở cho việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng được thực hiện trong thực tiễn.
Xuất phát từ thực trạng yếu kém của hệ thống chính trị ở cơ sở và vấn đề mất dân chủ ở cơ sở diễn ra nghiêm trọng ở nhiều nơi, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước bị giảm sút, gây nên tình trạng mất an ninh và trật tự xã hội ở nhiều địa phương. Do đó, ngày 18-2-1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30/CT-TW về việc xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Đây là lần đầu tiên, Đảng ta có một văn bản riêng về vấn đề này. Việc ban hành Chỉ thị quan trọng này của Đảng chính là để tiếp tục mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý Nhà nước; thực hiện tốt phương châm "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" nhằm phát huy quyền làm chủ của dân, thu hút sự quan tâm của nhân dân trong việc quản lý, kiểm soát Nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức, lạm dụng quyền lực nhà nước để tham nhũng. Qua đó, nhằm xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; góp phần vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ thị đã nêu rõ nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở; mọi chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện trực tiếp tính phổ biến rộng rãi trong nhân dân của địa phương. Trên cơ sở đó,Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn sau đó được thay bằng Nghị định số 79/2003/NĐ-CP và nay đã được nâng lên thành Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn[7]
Việc Quốc hội ban hành pháp lệnh cho thấy việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là quan trọng, Pháp lệnh ra đời thể hiện việc thực hiện quy chế dân chủ phải được quy chuẩn mang tính đồng bộ, phổ biến rộng rãi đến toàn thể nhân dân các địa phương trong cả nước. Nội dung của Pháp lệnh là cơ sở cho việc
thu hút sự tham gia của nhân dân trong hoạt động quản lí nhà nước, và chống tham nhũng trong mọi hoạt động của bộ máy nhà nước.