Phong trào cách mạng 1936-1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng HSG lịch sử 9 (2) (Trang 31 - 34)

- Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến

b. Phong trào cách mạng 1936-1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai.

- Nếu như phong trào cách mạng 1930- 1931 đã tạo ra những nhân tố cơ bản đảm bảo cho thắng lợi cách mạng tháng 8.1945, thì phong trào cách mạng 1936- 1939 lại tiếp tục bồi bổ và phát triển những nhân tố đó lên một bước cao hơn.

- Thơng qua phong trào này Đảng đã được trưởng thành thêm về tư tưởng và tổ chức. Nền tảng tư tưởng của Đảng là Chủ nghĩa Mác- Lê Nin ngày càng thêm thấm nhuần trong tư tưởng, hành động của các đảng viên cộng sản đã ăn sâu, toả rộng trong các tầng lớp nhân dân. Đảng đã xây dựng và phát triển được một đội ngũ cán bộ có năng lực giàu kinh nghiệm, đồng thời phát triển thêm các tổ chức cơ sở, tăng cường mối dây liên hệ với quần chúng. Qua phong trào nghệ thuật chỉ đạo chiến lược của Đảng, trình độ giác ngộ của đảng viên và uy tín của đảng được nâng lên một bước rõ rệt.

- Cùng với sự trưởng thành của đảng, lực lượng cách mạng cũng lớn mạnh không ngừng, qua thực tế đấu tranh đảng đã xây dựng một đội quân chính trị hùng hậu gồm hàng triệu người ở cả thành thị và nông thôn tập hợp trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi đó là Mặt trận dân chủ Đơng Dương, cũng qua đấu tranh mà quần chúng cách mạng được tôi luyện và thử thách dày dạn.

- Phong trào cách mạng 1936- 1939 cịn để lại nhiều bài học kinh nghiệm q giá cho giai đoạn cách mạng sau:

+ Đó là bài học về tổ chức, tập hợp quần chúng đấu tranh.

+ Bài học về sử dụng hình thức và phương pháp đấu tranh phong phú, về khẩu hiệu đấu tranh…

- Phong trào cách mạng 1936- 1939 đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đưa Đảng và quần chúng cách mạng bước vào thời kỳ đấu tranh trực tiếp giành chính quyền. Vì vậy, đây là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng 8 -1945.

Bài 21: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939-1945

Câu1.Tình hình thế giới và Đơng Dương

- Tháng 9/ 1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tư bản Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức -Phát xít Nhật tiến vào Đơng Dương

-Nhật Pháp cấu kết với nhau cùng áp bức bọc lột nhân dân ta

-Mâu thuẫn giữa tồn thể dân tộc Đơng Dương với Nhật Pháp càng sâu sắc.

Câu 2 : Nguyên nhân bùng nổ và thất bại, diễn biến, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ?

*Nguyên nhân bùng nổ:

- 9.1940 Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng nhục nhã dâng nước ta cho Nhật - Pháp – Nhật câu kết với nhau áp bức , bóc lột nhân dân ta…

- Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với Pháp- Nhật sâu sắc dẫn đến bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.

* Diễn biến

- Khởi nghĩa Bắc Sơn ( 27.09.1940):…. - Khới nghĩa Nam Kỳ ( 23.11.1940)…..

* Kết quả: Thất bại * Nguyên nhân thất bại:

- Khởi nghĩa Bắc Sơn: Thời cơ mới chỉ xuất hiện ở địa phương chứ chưa phải trên khắp cả nước nên Pháp có điều kiện tập trung lực lượng đàn áp.

- Khởi nghĩa Nam Kỳ: Chưa có điều kiện thuận lợi, kế hoạch bị bại lộ nên địch đã chuản bị đối phó.

* Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm:

- Thể hiện nguyện vọng giải phóng dân tộc của nhân dân - Nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất của nhân dân ta.

- Khởi nghĩa vũ trang là phương pháp cách mạng được nhân dân hưởng ứng để thực hiện nhiệm vụ dân tộc.

- Để lại cho Đảng ta những bài học kinh nghiệm về: + Khởi nghĩa vũ trang

+ Xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích…..

Bài 22: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945

Câu 1: Hồn cảnh ra đời, chương trình hành động của mặt trận Việt Minh? Mặt trận Việt Minh có vai trị như thế nào đối với cách mạng tháng 8. 1945?

a. Hoàn cảnh ra đời và chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh?

- 9. 1940 phát xít Nhật vào Đơng Dương câu kết với Pháp với Pháp áp bức bóc lột nhân dân ta rất rã man tàn bạo đẩy nhân dân ta vào chỗ khốn cùng, nhân dân ta rất căm thù chúng muốn vùng dậy giành độc lập tự do.

- Chiến tranh thế giới lần thứ 2 sắp bước vào giai đoạn mới, tình hình thế giới và trong nước đòi hỏi ta phải khẩn trương xúc tiến xây dựng lực lượng chờ thời cơ khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

- Trước tình hình đó, thực hiện nghị quyết hội nghị lần VIII BCH Trung ương Đảng họp từ ngày 10- 19.5.1941 ở Pắc Pó ( Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì chủ trương thành lập 1 mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi.

- Ngày 19.5.1941 mặt trận Việt Minh được thành lập nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong dân tộc để xây dựng khối đại đồn kết tồn dân làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc, cứu nước, cứu nhà

b.Vai trò của mặt trận Việt Minh đối với cách mạng tháng 8-1945.

- Mặt trận Việt Minh đã tập hợp mọi lực lượng yêu nước để xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong 1 tổ chức chính trị quần chúng…

- Bằng báo chí của mình, bằng những cuộc hội họp mít tinh Việt Minh đã tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng trong quần chúng, đấu tranh chống mọi thủ đoạn chính trị, văn hố của địch, thu hút đơng đảo quần chúng vào hàng ngũ cách mạng, tích cực đấu tranh. Việt Minh là sợi dây chuyền nối Đảng với quần chúng.

- Khắp nơi, mặt trận Việt Minh đã tổ chức được những đồn thể cứu quốc như: Hội nơng dân cứu quốc, Hội thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc…hình thành lực lượng chính trị to lớn trong cả nước.

- Mặt trận Việt Minh đã tập hợp đông đảo quần chúng ở vùng Cao- Bắc- Lạng, Thái Nguyên dần dần phát triển rộng ra khắp nước. Xây dựng căn cứ vững chắc ở Cao- Bắc- Lạng làm cơ sở xây dựng lực lượng vũ trang.

- Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, Việt Minh đã lãnh đạo cao trào kháng Nhật, tổ chức những cuộc khởi nghĩa từng phần ở địa phương, rải truyền đơn, căng biểu ngữ, biểu tình, tuần hành, đánh chiếm kho thóc… Việt Minh đã tập dượt cho quần chúng đấu tranh.

- Trong những ngày tổng khởi nghĩa, Tổng bộ Việt Minh đã đứng ra triệu tập quốc dân Đại Hội Tân Trào, trực tiếp kêu gọi, tổ chức huy động lực lượng quần chúng đấu tranh giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của đảng giành thắng lợi.

Câu 3: Vì sao phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp vào tháng 3/1945 ở Đông Dương? Trước sự kiện này, Đảng Cộng sản Đơng Dương đã có chủ trương và hành động gì để tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?

* Vì sao phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp vào tháng 3/1945:

- Về bản chất : Đế quốc-phát xít Pháp-Nhật khơng thể chung một thuộc địa như Đông Dương. Chúng tuy cấu kết với nhau nhưng mâu thuẫn giữa chúng rất gay gắt.

+ Vào đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ở mặt trận châu Âu, quân đội Liên Xô mở cuộc tiến cơng về phía Béc lin... Nước Pháp được giải phóng (8/1944), chính phủ kháng chiến Đờ Gơn về Pa-ri.

+ Ở mặt trận châu Á-Thái Bình Dương, phát xít Nhật khốn đốn trước các địn tấn cơng dồn dập của Anh-Mĩ bộ cũng như trên biển.

+ Ở Đông Dương, thực dân Pháp nhân cơ hội cũng ráo riết hoạt động, đợi khi quân Đồng minh kéo vào đánh Nhật sẽ nổi dậy hưởng ứng để giành lại địa vị thống trị cũ.

+ Trước tình hình đó, qn đội Nhật Bản ra tay trước. Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương,... quân Pháp chống cự yếu ớt ở một vài nơi rồi nhanh chóng đầu hàng. Đơng Dương từ chỗ là thuộc địa của Pháp- Nhật nay trở thành thuộc địa của Nhật...

* Chủ trương và hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương khi Nhật đảo chính Pháp:

- Ngay khi tiếng súng đảo chính của Nhật vừa nổ, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng tại làng Đình Bảng (Từ Sơn-Bắc Ninh). Hội nghị ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và

hành động của chúng ta”, xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này

là phát Nhật.

- Hội nghị quyết định phát động một cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi.

- Thực hiện chủ trương của Đảng, từ giữa tháng 3/1945 trở đi, cách mạng đã chuyển sang cao trào, phong trào đấu tranh vũ trang và những cuộc khởi nghĩa từng phần liên tiếp nổ ra ở nhiều địa phương. Ở khu căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng....Ở nhiều thành phố, thị xã....

- Tháng 4/1945, Hội nghị quân sự Bắc Kì họp ở Hiệp Hồ (Bắc Giang). Hội nghị quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân, phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và nửa vũ trang... xây dựng căn cứ địa kháng Nhật.... Uỷ ban quân sự cách mạng Bắc Kì được thành lập...

- Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc chính thức được thành lập...Uỷ ban Lâm thời Khu giải phóng đã thi hành 10 chính sách của Việt Minh đem lại quyền lợi cho nhân dân. Khu giải phóng trở thành căn cứ địa chính của cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.

- Phong trào phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói, đã đáp ứng được yêu cầu bức thiết của quần chúng, thu hút hàng triệu người tham gia, báo trước giờ hành động quyết định sắp tới.

- Qua khởi nghĩa từng phần lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang được củng cố phát triển vượt bậc... quần chúng nhân dân được tập dượt đấu tranh, sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.

BÀI 23: TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆTNAM DÂN CHỦ CỘNG HỊA NAM DÂN CHỦ CỘNG HỊA

Câu 1:Trình bày hồn cảnh lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Thế giới (Khách quan): Chiến tranh thế giới thứ hai đang tới những ngày cuối. Ở Châu Âu,

tháng 5/1945 phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh khơng điều kiện. Ở Châu Á-Thái Bình Dương ; tháng 8/1945 Nhật cũng đầu hàng vơ điều kiện. Khi đó, các nước Đồng minh chưa kịp vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật.

Trong nước (Chủ quan):quân Nhật và bè lũ tay sai của chúng hoang mang đến cực độ, lính

Nhật mất hết tinh thần chiến đấu. Trong khi đó, lực lượng cách mạng của ta lớn mạnh, nhân dân đã sẵn sàng, Đảng ta có sự chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm.

Như vậy, Cách mạng tháng Tám nổ ra trong điều kiện khách quan và chủ quan hồn tồn chín muồi. Đó là thời cơ ngàn năm có một (vì nó rất hiếm và rất q, nếu bỏ qua thì thời cơ khơng bao giờ trở lại nữa). Nhận thức rõ thời cơ có một khơng hai này, Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Đây là thời cơ ngàn

năm có một cho dân tộc ta vùng dậy. Lần này dù có phải thiêu cháy dãy Trường Sơn cũng quyết giành độc lập cho đất nước”.

Đứng trước hoàn cảnh thuận lợi ấy, Đảng và Hồ Chí Minh kịp thời phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Điều này được thể hiện qua Hội nghị toàn quốc của Đảng, Quốc dân Đại hội Tân Trào và thư gửi đồng bào cả nước của Hồ Chủ Tịch.

Giữa lúc phát xít Nhật và tay sai đang hoang mang tan rã như vậy thì cả một tập đoàn đế quốc Anh, Pháp và quân Tưởng Giới Thạch đang ráo riết kéo vào Đơng Dương.

Trước tình hình đó, Đảng ta quyết định phải giành chính quyền từ tay Nhật, lật đổ chính quyền bù nhìn tay sai. Đứng ở vị trí người chủ nhà để đón tiếp qn Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật. Nếu chúng ta hành động chậm trễ khi quân Đồng minh vào Đông Dương là thời cơ khơng cịn nữa.

Câu 2: Những diễn biến chính của cách mạng tháng Tám : (từ 14/8 đến 28/8/1945).

+ Từ ngày 14/8/1945, tuy chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa nhưng khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền Trung.

+ Chiều ngày 16/8/1945, theo lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa, một đơn vị giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đường về Hà Nội.

+ Từ 14 đến 18/8/1945 có 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam.

+ Tại Hà Nội: từ ngày 15 đến 18/8 phong trào chuẩn bị khởi nghĩa của quần chúng ngày càng sơi sục. Ngày 19/8/1945, Hà Nội giành được chính quyền.

+ Ngày 23/8/1945, ta giành chính quyền ở Huế. + Ngày 25/8/1945, ta giành chính quyền ở Sài Gịn.

+ Ngày 28/8/1945, hầu hết các địa phương trong cả nước giành được chính quyền. + Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại thối vị.

Như vậy chỉ trong vòng 15 ngày (từ 14/8 đến 28/8/1945) tổng khởi nghĩa tháng Tám đã thành công trong cả nước. Lần đầu tiên trong cả nước chính quyền về tay nhân dân.

Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

Câu 3: Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng tám 1945? Nguyên nhân nào mang tính chất quyết định chính? Vì sao?

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng HSG lịch sử 9 (2) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w