Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế, đặc điểm dân cư tác động đến giả

Một phần của tài liệu Luận văn giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 39 - 43)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Phú Hòa được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính Thị xã Tuy Hịa theo Nghị định 15/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ; chính thức đi vào hoạt động ngày 04 tháng 3 năm 2002. Trung tâm huyện lỵ Phú Hòa nằm về phía tả ngạn sơng Ba, cách thành phố Tuy Hịa (trung tâm hành chính, kinh tế của tỉnh Phú Yên) khoảng 12,5 km về phía Tây.

Tọa độ địa lý: Từ 13005’ đến 13009’ vĩ độ Bắc, từ 109016’ đến 109020’ kinh độ Đơng. Ranh giới: phía Đơng giáp thành phố Tuy Hịa, phía Nam giáp huyện Tây Hịa và huyện Đơng Hịa, phía Tây giáp huyện Sơn Hịa, phía Bắc giáp huyện Tuy An.

Huyện Phú Hịa có diện tích tự nhiên 264,2 km2; có 9 đơn vị hành chính cấp xã gồm: xã Hòa Trị, xã Hòa Thắng, xã Hòa An, xã Hòa Quang Bắc, xã Hòa Quang Nam, xã Hòa Định Đơng, xã Hịa Định Tây, xã Hòa Hội và Thị trấn Phú Hịa; là cữa ngõ phía tây Thành phố Tuy Hịa, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Phú Yên; có tuyến Quốc lộ 1 chạy dài theo hướng Bắc Nam và Quốc lộ 25 chạy dài xuyên suốt từ Đông sang Tây nối Thành phố Tuy Hòa với Thị trấn Chư Sê tỉnh Gia Lai là đầu mối giao thông thuận lợi để huyện Phú Hòa giao lưu kinh tế, phát triển tiềm năng, thế mạnh kinh tế - xã hội cũng như tận dụng những ưu thế riêng để trao đổi, hợp tác với các huyện trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là khu vực Tây Ngun.

Huyện Phú Hịa vừa có địa hình đồng bằng, vừa có địa hình bán sơn địa với hướng thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, thể hiện rõ hai kiểu địa hình là đồng bằng và đồi núi. Vùng đồng bằng: Có diện tích khoảng 8.000ha (chiếm khoảng 30% diện tích tồn huyện), tập trung ở khu vực phía Đơng của huyện, khá bằng phẳng thuộc vùng châu thổ sông Ba. Vùng đồi núi: Địa hình đồi núi tập trung ở nửa phía Tây - Tây Bắc của huyện, chủ yếu là núi trung bình và núi thấp (độ cao trung bình dưới 300m), rải rác có các núi đơc̣ lập trên vùng đồng bằng như núi Sầm (xã Hòa Trị, cao 31m), núi Miếu (xã Hòa Quang Bắc, cao 56m), Gành Đá (xã Hịa Thắng). Cũng có một số núi khá cao như: Hòn La (cao 507,7m), Hòn Tượng (cao 494,8m), …

Huyện Phú Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, với đặc trưng của khí hậu vùng Nam Trung Bộ, đồng thời chịu ảnh hưởng của địa hình với các dãy núi phía Tây, thời tiết tương đối khắc nghiệt. Trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa nắng từ tháng 01 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Huyện Phú Hòa cũng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của bão và các đợt áp thấp nhiệt đới, đơi khi có các đợt nắng hạn khắc nghiệt, lũ lụt lớn, các đợt mưa dơng, lốc xốy và sương mù. Trong 02 năm gần đây, khí hậu của huyện Phú Hịa có nhiều hiện tượng dị thường như: trong suốt nhiều tháng liền khơng có mưa gây hạn kiệt nặng, nhiệt độ cao…

2.1.2. Điều kiện kinh tế

Tình hình kinh tế của huyện Phú Hịa tiếp tục ổn định và có một số mặt phát triển.Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 19,12%,Tổng thu ngân sách năm 2019 đạt 220 tỷ đồng; Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 12,8%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm - thủy sản. Năm 2019, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 54%, dịch vụ chiếm 29,8% và nông -

lâm - thủy sản chiếm 16,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt là 40,3 triệu đồng, tăng 8,8 triệu đồng so với năm 2018.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới, cả hệ thống chính trị đã tập trung với quyết tâm cao thực hiện đạt nhiều kết quả nổi bật, tạo nên những bước đột phá. Tổng vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện là 1.890 tỷ. Trong đó, giai đoạn 2016-2020 là gần 724 tỷ đồng. Phong trào bê tơng hóa giao thơng và nhiều mơ hình mới mang lại hiệu quả được triển khai nhân rộng, nhân dân tích cực hưởng ứng, tạo diện mạo vùng quê ngày càng thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt; an ninh trật tự ngày càng củng cố, tăng cường; hệ thống chính trị hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả. 100% xã đạt và giữ vững xã nông thôn mới, trong đó xã Hịa Quang Bắc được cơng nhận xã nông thôn mới nâng cao năm 2019 (tại Quyết định số 607/QĐ-UBND ngày 17/4/2020 của UBND tỉnh Phú n); huyện Phú Hịa được cơng nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019 (tại Quyết định số 1406/QĐ-TTg ngày 17/10/2019) và được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

2.1.3. Đặc điểm dân cư

Huyện Phú Hịa có diện tích tự nhiên là 264,2 km2, dân số 113.850 người, mật độ dân số là 431 người/km2. Trên địa bàn huyện Phú Hịa có 04 dân tộc tập trung sinh sống gồm Kinh, Chăm H’roi, Tày và Hoa. Chiếm số lượng đông nhất là dân tộc Kinh; dân tộc Chăm H’roi có 132 hộ với 434 khẩu, sống tập trung tại bn Hố Hầm, xã Hịa Hội; dân tộc Hoa và dân tộc Tày rất ít. Về tơn giáo, trên địa bàn huyện Phú Hịa có 04 tơn giáo: Phật giáo, Công giáo, Cao đài và Tin lành; tổng số có 32 chức sắc, với 3.463 tín đồ (cụ thể: Phật giáo có 26 cơ sở thờ tự, 22 chức sắc, 18 nhà tu hành và 2.061 tín đồ; Cơng giáo có 01 cơ sở thờ tự, 01 chức sắc, 19 chức việc và 757 tín đồ; Cao

đài có 04 cơ sở thờ tự, 08 chức sắc, 05 chức việc và 495 tín đồ; Tin lành có 03 điểm sinh hoạt tập trung, 01 chức sắc, 01 truyền đạo và 150 tín đồ).

2.1.4. Đánh giá tác động của kinh tế - xã hội đến hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên

Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phú Hịa có những chuyển biến tích cực. Thu nhập bình quân đầu người được nâng lên, đời sống vật chất, tinh thần người dân được cải thiện, trình độ dân trí của người dân cũng được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, nhìn chung tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chưa bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, quy mô kinh tế nhỏ lẻ, thiếu sức cạnh tranh; nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn còn thấp, thiếu ổn định, thu ngân sách chưa đảm bảo cho chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Trong những năm gần đây, dân số của tỉnh Phú Yên nói chung và huyện Phú Hịa nói riêng có biến động do tăng cơ học, điều này đã gây nên sức ép lớn cho Ủy ban nhân dân huyện về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề môi trường sinh thái.

Những thuận lợi về trình độ dân trí của người dân được nâng lên sẽ giúp việc nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật được tốt hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai cho các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, vấn đề dân số tăng nhanh gây sức ép trong việc giải quyết nhu cầu về đất ở, đất sản xuất và giải quyết vấn đề mơi trường sinh thái, những khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Hòa như vừa nêu trên dẫn đến việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn. Nguồn kinh phí bố trí cho cơng tác đào tao, bồi dưỡng cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai tại địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)