Quan điểm giảiquyết khiếu nại về đất đai

Một phần của tài liệu Luận văn giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 72)

3.1.1. Quan điểm của Đảng trong giải quyết khiếu nại về đất đai

Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, gắn với xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều bài viết, bài nói chỉ rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của cơng tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại của nhân dân, yêu cầu, các ngành, các cấp trong việc tiếp nhận, xử lý giải quyết các đơn thư của người dân. Các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, năm 2013 đều ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân và quy định việc khiếu nại, tố cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng, đúng quy định. Thể chế hóa quan điểm của Người, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luật để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại của công dân.

Trong lĩnh vực đất đai, trướ c tình hình khiếu kiên về đất đai khơng ngừ ng gia tăng và diễn biến phứ c tap, Bô ̣ chính tri,̣ Ban bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Thườ ng vu ̣Quốc hơi và Chính phủ đã tâp trung chỉ đao và ban hành nhiều văn bản để chỉ đao, xem xét, giải quyết khiếu naị, tố cáo của cơng dân. Nghi ̣quyết Trung ương 3 khố VIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước đều có nơi dung nhấn manh về công tác xem xét giải quyết khiếu naị, tố cáo trong lĩnh vực đất đai.

Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nhấn mạnh: “Các quan có thẩm quyền phải tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự; công bố công khai kết quả giải quyết”.

3.1.2. Quan điểm của Nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai

Xác định công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và cơng tác giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, từ đó Quốc hội, Chính Phủ có nhiều biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 23-11-2012, tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Nghị quyết số 39/2012/QH13 "Về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai" Nghị quyết đã chỉ rõ: “Thủ

trưởng các cơ quan hành chính nhà nước theo thẩm quyền chủ động xem xét từng vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trong phạm vi quản lý để giải quyết kịp thời, dứt điểm, công bố công khai kết quả giải quyết, không để khiếu kiện vượt cấp, diễn biến phức tạp, khiếu kiện đông người; chịu trách nhiệm về việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo,...”[33].

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, chỉ thị như: Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 14/5/2012 về chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và nhiều văn bản khác chỉ đạo công tác

giải quyết khiếu nại, tập trung vào các nội dung: Chấn chỉnh, xử lý những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về đất đai (như công tác quy hoạch sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cấp giấy chứng nhận QSDĐ,...); giải quyết kịp thời những vụ việc khiếu nại về đất đai ngay từ khi mới phát sinh, khơng để thành “điểm nóng”, gây phức tạp về an ninh, trật tự; tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong giải quyết khiếu nại, nhất là các vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp; tăng cường đối thoại, tiếp dân tại cơ sở, huy động cả hệ thống chính trị, phát huy vai trị của các đồn thể chính trị - xã hội trong việc giải quyết khiếu nại; rà soát, kiểm tra, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, tồn đọng, kéo dài và công khai kết quả giải quyết; tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận giải quyết tố cáo đã có hiệu lực pháp luật; bảo đảm quyền khiếu nại của công dân và ổn định chính trị - xã hội. Đặc biệt ngày 19 tháng 5 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị về cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo với lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 27 tỉnh, thành phố có các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp. Kết luận Hội nghị, nhấn mạnh tình hình khiếu kiện, tố cáo, nhất là khiếu kiện tố cáo đơng người cịn diễn biến phức tạp, Thủ tướng cho rằng một số cấp, nhất là cấp địa phương cịn lơ là, khơng thực hiện nghiêm túc việc đối thoại với người dân, đặc biệt là khơng nắm vững tình hình, bị động, còn chủ quan. Nhận thức của một số cán bộ còn mang nặng tư tưởng “đối đầu” với người dân mà chưa thấy trách nhiệm của mình. Một vấn đề nữa là đối tượng phản động lợi dụng tình hình để kích động người dân. Thủ tướng cũng cho rằng, công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực ở một số địa phương còn nhiều tồn tại, sơ hở, yếu kém, nhất là công tác quản lý sử dụng đất đai. Việc thực thi pháp luật chưa nghiêm. Cho rằng một số quy định của pháp luật cịn bất cập, khơng phù hợp với thực tiễn, nhất là trong lĩnh vực đất

đai, Thủ tướng nêu rõ trong phát triển kinh tế - xã hội thì cần hài hịa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người dân, khơng vì bên này mà bỏ qua lợi ích chính đáng của bên kia.

Có thể nói, tranh chấp, khiếu kiện đất đai đang là một thách thức đối với các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền. Đổi mới cơng tác giải quyết khiếu nại về đất đai, tiếp nhận ý kiến phản hồi từ tổ chức, cá nhân để hoàn thiện và xây dựng hệ thống quản lý đất đai (thể chế, bộ máy tổ chức), quan tâm thấu đáo lợi ích thiết thực của người dân để giải quyết khiếu nại về đất đai đạt hiệu quả cao, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là vấn đề cấp bách, là yêu cầu đang đặt ra hiện nay đối với các cơ quan hành chính nhà nước.

3.1.3. Quan điểm của tỉnh Phú Yên trong giải quyết khiếu nại về đất đai

Thời gian qua, tỉnh Phú Yên đã ban hành các chính sách thu hút đầu tư, hợp tác để khai thác các lợi thế của địa phương với nhiều dự án, như: hầm đường bộ Đèo Cả, đèo Cù Mông, khu đô thị Nam thành phố Tuy Hòa, dự án Nhà máy điện mặt trời, dự án Trang trại chăn ni bị sữa tập trung quy mô công nghệ cao… nên ảnh hưởng đến việc làm ăn, sinh sống của một bộ phận dân cư. Theo đó, dẫn đến số lượng đơn thư khiếu nại về đất đai của người dân cũng tăng lên so với thời gian trước đây. Khiếu nại về đất đai chủ yếu ở lĩnh vực như: việc cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích xây dựng các dự án phát triển kinh tế – xã hội, mở rộng các tuyến đường giao thông…Mặc dù các vụ việc khiếu nại về đất đai khơng có tính chất gay gắt, phức tạp theo tiêu chí của Thanh tra Chính phủ quy định nhưng vẫn xảy ra những vụ việc khiếu nại đông người và kéo dài. Việc khiếu nại đông người về cùng một vụ việc và khiếu nại nhiều lần đã gây áp lực đến công tác giải quyết khiếu nại ở các đơn vị, địa phương trên địa bàn Tỉnh.

Dự báo tình hình khiếu nại về đất đai của tỉnh Phú Yên trong thời gian tới có thể phát sinh tăng và chủ yếu vẫn là trên lĩnh vực đất đai, bồi thường, hỗ trợ tái định cư do các địa phương trong tỉnh đang và sẽ triển khai thực hiện nhiều dự án lớn cần phải giải phóng mặt bằng, thi cơng cơng trình, vì vậy sẽ tác động đến đời sống của một bộ phận dân cư.

Do đó, để giảm thiểu số vụ việc khiếu nại về đất đai, quan điểm của tỉnh Phú Yên trong chỉ đạo giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tập trung một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tập trung giải quyết dứt điểm đơn khiếu nại về đất đai của công dân đúng quy định pháp luật, tránh tình trạng đơn thư tồn đọng, gây bức xúc cho người dân, dẫn đến khiếu nại vượt cấp và tập trung đơng người khiếu kiện.

Thứ hai, trong q trình giải quyết khiếu nại về đất đai phải tuân thủ các nguyên tắc trong giải quyết khiếu nại, bảo đảm theo quy định pháp luật, bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.

Thứ ba, cần phải coi biện pháp đối thoại là ưu tiên hàng đầu trong giải

quyết khiếu nại về đất đai với người dân.

Thứ tư, nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân gắn với việc giải quyết khiếu nại nhất là khiếu nại về đất đai tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Với tình hình khiếu nại về đất đai xảy ra trên địa bàn tỉnh Phú Yên như hiện nay, địi hỏi chính quyền địa phương các cấp phải tiếp tục có sự đổi mới để khắc phục những bất cập trong hoạt động quản lý và điều hành, nhằm ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

3.2. Giải pháp giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên

Trên cơ sở tham khảo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước, kết hợp với kết quả nghiên cứu của đề tài này tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú n như sau:

3.2.1. Hồn thiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, về quản lý đất đai

Xuất phát từ những nghiên cứu toàn diện về hệ thống pháp luật, nhất là những bất cập của nó nhìn từ những yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền; có thể nhận diện được một số yêu cầu sau đây đối với việc xây dựng hệ thống pháp luật:

- Hồn thiện chính sách pháp luật về giải quyết khiếu nại:

+ Quá trình triển khai thực hiện Luật khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành để giải quyết các khiếu nại hành chính cho người dân cho thấy pháp luật về khiếu nại còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước cịn chưa đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch chưa tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại. Trong thực tế, cơ quan hành chính thụ lý, thẩm tra, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết một cách đơn phương, người khiếu nại hầu như ít có điều kiện tiếp cận các thơng tin, tài liệu liên quan đến vụ việc.

+ Về quy định người giải quyết khiếu nại cũng còn bất cập. Tại Khoản 6 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định: “Người giải quyết khiếu nại là quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại”. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 7 của Luật khiếu nại 2011 quy định: “Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực

tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”. Quy định này khơng phù hợp, có sự mâu thuẫn với thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định từ Điều 17 đến Điều 26 Luật khiếu nại 2011 bởi thẩm quyền giải quyết bao giờ cũng thuộc về cá nhân chứ không thuộc về cơ quan, tổ chức. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật khiếu nại 2011 thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp. Do vậy, cần có quy định cụ thể hơn, nếu phát hiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật thì người khiếu nại phải khiếu nại đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức chứ không khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính, càng khơng phải là cơ quan có người có hành vi hành chính trái pháp luật. Với quy định khơng rõ ràng như khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại 2011 thì trong nhiều trường hợp người khiếu nại gửi đơn khiếu nại lịng vịng, khơng đúng người có thẩm quyền giải quyết và mất quyền khiếu nại khi thời hiệu khiếu nại đã hết.

+ Tăng cường đối thoại trong quá trình giải quyết khuyết nại về thu hồi đất. Khi xảy ra khiếu nại tức là đã hiện hữu một mâu thuẫn cần giải quyết. Trong việc giải quyết các mâu thuẫn thì đối thoại luôn là điều quan trọng. Đối thoại trước hết mang lại cho những người liên quan có được đầy đủ thơng tin từ nhiều phía về vụ việc có tranh chấp. Trong khiếu nại về đất đai liên quan đến thu hồi đất thì điều này càng trở nên cần thiết bởi tính chất phức tạp của nó. Qua đối thoại các bên tranh chấp cịn có cơ hội thuyết phục lẫn nhau và cuối cùng giúp tìm ra một giải pháp đồng thuận, bảo đảm hiệu lực thi hành của quyết định giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, nhận thức và quy định của pháp luật chưa thật sự đầy đủ, đối thoại vẫn chỉ được coi là một trong những

thủ tục cần thiết, là nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại chứ chưa xem đó là một nguyên tắc quan trọng và thực hiện trong giải quyết khiếu nại. Theo tôi, bản chất của việc giải quyết khiếu nại là việc tự sửa chữa của cơ quan đã ra quyết định hoặc tự xem xét lại của người khiếu nại, cho nên đối thoại cần được đề cao như một nguyên tắc, điều này cần quy định rõ trong Luật Khiếu nại và các văn bản dưới luật.

+ Tăng cường sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, nhất là Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ trong giải quyết khiếu nại về thu hồi đất đai. Bỡi lẽ, đây là lực lượng đại diện cho quyền lợi hội viên; người đi khiếu nại thường là hội viên Hội nông dân, hội viên Hội phụ nữ. Các tổ chức này có thể tham vấn cho cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết khiếu nại, đồng thời cũng đóng vai trị trung gian hòa giải để hạn chế sự xung đột giữa người có đất bị thu hồi đi khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khiếu nại về đất đai nói chung và khiếu nại về thu hồi đất nói riêng vừa phức tạp vừa gay gắt, chính vì vậy cần có sự tham gia của các tổ chức có tính chất trung gian là rất cần thiết, làm giảm bớt tính chất gay gắt của vụ việc. Sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội này có nhiều ý nghĩa cho q trình giải quyết khiếu nại. Trước hết nó mang lại những thông tin thiết thực, cụ thể cho cơ

Một phần của tài liệu Luận văn giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)