Những vấn đề đã được nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 28)

- Quản lí quy hoạch xây dựng cơng trình hạ tầng kĩ thuật ngầm tại các đô

1.2.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu

Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu trên đây đã tập trung giải quyết những

vấn đề lí luận và thực tiễn đặt ra đối với quản lí nhà nước về xây dựng nói chung (1) và quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị nói riêng (2). Từ phương diện tiếp cận thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu giải quyết những vấn đề có ý nghĩa bao qt trong quản lí nhà nước đối với tồn bộ lĩnh vực hoạt động xây dựng nói chung, khơng kể địa bàn ở vùng nông thôn hay đô thị. Kết quả các cơng trình nghiên cứu từ phương diện tiếp cận này tuy không liên quan trực tiếp đến đề

tài luận án nhưng đây là những tri thức nền tảng, có tính khái qt để vận dụng trong nghiên cứu các vấn đề quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị. Bên cạnh đó, với mức độ liên quan một cách trực tiếp, những kết quả nghiên cứu ở các cơng trình nghiên cứu từ phương diện tiếp cận thứ hai đóng vai trị là hệ thống tư liệu

quý để kế thừa và phát triển những tri thức theo các vấn đề được xác định là nhiệm vụ nghiên cứu trong đề tài luận án của tác giả.

Thứ hai, với sự liên quan trực tiếp đến quản lí nhà nước dưới khía cạnh

pháp lí ở những mức độ khác nhau, các cơng trình nghiên cứu trên đều có những đóng góp nhất định trong việc làm sáng tỏ, phong phú thêm những tri thức lí

luận, thực tiễn về quản lí nhà nước ở lĩnh vực này. Tuy vậy, có thể nói hầu hết các cơng trình nghiên cứu nêu trên chưa tập trung nghiên cứu tồn diện quản lí

nhà nước về xây dựng đô thị mà chỉ đi sâu nghiên cứu một hoặc một vài khía

cạnh cụ thể trong các nội dung quản lí nhà nước về xây dựng nói chung. Về lí luận, các cơng trình đã góp phần làm rõ được những vấn đề cơ bản như khái

niệm, đặc điểm, vai trị, nội dung quản lí nhà nước nói chung và quản lí nhà

nước về xây dựng đơ thị nói riêng. Về thực tiễn, các cơng trình cũng chỉ ra được

rằng bên cạnh thành tựu, kết quả đạt được (ưu điểm), quản lí nhà nước về xây dựng và xây dựng đơ thị cũng cịn nhiều hạn chế, nhất là trước yêu cầu phát

triển bền vững, có tính bao trùm trên tồn lãnh thổ quốc gia và ở các đô thị. Các

quan điểm, giải pháp bảo đảm quản lí nhà nước về xây dựng và xây dựng đô

thị được các tác giả đưa ra khá phong phú, tuy nhiên sự phù hợp lại được thể hiện theo mỗi góc độ tiếp cận nghiên cứu, u cầu quản lí nhà nước với từng thời kì và ở mỗi phạm vi nghiên cứu được xác định cụ thể.

Thứ ba, hầu hết các cơng trình nghiên cứu đều mới chỉ tiếp cận và giải

quyết các vấn đề quản lí nhà nước về xây dựng hoặc xây dựng đơ thị từ một hoặc một vài khía cạnh nhất định, như quản lí nhà nước về quy hoạch, kiến trúc, cấp phép xây dựng; quản lí nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng... hoặc chỉ ở khía cạnh xây dựng, ban hành pháp luật hay tổ chức thực hiện pháp luật mà chưa có cái nhìn tổng thể đối với quản lí nhà nước trên tất cả các lĩnh vực

hoạt động của đối tượng quản lí như quy hoạch, kiến trúc xây dựng đơ thị; lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai dự án đầu tư xây dựng; chất lượng cơng trình

xây dựng đơ thị; an tồn, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong xây dựng đơ thị, đồng thời trên tất cả các khía cạnh nội dung hoạt động của chủ thể quản lí gồm xây dựng, ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật.

Thứ tư, hầu như chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập khía cạnh quản

lí nhà nước về quốc phịng, an ninh, an tồn xã hội, bảo vệ mơi trường, ứng phó

với biến đổi khí hậu đối với hoạt động xây dựng đô thị, trong khi đây là một nội dung có tính bức thiết, vơ cùng quan trọng trong quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam hiện nay.

Thứ năm, các cơng trình nghiên cứu chưa thể hiện tập trung, lí giải sâu sắc

nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế trong quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam thời gian qua, chưa phân tích sâu sắc thực tiễn, khẳng định được việc tổ chức thực hiện pháp luật, nhất là hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực xây dựng đô thị...

chưa nghiêm, chưa đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc pháp quyền.

Thứ sáu, các cơng trình nghiên cứu chưa đề xuất, phân tích sâu sắc các

quan điểm, giải pháp mang tính tồn diện, phù hợp, khả thi nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, bảo đảm quản lí nhà nước về xây dựng đô thị nhằm

phát triển hệ thống đô thị một cách bền vững ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)