Ưu điểm của quản lí nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam hiện nay (Trang 95 - 99)

- Quản lí quy hoạch xây dựng cơng trình hạ tầng kĩ thuật ngầm tại các đô

3.3.1. Ưu điểm của quản lí nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng

đô thị

- Ưu điểm trong xây dựng, ban hành pháp luật

Nhìn chung, các quy định của pháp luật về quản lí chất lượng cơng trình xây dựng đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung, ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được ở mức cơ bản yêu cầu quản lí nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng đô thị.

Các quy phạm pháp luật về quản lí chất lượng cơng trình xây dựng nói chung thể hiện tại Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết,

hướng dẫn thi hành. Theo đó, quản lí nhà nước đối với chất lượng cơng trình

xây dựng đơ thị được thực hiện đối với tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng đô thị, từ quy hoạch, kiến trúc xây dựng đô thị đến quyết định chủ trương

đầu tư, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế, thi cơng, nghiệm thu bàn giao, đưa cơng trình vào sử dụng, bảo hành, bảo trì cơng trình xây dựng đô thị. Đặc biệt, đối với khâu thi công xây dựng cơng trình, quản lí chất lượng có ý

(76). Trịnh Quang Bắc (2017), Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước

nghĩa vơ cùng quan trọng. Cơng trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an tồn lao động và bảo vệ mơi trường trong q trình thi cơng. Nhà nước khuyến khích việc giám sát thi công xây dựng nhà ở

riêng lẻ. Việc giám sát thi cơng xây dựng cơng trình phải bảo đảm 3 yêu cầu

được Luật Xây dựng năm 2014 quy định. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được lựa chọn phải có đề xuất về giải pháp giám sát và quy trình kiểm sốt chất lượng… quy trình kiểm tra và nghiệm thu, biện pháp quản lí hồ sơ tài liệu trong

quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác.

Quản lí chất lượng cơng trình xây dựng là sự quản lí của cơ quan, tổ chức,

người có thẩm quyền, được thực hiện theo các phương thức hoạt động như thí

nghiệm chuyên ngành xây dựng; quan trắc cơng trình; trắc đạc cơng trình; kiểm

định xây dựng; giám định xây dựng; giám định tư pháp xây dựng; đánh giá hợp

quy trong hoạt động xây dựng; đánh giá hợp chuẩn trong hoạt động xây dựng…(77) Quản lí chất lượng cơng trình xây dựng được xác định là trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng và của cả các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lí nhà nước về lĩnh vực này. Năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lí chất lượng cơng trình xây dựng,

quy định về nội dung, trách nhiệm của các cơ quan trong quản lí nhà nước về

chất lượng cơng trình xây dựng. Theo đó, trách nhiệm quản lí nhà nước về chất

lượng cơng trình xây dựng thuộc về Bộ Xây dựng, các bộ quản lí xây dựng

chuyên ngành. UBND cấp tỉnh quản lí nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng trên địa bàn. Sở xây dựng và các sở quản lí cơng trình xây dựng chun ngành giúp UBND cấp tỉnh quản lí chất lượng cơng trình chuyên ngành trên

địa bàn. Nội dung quản lí nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng đã được

(77).Xem thêm định nghĩa các khái niệm liên quan tại Điều 3 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5

năm 2015 về quản lí chất lượng và bảo trì cơng trình xây dựng. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, thay thế cho Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 6 tháng 12 năm 2010 về bảo trì cơng trình xây

dựng và Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6 tháng 02 năm 2013 về quản lí chất lượng cơng trình xây dựng, trừ các nội dung liên quan đến thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lí nhà nước về xây dựng.

quy định theo từng loại chủ thể: Bộ Xây dựng, các bộ quản lí xây dựng chun

ngành, Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an, UBND cấp tỉnh, sở xây dựng và các sở quản lí cơng trình xây dựng chun ngành. Phù hợp với những văn bản luật đã

được sửa đổi, bổ sung hoặc được xây dựng, ban hành mới, Chính phủ ban hành

Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 thay thế Nghị định số 46/2015/NĐ-CP nêu trên, quy định chi tiết một số nội dung về quản lí chất

lượng, thi cơng xây dựng và bảo trì cơng trình xây dựng.

Về hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật ở lĩnh vực này, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật hướng

dẫn và kiểm sốt chất lượng cơng trình xây dựng. Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về xây dựng thường xuyên được rà soát, cập nhật, bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn,

thích ứng với điều kiện kinh tế, xã hội, địa lí, khí hậu, kĩ thuật, công nghệ của Việt Nam. Bộ Xây dựng đã tiến hành soát xét 8 quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về xây dựng(78) và khoảng 150 tiêu chuẩn quốc gia; ban hành theo thẩm quyền các quy chuẩn kĩ thuật quốc gia xây dựng về: Các cơng trình hạ tầng kĩ thuật; các cơng trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả; sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng; xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngồi trời; gara ơ tơ; cơng trình tàu điện ngầm.(79) Các vi phạm hành chính và biện pháp xử phạt, xử lí vi phạm liên quan đến kiểm sốt chất lượng cơng trình xây dựng cũng được

quy định tương đối phù hợp tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017.(80)

(78). (i) QCVN 01:2008/BXD về quy hoạch xây dựng; (ii) QCVN 02:2009/BXD về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng; (iii) QCVN 06:2010/BXD về an toàn cháy cho nhà và cơng trình; (iv) QCVN 07:2016/BXD về cơng trình hạ tầng kĩ thuật đơ thị; (v) QCVN 08:2017/BXD về cơng trình cơng cộng ngầm

đơ thị; (vi) QCVN 09:2017/BXD về cơng trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả; (vii) QCVN

17:2013/BXD về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời; xây dựng mới (viii) QCVN 04:2018/BXD về nhà chung cư.

(79). Đã ban hành theo thẩm quyền: (i) QCVN 07:2016/BXD; (ii) QCVN 09:2017/BXD; (iii) QCVN 16:2017/BXD; (iv) QCVN 08:2018/BXD; (v) QCVN 13:2018/BXD; (vi) QCVN 17:2018/BXD.

- Ưu điểm trong tổ chức thực hiện pháp luật

Thứ nhất, đã xây dựng, củng cố hệ thống các cơ quan có thẩm quyền, phát

triển đội ngũ cán bộ, cơng chức quản lí nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng đơ thị.

Thứ hai, pháp luật về chất lượng cơng trình xây dựng đơ thị nhìn chung

được chấp hành, tn thủ. Các bộ, ngành, UBND các cấp và các cơ quan liên quan đã xác định và triển khai tổ chức thực hiện các giải pháp thi hành pháp luật, tạo ra sự chuyển biến rõ nét và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong quản lí nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng đơ thị, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đô thị, phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương và cả nước.

Thứ ba, cơng tác quản lí chất lượng cơng trình xây dựng nói chung, cơng

trình xây dựng đơ thị nói riêng ngày càng đi vào nền nếp, góp phần nâng cao

hiệu quả đầu tư xây dựng. Thời gian qua, chất lượng cơng trình xây dựng nhìn

chung được nâng lên. Các dự án sử dụng vốn nhà nước đã được kiểm soát tốt

về thiết kế xây dựng, tránh tình trạng tùy tiện lựa chọn về giải pháp cơng nghệ, loại vật liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng không phù hợp hoặc vượt quá yêu cầu khai thác, sử dụng cơng trình. Quản lí nhà nước cũng góp phần quan trọng trong giảm thiểu rủi ro, bảo đảm chất lượng đối với các cơng trình theo dự án từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, bảo đảm mặt bằng chung về chất lượng các sản phẩm của hoạt động xây dựng đô thị; giảm thiểu sự cố cơng trình trong q trình thi cơng xây dựng và khai thác sử dụng cũng như tránh thất thốt,

lãng phí đối với các cơng trình đã được cơ quan chun môn về xây dựng thẩm định trong thời gian qua. Tại Bộ Xây dựng, tỉ lệ hồ sơ phải trả lại để sửa đổi,

bổ sung thiết kế chỉ chiếm 0,4% tổng số hồ sơ đề nghị thẩm định; tỉ lệ cắt giảm chi phí sau khi thẩm định tổng mức đầu tư là 4,38%, dự toán là 2,59%. Tại các sở xây dựng, tỉ lệ cắt giảm chi phí sau khi thẩm định tổng mức đầu tư là 1,29%,

dự toán là 3,91%.(81)

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam hiện nay (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)