7. Bố cục luận văn
1.3. Sự cần thiết của thực hiệnquy chế dân chủ cơ sở ở cấp xã
Ngay sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí đã khẳng định rõ quan điểm về dân chủ trong việc xây dựng Nhà nước Việt Nam là:
"Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân".[24.tr 698].
Đồng thời, Người ln đề cao vai trị quyết định của nhân dân đối với vận mệnh của đất nước, bởi dân là gốc của nước, của cách mạng. Người khẳng định: "Cho nên việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt. Các đồng chí ở Quảng Bình nói rất đúng:
“Dễ mười lần khơng dân cũng chịu,
Khó trăm lần dân liệu cũng xong".[23. tr 212]
Lời dạy của Người "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng" bởi vì cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam là cuộc đấu tranh giành độc lập chủ quyền, giành lại quyền tự quyết của dân tộc. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa từ bản Tun ngơn độc lâp của Hồ Chủ tịch cho đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay dù có thay đổi cách gọi tên nhưng Nhà nước XHCN Việt Nam là Nhà nước được thành lập bởi sự hi sinh của chính nhân dân, lập nên cũng vì độc lập, tự do của nhân dân. Vì vậy, hồn cảnh lịch sử thay đổi nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn giữ vững quan điểm xây dựng một Nhà nước dân chủ xuyên suốt những năm tháng giữ gìn độc lập và xây dựng đất nước.
Trước tình hình mất dân chủ diễn ra ở nhiều nơi trong hoạt động quản lí nhà nước làm giảm lịng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Chính phủ đã ban hành các chỉ thị, văn bản quy phạm pháp luật với phương châm cốt lõi là “Dân biết, dân bàn dân làm dân kiểm tra”. Trước khi Pháp lệnh ra đời thì QCDC mới chỉ được đề cập trong nội dung văn kiện Đại hội Đảng , Ngày 18-2-1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30 CT-TW về việc xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Việc ban hành Chỉ thị quan trọng này chính là để tiếp tục mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,thu hút nhân dân tham gia quản lý, kiểm soát Nhà nước, khắc phục tình trạng quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng. Đến năm 2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nâng lên thành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cấp xã, phường, thị trấn (Pháp lệnh số 34/2007/UBTVQH 11).Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) viết: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu,vừa là động lực của
sự phát triển đất nước”.Luận điểm cơ bản này của Đảng là luận điểm "gốc" khẳng định những vấn đề chủ yếu nhất, cốt lõi nhất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa: bản chất và vai trò của nền dân chủ ấy; trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thời đại và thực tiễn Việt Nam. Năm 2013, Hiến pháp mới của nước ta được ban hành trên cơ sở lấy ý kiến đóng góp của toàn dân, bản Hiến pháp thể hiện sự đoàn kết, trí tuệ của tồn thể nhân dân Việt Nam. Trong đó, Điều 6 Hiến pháp quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan Nhà nước”.[40]