- Quản lí quy hoạch xây dựng cơng trình hạ tầng kĩ thuật ngầm tại các đô
2.1.3. Vai trò của quản lí nhà nước về xây dựng đô thị
Thứ nhất, quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị bảo đảm quyền của cá nhân,
Hoạt động của Nhà nước và quản lí nhà nước nói chung khơng có mục
đích tự thân mà để phục vụ cho con người và phát triển xã hội. Tiếp cận dựa
trên quyền là u cầu có tính ngun tắc đặt ra trong tổ chức, hoạt động của bộ
máy nhà nước và quản lí nhà nước hiện nay.
Trong hoạt động xây dựng, phát triển đô thị, các chủ thể thực hiện sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ về xây dựng, phát triển đô thị hướng đến nhu cầu của những khách hàng sử dụng sản phẩm hàng hố, dịch vụ do mình sản xuất, cung ứng. Vai trị, trách nhiệm của Nhà nước thơng qua hoạt động
quản lí của mình là phải bảo đảm được sự bình đẳng về quyền lợi ích hợp pháp,
chính đáng của cả hai nhóm chủ thể đó. Nhà nước duy trì trật tự, kỉ cương, bảo đảm chất lượng, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể
tham gia thị trường xây dựng, phát triển đô thị là để phục vụ cho xã hội, cho
mọi người dân. Nhà nước phải thể hiện được vai trò bảo đảm quyền tự do kinh doanh, hoạt động nghề nghiệp của các chủ thể sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng, phát triển đơ thị.
Thứ hai, quản lí nhà nước về xây dựng đô thị kiến tạo môi trường, điều
kiện phát triển bền vững cho hoạt động xây dựng, phát triển đô thị
Hiện nay, phát triển bền vững là ngun tắc, u cầu đặt ra có tính tất yếu, bắt buộc đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội, trong đó có xây dựng, phát triển đơ thị. Phát triển bền vững địi hỏi sự chắc chắn của 3 trụ cột: đi đôi với sự tăng trưởng về kinh tế là sự hài hoà về xã hội và bảo vệ được sự trong lành của mơi trường sinh thái, thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu. Trước hết, sự tăng trưởng về mặt kinh tế trong sản xuất, kinh doanh của ngành xây dựng, phát triển đơ thị có sự chế ước bởi điều kiện bảo đảm giải quyết tốt các vấn đề về an sinh xã hội cho tất cả các nhóm đối tượng trong xã hội nói chung và của chính ngành xây dựng, phát triển đơ thị nói riêng. Mặt khác, tuy sự tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh mẽ nhưng điều kiện và giới hạn của nó là phải bảo vệ được
mơi trường tự nhiên, sự hài hồ giữa con người và các sản phẩm của con người
sáng tạo nên (chẳng hạn các cơng trình kiến trúc xây dựng, kết cấu hạ tầng kĩ thuật, xã hội) với thiên nhiên. Ngược lại, sự phát triển của tất cả các lĩnh vực xã hội, thậm chí cả bảo vệ môi trường, chống suy thối, ơ nhiễm môi trường,
phịng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng đều phải dựa trên
những thành tựu phát triển kinh tế, tiềm lực và sự tăng trưởng về kinh tế, trong
đó có sự tăng trưởng của ngành xây dựng, phát triển đơ thị. Quản lí nhà nước
thể hiện vai trò trước hết là việc tạo nên các thể chế (hành lang pháp lí) an tồn
và mơi trường cơ chế, chính sách phù hợp cho sự phát triển bền vững. Thứ hai,
bằng các biện pháp thích hợp, nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức khi cần thiết nhằm khắc phục những mặt trái, hạn chế của cơ chế thị
trường, nhờ đó thị trường sẽ ổn định, hài hoà hơn; thứ ba, bằng quyền lực và
uy tín của mình, Nhà nước điều hồ, thống nhất nguyên tắc, mục tiêu chung về phát triển bền vững trong các lĩnh vực hoạt động xây dựng, phát triển đô thị, tạo nên sự phát triển cân đối ở các lĩnh vực đó.
Thứ ba, quản lí nhà nước về xây dựng đô thị bảo đảm trật tự, kỉ cương
cho hoạt động xây dựng, phát triển đô thị
Bảo đảm trật tự, kỉ cương(16) nói chung là ngun tắc có tính bắt buộc trong tổ chức và quá trình hoạt động của đời sống xã hội, là nhu cầu khách quan của nền kinh tế-xã hội. Khơng có trật tự, kỉ cương thì xã hội khơng thể phát triển
bình thường. Cùng với vai trị tự điều tiết bởi các quy luật khách quan của nền
kinh tế thị trường, quản lí nhà nước có vai trị rất quan trọng, hướng đến khách thể quản lí là trật tự, kỉ cương của lĩnh vực xây dựng, phát triển đơ thị. Từ góc
độ này, có thể khẳng định vai trị của quản lí nhà nước trong việc bảo đảm trật
tự xây dựng đô thị: “... bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội
(16). Trong tiếng Việt, trật tự là sự sắp xếp thep một thứ tự, một quy tắc nhất định; tình trạng có tổ chức, có
kỉ luật cịn kỉ cương là những phép tắc làm nên trật tự một xã hội (nói tổng qt). Xem: Viện ngơn ngữ học,
trong hoạt động xây dựng đô thị theo một trật tự quy hoạch thống nhất, thể hiện tính kỉ cương của pháp luật, các quy tắc về xây dựng đô thị được đảm bảo thực thi, nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, đồng thời xử lí nghiêm các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong hoạt động xây dựng đơ thị.”(17)
Ngồi ra, quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị góp phần tạo điều kiện phát triển bền vững cho các lĩnh vực hoạt động kinh tế-xã hội khác có liên quan. Quản lí nhà nước về xây dựng, phát triển đơ thị khơng chỉ có tác dụng đối với hoạt động xây dựng, phát triển đơ thị nói riêng mà sự phát triển, những tiến bộ, tích cực của ngành xây dựng, phát triển đô thị sẽ gây hiệu ứng phát triển cho
các ngành, lĩnh vực khác. Chẳng hạn, hoạt động quy hoạch, kiến trúc xây dựng đô thị phát triển góp phần thúc đẩy cho hoạt động quy hoạch, sử dụng tài nguyên đất đai cũng như quy hoạch phát triển chung của đất nước.