Các yếu tố ảnh hưởng đến giảiquyết khiếu nại về đất đai

Một phần của tài liệu Luận văn giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 34 - 39)

1.3.1. Yếu tố chính trị

Điều kiện chính trị là một trong những yếu tố quan trọng nhất để hoạt động thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật khiếu nại về đất đai nói riêng đạt hiệu quả. Nếu tình hình chính trị trong nước ổn định thì Đảng và Nhà nước có nhiều thời gian để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng. Ngược lại, nếu tình hình chính trị trong nước thiếu ổn định, đường lối, quan điểm của Đảng về chính sách đất đai thiếu nhất quán,

thiếu minh bạch, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai. Hiện nay, các điều kiện trong xã hội đã được bình đẳng về mọi mặt; hệ thống chính trị ngày càng được củng cố và phát triển, nhất là sự khẳng định nhất quán xuyên suốt về chính sách đất đai trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước của Đảng đã được thể chế hóa vào Hiến pháp và pháp luật là yếu tố luôn hậu thuẫn tích cực, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả cho hoạt động thực hiện pháp luật, trong đó có cơng tác giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Ngoài ra, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương trong công tác chỉ đạo, đôn đốc, công tác tổ chức cán bộ, chuẩn bị cơ sở vật chất, kiểm tra, xem xét, đánh giá kết quả giải quyết khiếu nại sẽ có tác động tích cực đến kết quả giải quyết khiếu nại, trong đó có khiếu nại về đất đai.

1.3.2. Yếu tố hệ thống văn bản pháp luật

Tại khoản 1, Điều 8, Hiến pháp 2013 quy định “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” [23, tr. 8]. Do vậy, .yếu tố hệ thống văn bản pháp luật chính là căn cứ và tiền đề pháp lý cho hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai. Hệ thống pháp luật về quản lý đất đai, về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai đồng bộ, thống nhất, đầy đủ sẽ là điều kiện tiên quyết, thuận lợi, quyết định hiệu quả của hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai. Trong thực tiễn, những bất cập trong pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại chính là một trong những nguyên nhân phát sinh khiếu nại và ảnh hưởng đến chất lượng công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trong thời gian qua.

Yếu tố kinh tế giữ vai trò quan trọng và tác động trực tiếp đến q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật. Một nền kinh tế phát triển năng động, bền vững, ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi quan trọng tác động tích cực tới việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, trong đó có pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai. Việc đầu tư tài chính, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai là một trong những tiêu chí đánh giá, phản ánh hiệu quả của việc giải quyết khiếu nại về đất đai.

1.3.4. Yếu tố đội ngũ nhân sự làm công tác giải quyết khiếu nại về đất đai

Giải quyết khiếu nại thực chất là hoạt động áp dụng pháp luật, do vậy, chất lượng, hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai phụ thuộc vào trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, ý chí chủ quan của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác này. Nếu năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại về đất đai cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, khách quan thì sẽ là điều kiện để họ phân tích đúng tình huống pháp luật, lựa chọn, phù hợp quy phạm pháp luật để áp dụng cho tình huống pháp luật đó, chắc chắn hiệu quả giải quyết việc khiếu nại về đất đai sẽ cao. Ngược lại, nếu năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại về đất đai thấp, có phẩm chất đạo đức khơng tốt, thiếu tinh thần trách nhiệm, khơng khách quan thì họ khó có thể phân tích tình huống đúng pháp luật, khó có thể lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng cho tình huống pháp luật đó, chắc chắn hiệu quả giải quyết việc khiếu nại về đất đai sẽ đạt hiệu quả khơng cao.

1.3.5. Yếu tố trình độ dân trí của người dân

Trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai. Nếu trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân cao sẽ giúp họ nhận thức đúng, đầy đủ các quy định

của pháp luật, thấy được các quyết định hành chính, hành vi hành chính có đúng pháp luật hay không. Khi cần sử dụng đến quyền khiếu nại, họ sẽ thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người kiếu nại về đất đai, về trình tự và thủ tục khiếu nại. Ngược lại, nếu trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân hạn chế là một trong những trở ngại để người dân thực hiện quyền khiếu nại của mình. Khi có khiếu nại và được cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng quy định của pháp luật nhưng họ cho rằng giải quyết như vậy là chưa đúng pháp luật rồi họ tiếp tục gửi đơn khiếu nại. Điều đó gây mất thời gian, cơng sức của cơ quan nhà nước trong giải quyết khiếu nại về đất đai của họ, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại.

1.3.6. Yếu tố phong tục tập quán

Tập quán là một loại quy phạm xã hội mang tính đạo đức, là phương thức xử sự và hành động được hình thành và tồn tại trong một cộng đồng dân cư nhất định, biện pháp bảo đảm thực hiện chủ yếu là sức mạnh của dư luận xã hội. Tập qn ln có sự tác động nhất định tới việc xây dựng, thực hiện, bảo vệ pháp luật, nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của pháp luật ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Những phong tục tập quán tích cực phù hợp với ý chí nhà nước thì sẽ được nhà nước bảo đảm và thừa nhận trở thành quy phạm pháp luật, còn những phong tục tập quán nào trái với ý chí nhà nước sẽ có biện pháp để loại bỏ dần những tập quán lạc hậu, phản khoa học.

Tiểu kết Chương 1

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Khiếu nại nói chung và khiếu nại về đất đai nói riêng là một trong những công cụ pháp lý để người dân thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, là cơ sở pháp lý cần thiết để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước,

đồng thời cũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Vì hoạt động khiếu nại có mục đích nhằm chấm dứt hành vi vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phục hồi các quyền và lợi ích bị xâm phạm của người dân, xử lý đúng pháp luật của cá nhân, tổ chức đã vi phạm, củng cố kỷ luật kỷ cương trong quản lý hành chính nhà nước. Do vậy, hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai phải tuân thủ theo các nguyên tắc, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Những vấn đề được nêu ra và phân tích ở chương này là cơ sở lý luận chung cho việc tìm hiểu, phân tích hệ thống các văn bản pháp luật về khiếu nại, khiếu nại về đất đai; đánh giá các kết quả đạt được do việc điều chỉnh các văn bản pháp luật về khiếu nại, đất đai.

Việc trang bị một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất, chặt chẽ về khiếu nại và giải quyết khiếu nại là nền tảng, cơ sở pháp lý cho công tác giải quyết khiếu nại đất đai của công dân hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế, đặc điểm dân cư tác động đến giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu Luận văn giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)