CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜ

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng HSG lịch sử 9 (2) (Trang 26 - 29)

- Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến

CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜ

Câu 1: Phong trào cách mạng Việt Nam trong hai năm 1926-1927 diễn ra như thế nào?Điểm mới so với thời kì trước.

-Trong hai năm 1926 -1927 nhiều cuộc bãi công của công nhân liên tiếp nổ ra: Công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, Cam Tiên……

-Phong trào mang tính chất tồn quốc, mang tính chính trị, có sự liên kết với nhau.

-Phong trào nông dân, tiểu tư sản, và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác cũng phát triển thnh một làn sóng cách mạng dân tộc nhân dân khắp cả nước .Các tổ chức cách mạng lần lượt ra đời.

Điểm mới so với thời kì trước.

- Phong trào cơng nhân, nông dân, tiểu tư sản phát triển đã kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ khắp cả nước, trong đó giai cấp cơng nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập. -Tính thống nhất, trình độ giác ngộ của cơng nhân được nâng lên rõ rệt.

Câu 2: So sánh giữa Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với Tân Việt cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng về chủ trương, tổ chức và phương thức hành động

Chủ trương Tổ chức Phương thức hành động Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên

Đào tạo những hạt giống cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lenin vào Việt Nam, góp phần kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước tạo ra điều kiện cho Việt Nam thành lập Đảng cộng sản. hội chủ trương “ vơ sản hóa” đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để cùng sống và hoạt động với công nhân.

Đây là tổ chức trung gian để tiến tới thành lập Đảng cộng sản. hội có cơ sở hầu khắp trong cả nước.

Mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ.Xuất bản sách, báo để tuyên truyền, cử hội viên đi học các lớp chính trị à các rường đại học ở nước ngồi (Liên Xơ).

Tân Việt cách mạng Đảng

Tập hợp những tri thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước, lúc đầu chưa có lập trường giai cấp rõ rệt, nhưng sau chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Nội bộ Tân Việt đã diễn ra một cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng tư tưởng: vô sản và tư sản. Cuối cùng, xu hướng cách mạng theo quan điểm vô sản chiếm ưu thế. Một số Đảng viên ưu tú chuyển sang Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Tích cực hoạt động chuẩn bị tiến tới thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác-Lênin.

Việt Nam Quốc dân Đảng

Hoạt động theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, tiêu biểu cho bộ phận tư sản dân tọc Việt Nam nhằm đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.

Bao gồm sinh viên,học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, người làm nghề tự do, nông dân khá gỉ, than hào, địa chủ,hạ sĩ quan người Việt trong quân dội Pháp.

Câu 3: Sự phát triển của phong trào dân tộc, dân chủ VN trong những năm 1928-1929 đã đặt ra cho cách mạng Việt Nam yêu cầu gì? Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929.

*Những yêu cầu:

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ, đặc biệt là phong trào của công nhân và nông dân theo con đường cách mạng vơ sản địi hỏi phải có một Đảng cộng sản để tổ chức và lãnh đạo phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nông dân cùng các lực lượng yêu nước cách mạng khác chống đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc.

* Ba tổ chức cộng sản ra đời

Do sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng VN cuối năm 1929, Hội VN Cách mạng Thanh niên khơng cịn đủ sức để lanhc đạo cách mạng VN nữa, vì vậy đã dẫn đến tình trạng phân hóa của Hội VN cách mạng Thanh niên: Một số hội viên Bắc Kì đề nghị thành lập Đảng cộng sản nhưng không được chấp thuận, họ đứng ra thành lập Đông Dương cộng sản Đảng (6/1929). Bộ phận còn lại của tổ chức Thanh niên thành lập An Nam cộng sản Đảng (7/1929). Trước tình hình đó những hội viên tiên tiến của Tân Việt cách mạng Đảng thành lập Đơng Dương cộng sản liên đồn( 9/1929)

Bài 18: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

Câu 1.Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. ( 3/2/1930)

Sự cần thiết phải triệu tập hội nghị thành lập Đảng :

Ba tổ chức cộng sản ra đời đã thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ phát triển Song lại hoạt động riêng rẽ ,tranh giành ảnh hưởng với nhau gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng.

>Yêu cầu cấp bách là phải có một đảng thống nhất trong cả nước.

-Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản đã chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930 tại Hương Cảng -Trung Quốc ) * Nội dung của Hội nghị:

+ Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành một Đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Thơng qua chính cương vắn tắt , sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

>Chính cương vắn tắt ,sách lược vắn tắt được Hội nghị thơng qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng .

* Ý nghĩa : Hội nghị có ý nghĩa như một Đại hội thành lập đảng .

Câu 2: Nêuvà phân tích nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

+ Xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng: tiến hành cuộc "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản" là đúng đắn, sáng tạo Người cho rằng, độc lập dân tộc chỉ có thể lâu dài nếu kết hợp với CNXH

+ Xác định nhiệm vụ của cách mạng: đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do,.... vấn đề dân tộc luôn được đưa lên hàng đầu. Người đã nhận thấy mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa, một bên là bọn thực dân cướp nước và tay sai, một bên là toàn thể dân tộc bị áp bức.

+ Xác định Lực lượng cách mạng: là CN, ND, tiểu tư sản, trí thức Đối với các từng lớp khác như tư sản dân tộc, trung nông, tiểu địa chủ mà chưa lộ bộ mặt phản cách mạng thì lơi kéo họ về phía cách mạng,...Như vậy Người đã tranh thủ tối đa lực lượng cho cách mạng, cô lập tối đa lực lượng kẻ thù. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở liên minh công nông… + Xác định cách mạng VN là một bộ phận cách mạng thế giới

+ Xác định Lãnh đạo cách mạng: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản.

Kết luận: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo,

là một cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn

- Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến 1930

+ Là người VN đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác-Lê nin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc VN đó là kết hợp độc lập dân tộc với CNXH. Chủ nghĩa yêu nước với quốc tế vô sản.

+ Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị(1920-1924) và tổ chức (1925 -1927) cho việc thành lập chính đảng vơ sản ở Việt Nam.

+ Trực tiếp chủ trì hội nghị thành lập Đảng ( 1930) và soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đặt cơ sở cho đường lối cách mạng VN sau này.

Câu 3: Luận cương chính trị( 10/1930)

-10/1930 Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời họp Hội nghị quyết định:

+ Đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương + Bầu BCHTW chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư. + Thơng qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo.

Nội dung Luận cương chính trị:

-Cách mạng Việt Nam phát triển qua hai giai đoạn: lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền sau đó tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa và tiến thẳng lên con đường XHCN

- Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ ách thống trị của chế độ phong kiến vàcác thế lực đế quốc giành độc lập cho đất nước và cuộc sống ấm no cho nhân dân.

- Lực lượng của cách mạng: Giai cấp công nhân và nông dân là hai động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền

- Lãnh đạo: Đảng cộng sản Đông Dương…

- Liên hệ mật thiết vô sản và các dân tộc thuộc địa, nhất là vô sản Pháp.

Bài 19:PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAMTRONG NHỮNG NĂM 1930-1935

Câu1: Tình hình Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới?

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và sâu sắc nhất trong lịch sử CNTB.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 không những tàn phá nặng nề các nước TB mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế các nước thuộc địa trong đó có VN: Sản xuất đình đốn, hàng hố ế ẩm, nhiều xí nghiệp nhất là của tư sản VN và những người sản xuất nhỏ bị phá sản, công viên chức bị sa thải ngày càng nhiều, nạn thất nghiệp thường xun bị đe doạ, nơng dân đói khổ, điêu đứng vì nạn khủng hoảng kinh tế

Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng trợn, gắt gao trên phạm vi tồn quốc. Cả nước bao trùm 1 khơng khí bắt bớ, đàn áp. Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ u nước bị bắt, tù đày. Trong tình hình đó, ĐCS VN ra đời 3.2.1930 là nguồn cổ vũ lớn lao đối với công nhân, nhân dân lao động.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân, nhân dân cả nước liên tiếp vùng lên đấu tranh.

Câu 2: Nguyên nhân phong trào cách mạng 1930- 1931? Vì sao ở Nghệ Tĩnh phong trào lại lên cao như vậy?

* Nguyên nhân:

- Do nhân dân ta bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Thêm vào đó tác động của cuộc khủng hoảng KT 1929-1933 làm cho kinh tế NN, CN, TN nước ta suy sụp. Đời sống nhân dân đã khổ lại càng khổ thêm, do vậy, mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc phong kiến ngày càng sâu sắc.

- Đầu 1930 khởi nghĩa Yên Bái thất bại, TD Pháp khủng bố đàn áp dã man lại càng làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc của nhân dân ta.

-Trong bối cảnh đó, ĐCS VN ra đời đã tập hợp và lãnh đạo cách mạng, biến sự căm thù của quần chúng thành hành động cách mạng đó là đấu tranh.

Nhận xét: Trong 3 nguyên nhân ấy thì nguyên nhân Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng là nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ phong trào.

*Vì sao phong trào ở Nghệ Tĩnh lên cao như vậy?

- Bên cạnh những nét chung của cả nước, Nghệ Tĩnh có những nét riêng: + Chịu ách thống trị của ĐQ, PK rất nặng nề.

+ Cơ sở công nghiệp Vinh, Bến Thuỷ là trung tâm kỹ nghệ lớn nhất ở trung kỳ, là điều kiện thuận lợi cho liên minh công – nông.

+ Các tổ chức cộng sản và cơ sở Đảng ở đây khá mạnh.

Nhận xét: Đây là phong trào cách mạng mới ở Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh

đạo, phong trào nổ ra đều khắp cả nước, rầm rộ lôi cuốn nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động tham gia

Câu 3: Chính qùn Xơ Viết Nghệ Tĩnh ra đời trong hồn cảnh nào? Nêu những việc làm của chính qùn Xơ Viết rồi rút ra nhận xét?.

*Hồn cảnh ra đời: Trước khí thế đấu tranh của quần chúng, bộ máy chính quyền của TD

Pháp và PK tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, ở nhiều xã bị tan rã. Các ban chấp hành nông hội xã do các chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lý mọi mặt về đời sống chính trị và xã hội, ở nơng thơn, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xơ Viết. Thực chất đó là 1 chính quyền cách mạng sơ khai do giai cấp công nhân lãnh đạo.

*Những việc làm của chính qùn Xơ Viết

- Về chính trị: Chính quyền đã ban bố quyền tự do dân chủ cho nhân dân, quần chúng được tự

do hội họp, thảo luận và hoạt động trong các tổ chức đồn thê cách mạng: Nơng hội, cơng hội, hội phụ nữ giải phóng, đồn thanh niên phản đế, hội học sinh, hội cứu tế đỏ…tổ chức các cuộc mít tinh, hội nghị để tuyên truyền giáo dục ý thức chính chị cho quần chúng.

- Về kinh tế: Chia ruộng đất công cho nơng dân, giảm tơ, xố nợ, bãi bỏ các thứ thuế vô lý, bất

công do ĐQ, PK đặt ra.

- Về VH- XH: Chính quyền Xơ Viết tổ chức cho nhân dân thực hiện đời sống mới, mở lớp dạy

chữ quốc ngữ, xoá bỏ tệ nạn xã hội, bài trừ mê tín dị đoan, xây dựng tình đồn kết…

-Về quân sự: Mỗi làng đều có đội tự vệ vũ trang, do vậy trị an được đảm bảo, nạn trộm cướp

khơng cịn.

*Nhận xét: Tuy chính quyền mới thành lập ở 1 số xã, thời gian tồn tại chỉ được 4-5 tháng

nhưng qua những việc làm trên, chính quyền Xô Viết đã tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của nó đã đem lại nhiều lợi ích căn bản cho nhân dân. Chính quyền Xơ Viết thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng (Chính quyền của dân, do dân, vì dân)

Bài 20: CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936-1939

Câu 1 : Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng trong thời kỳ 1936- 1939 như thế nào? a.Hoàn cảnh lịch sử:

* Thế giới:

-Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 giai cấp tư sản lũng đoạn nhiều nước tìm lối thốt ra khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách thiết lập chế độ phát xít

( Italia, Đức, Nhất)

- Chủ nghĩa phát xít ra đời, chúng xố bỏ mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân, ráo riết chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới, chủ yếu là tiêu diệt Liên Xô và phong trào cách mạng vô sản thế giới… Trước nguy cơ đó, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ( 7.1935) chỉ ra kẻ thù chính trước mắt của nhân dân lao động thế giới là chủ nghĩa phát xít. Vì vậy phải tập trung mũi nhọn chống phát xít. Đại hội chủ trương mỗi nước thành lập một mặt trận nhân dân để tập hợp rộng rãi các lực lượng dân chủ chống phát xít, chống chiến tranh bảo vệ hồ bình thế giới.

Thực hiện nghị quyết của Quốc tế cộng sản nhiều nước đã thành lập mặt trận nhân dân. 1936 mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền đã thực hiện 1 số chính sách tiến bộ như cho nhân dân thuộc địa được hưởng 1 số quyền tự do dân chủ…

*Trong nước:

Hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho đời sống các tầng lớp, giai cấp bị ảnh hưởng. Thêm vào đó đế quốc Pháp ở Đơng Dương vẫn thi hành những chính sách bóc lột, vơ vét, khủng bố, đàn áp làm cho đời sống của nhân dân ta càng thêm đói khổ, ngột ngạt.

Một số tù chính trị được thả, họ đã nhanh chóng hoạt động trở lại.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng HSG lịch sử 9 (2) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w