7. Bố cục luận văn
1.2. Khái niệm, đặc trưng cấp xã
1.2.1. Khái niệm cấp xã
Tổ chức hành chính địa phương ở Việt Nam là hệ thống tổ chức hành chính địa phương theo thứ bậc, tổ chức hành chính cấp cao hơn là cấp trên của tổ chức hành chính cấp dưới. Tính thứ bậc thể hiện các cơ quan hành chính cấp dưới phải tuân thủ, chấp hành quyết định của cơ quan các cơ quan hành chính cấp trên. Hệ thống tổ chức hành chính địa phương ở Việt Nam gồm 3 bậc: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Cấp tỉnh là cơ quan cấp trên (trực tiếp) của cấp huyện; cấp huyện là cơ quan cấp trên(trực tiếp) của cấp xã.[33,tr 382]
Thuật ngữ đơn vị hành chính cấp xã khi được dùng để chỉ tồn bộ cấpđơn vị hành chính thấp nhất của Việt Nam, cấp xã là tên gọi chung của xã, phường và thị trấn.Một xã bao gồm nhiều thơn (hoặc ấp, xóm, làng, bản) hợp thành. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, các đơn vị nhỏ hợp thành một xã không được coi là thuộc vào một cấp đơn vị hành chính chính thức nào của Nhà nước Việt Nam. Tính đến ngày 12 tháng 4 năm 2018, Việt Nam có 11.162 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 1.594 phường, 606 thị trấn và 8962 xã, trong đó có 336 xã thuộc các thành phố trực thuộc tỉnh, 299 xã thuộc các thị xã và 8336 xã thuộc các huyện.[44]
Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì chính quyền địa phương ở xã gồm Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụtổ chức và bảo đảm thực thi Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã.
Hội đồng nhân dân cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước cấp xã, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân và do nhân dân
tại xã, thị trấn bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp huyện.
Ủy ban nhân dân xã do HĐND cấp xã bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cấp xã và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến Pháp, Luật các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cấp xã nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh, thực hiện cách chính sách khác trên địa bàn.[41]
Chính quyền địa phương ở xã là cơ quan Nhà nước gần dân nhất, nắm bắt được tình hình thực tế đời sống của nhân dân, ra các quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.
1.2.2. Đặc trưng của cấp xã
Ở Việt Nam, cấp xã là đơn vị hành chính cơ sở dưới cấp huyện. Ở ngoại thị thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã thì gọi là xã, ở nội thị thì gọi là phường; ở các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì gọi là phường; ở các huyện thì gọi là xã hoặc thị trấn. Cấp xã ở Việt Nam có những đặc điểm sau:
Là đơn vị hành chính cấp thấp nhất, cấu thành lên nhà nước; Là đơn vị hành chính được quy định bởi pháp luật, có hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước, khơng mang tính cố kết cộng đồng nhỏ lẻ, khơng có yếu tố phong tục tập quán và yếu tố vùng miền.
Như vậy, đơn vị hành chính cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền nhà nước và là cầu nối giữa nhân dân và chính quyền địa phương cấp trên.