Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty TNHH kkiểm toán việt nhất (Trang 30 - 34)

Sơ đồ 1.4 : Lập kế hoạch và thiết kế phƣơng pháp kiểm toán

2.2.5.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Giai đoạn thực hiện kiểm toán là thực hiện kế hoạch kiểm toán để thu thập những bằng chứng kiểm tốn đầy đủ và thích hợp nhằm làm cơ sở cho ý kiến nhận xét của KTV. Trong giai đoạn này, KTV sẽ thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro và các thủ tục kiểm toán tiếp theo (thủ tục bổ sung). Thủ tục kiểm toán tiếp theo bao gồm: thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản.

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống KSNB) là loại thử nghiệm để thu thập bằng chứng về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Các thủ tục kiểm soát đối với CPHĐ thường là:

- Xem xét các chính sách, qui định của khách hàng đối với việc hạch tốn chi phí và kiểm tra thực tế cơng việc có được tiên hành như quy định của đơn vị hay không đồng thời so sánh với chế độ hiện hành.

- Kiểm tra sự phê duyệt đối với các khoản chi đặc biệt là chi phí hoa hồng, chi phí quảng cáo, chi phí mua ngồi phải được phê duyệt đầy đủ và hợp lý. Ngoài ra các loại chi phí như chi phí vận chuyển, các loại chi phí do nhân viên quyết định chi phải được kiểm tra định kỳ hàng tuần, hàng tháng để đảm bảo khoản chi tiêu đó là hợp lý, phát sinh đúng mục đích.

- Kiểm tra tính đầy đủ của việc ghi sổ các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ CPHĐ bằng cách kiểm tra tính liên tục của các chứng từ được ghi sổ. Đồng thời xem xét DN có đánh số liên tục đối với các chứng từ và có sai sót gì đối với các nghiệp vụ đã được ghi sổ.

Thử nghiệm cơ bản

Thủ tục phân tích

Thủ tục kiểm tra chi tiết Thử nghiệm kiểm sốt Chƣơng trình kiểm tốn

- Xem xét sự KSNB đối với việc tập hợp và ghi sổ các chứng từ, cộng dồn và chuyển chính xác. KTV có thể cộng dồn lại một số chứng từ phát sinh của CPHĐ để kiểm tra tính chính xác cơ học. Kiểm tra việc đối chiếu chi phí trên sổ cái và sổ chi tiết.

- Tìm hiểu cách phân loại CPDN bằng cách phỏng vấn người có thẩm quyền trong đơn vị, kiểm tra hệ thống tài khoản và sự phân loại các loại chi phí QLDN và CPBH.

- Kiểm tra tính kịp thời của CPHĐ. Khi có các chi phí phát sinh thì phải được ghi sổ ngay để kịp thời cho việc lập báo cáo. Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của Báo cáo kiểm toán nội bộ. Nếu báo cáo kiểm tốn nội bộ có độ tin cậy cao thì KTV sẽ giảm đi thử nghiệm chi tiết.

Thực hiện thử nghiệm cơ bản

Thực hiện thử nghiệm cơ bản

Thủ tục tổng hợp đối chiếu

KTV tiến hành thu thập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản của KH tại thời điểm kiểm toán. Từ bảng cân đối này KTV lập được bảng tổng hợp tài khoản chi phí của KH là CPHB và chi phí QLDN theo từng khoản mục chi phí.

Mục đích của việc lập bảng tổng hợp tài khoản chi phí theo từng khoản mục nhằm thể hiện sự thay đổi số dư các tài khoản năm nay so với năm trước, kiểm tra sự đầy đủ số dư tài khoản được kiểm toán, phối hợp với giấy tờ làm việc liên quan. Đồng thời, thông qua bảng tổng hợp tài khoản chi phí đó có thể thể hiện một cách khái quát về phân loại trong BCTC.

- KTV lập bảng tổng hợp CPBH, chi phí QLDN theo từng khoản mục chi phí, đối chiếu với báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối thử, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản chi phí tương ứng.

Sau khi có bảng tổng hợp chi phí KTV thu thập sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản chi phí của KH và đối chiếu số dư từng khoản mục chi phí tương ứng trên bảng tổng hợp chi phí.

Số liệu trên bảng tổng hợp chi phí lấy từ bảng cân đối phát sinh, trong khi đó số liệu chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh là một phần hoặc tồn bộ phát sinh có của tài khoản chi phí trên bảng cân đối số phát sinh. Do vậy, để kiểm tra số liệu trên báo cáo KQKD có được kết chuyển đúng khơng KTV xem xét chuyển sổ với sổ cái hoặc sổ chi tiết các tài khoản chi phí xem có khớp với số liệu trên BCTC.

- Trong thủ tục phân tích này KTV thường sử dụng phương pháp phân tích ngang xem xét sự biến động tăng giảm của các khoản chi phí theo từng tháng trong năm, để so sánh, phân tích biến động số dư từ đó đưa ra tỷ lệ biến động nhằm có cái nhìn tổng quan về tình hình thay đổi có liên quan đến khoản mục CPHĐ từ năm trước so với năm hiện hành. - KTV sẽ lập bảng tổng hợp cân đối số phát sinh các khoản CPHĐ căn cứ vào số dư đầu kì số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kì của đơn vị được kiểm tốn.

- Sau đó, KTV kiểm tra việc chuyển sổ giữa sổ chi tiết, sổ cái và BCTC xem thử DN có ghi nhận chính xác và việc chuyển sổ có bị sai sót hay khơng. Tiếp đó, KTV kiểm tra đối chiếu số dư đầu kỳ giữa sổ cái và Báo cáo kiểm toán năm trước xét xem cá số liệu trên sổ cái mà DN đưa có trùng khớp với Báo cáo kiểm tốn hay khơng.

- Nếu có chênh lệch bất thường KTV sẽ tiến hành các thủ tục thu thập bằng chứng có liên quan nhằm lý giải cho sự chênh lệch bất thường ấy. Sau khi các công việc trên được KTV thực hiện, KTV sẽ thiết lập một hồ sơ lưu trữ làm căn cứ cho việc đưa ra kết luận.

Qua đó, KTV xác định được phạm vi và mức độ áp dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết.  Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Thực hiện kiểm tra chi tiết thực chất là đánh giá tính thích hợp của các thủ tục đã được thiết kế.

KTV sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết thực hiện lần lượt cho CPBH và chi phí QLDN . Chương trình kiểm tốn đã được thiết kế sẵn (phụ lục 3). KTV tập trung ở những thủ tục

sau để đạt được mục tiêu kiểm toán:

- Thu thập hoặc lập bảng tổng hợp CPBH, chi phí QLDN tiến hành đối chiếu chéo với các tài khoản khác có liên quan, xem xét các khoản ghi giảm chi phí trong kỳ và kết chuyển chi phí vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.

- Kiểm tra tính đúng kỳ hay còn gọi là thủ tục cut off.

Đặc biệt KTV cần lưu ý kiểm tra việc hạch tốn các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi và giao dịch tiếp khách, so sánh tỷ trọng các khoản chi phí này trên tổng chi phí để đảm bảo các chi phí này khơng vượt q mức khống chế theo qui định của Bộ tài chính là 10% trên tổng chi phí hợp lý.

- Kiểm tra đến chứng từ chi tiết, kiểm tra chọn mẫu một số khoản chi phí để kiểm tra.  Chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc, tài liệu liên quan nhằm tổng hợp xác nhận

- KTV tiến hành chọn lựa một số khoản CPBH và CP QLDN trên số dư chi tiết cuối năm để tiến hành kiểm tra chứng từ gốc và tài liệu liên quan như chứng từ thanh tốn, hóa đơn, giấy báo thanh tốn nợ, phiếu ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi,.. nhằm xác định các khoản CPHĐ là có thực và thuộc quyền của đơn vị.

- KTV sẽ lấy mẫu từ các nghiệp vụ đã được ghi chép trong sổ sách so sánh đối chiếu với chứng từ để kiểm tra sự chính xác, hợp lí của nghiệp vụ.

- Việc chọn mẫu thường căn cứ vào mức trọng yếu mà KTV đã tính tốn từ đầu, cũng có thể sẽ lấy ngẫu nhiên tùy theo quy mơ kinh doanh của đơn vị được kiểm tốn. Nếu việc chọn mẫu có phát hiện rủi ro, sai sót thì KTV sẽ cân nhắc và mở rộng việc lấy mẫu để đảm bảo tính khách quan cho tổng thể.

- Nếu đơn vị được kiểm tốn có sử dụng hệ thống chứng từ thanh tốn, thì KTV sẽ dễ dàng hơn trong việc xem xét các số dư chi tiết CPHĐ. Vì vậy, trường hợp này KTV sẽ thu thập bảng kê chứng từ thanh toán chưa thanh tốn vào thời điểm khóa sổ.

Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh vào ngày khóa sổ và sau ngày khóa sổ

 Xem xét các khoản vào ngày khóa sổ

KTV đối chiếu các hóa đơn tại ngày khóa sổ với số dư CPHĐ trên sổ sách đã ghi nhận tại ngày khóa sổ, KTV kiểm tra đối chiếu số hóa đơn với trên sổ sách để tránh trường hợp hóa đơn chưa về mà kế tốn đã ghi nhận nghiệp vụ phát sinh vào trong sổ kế toán.

Ngồi ra KTV cịn tiến hành việc kiểm tra chứng từ gốc, so sánh ngày phát sinh nghiệp vụ với ngày ghi nhận trên sổ sách để đảm bảo tính đúng kỳ. KTV kiểm tra ngày lập hóa đơn trên sổ sách với ngày lập hóa đơn nếu ngày ghi sổ nhỏ hơn ngày lập hóa đơn hay hóa đơn đó được lập sau ngày kết thúc niên độ mà được ghi vào trong niên độ kỳ này KTV sẽ tiến hành đề nghị đơn vị được kiểm toán thực hiện các bút toán điều chỉnh .

Tiếp đó KTV kiểm tra số tiền trên sổ kế tốn và đối chiếu với số tiền trên hóa đơn, để tìm ra số tiền chênh lệch của sổ sách so với hóa đơn, hoặc phát hiện các hóa đơn chưa ghi nhận. Kiểm tra chứng từ gốc, so sánh ngày phát sinh nghiệp vụ với ngày ghi nhận trên sổ sách để đảm bảo tính đúng kỳ. KTV đã tiến hành thực hiện công việc trên tại Công ty CP Thủy Sản XYZ và đã có những ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh sau ngày khóa sổ.

KTV xem xét ngày thực tế phát sinh của các chứng từ hóa đơn và cả trên sổ sách; các khoản thực chi vào đầu niên độ sau, những khoản chi quỹ thuộc về cuối niên độ kiểm tốn này có thể bị ghi chép khơng đúng kỳ dẫn đến CPHĐ cuối kỳ và chi phí của niên độ được kiểm toán bị ghi thiếu một khoản dẫn đến sai lệch là ảnh hưởng trọng yếu lên BCTC và khơng hợp lí.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty TNHH kkiểm toán việt nhất (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)