Tổng quan tình hình thực hiện quyền của lao động nữ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền của ngƣời lao động nữ thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần hoàng hà (Trang 26 - 27)

Pháp luật về quyền của người lao động nữ ở Việt Nam hiện nay tuy có một số hạn chế nhất định nhưng nhìn chung được coi là khá tiến bộ và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới. Từ khi tiến hành đổi mới, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đang tích cực xây dựng nhà nước pháp quyền, bảo vệ nhân quyền và hội nhập quốc tế, vấn đề bảo vệ phụ nữ càng được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Phụ nữ Việt Nam ngày càng được giải phóng, có nhiều cơ hội và nhiều đại diện tham gia vào hệ thống chính trị, cũng như vào việc đề xuất, hoạch định, thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xét chung trên toàn thế giới và khu vực, Việt Nam là quốc gia được đánh giá cao về chỉ số bình đẳng giới, có mức độ bảo đảm quyền bình đẳng về chính trị của phụ nữ ở mức cao. Tuy số lượng lao động nữ ngày càng tăng song tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động nữ ngày càng giảm. Nguyên nhân là do sự phát triển của nền kinh tế mà bộ phận phụ nữ ở nhà chăm sóc chống con. Xét về tỷ trọng sử dụng lao động theo giới tính của các loại hình kinh tế cho thấy, trừ loại hình kinh tế Vốn đầu tư nước ngồi, tất cả các loại hình kinh tế cịn lại đều sử dụng lao động nam nhiều hơn lao động nữ.

Trong các chính sách về lao động nữ, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tạo điều kiện để lao động nữ tiến bộ và phát triển. Do vậy, Việt Nam đã phê chuẩn các Công ước Quốc tế đảm bảo cho lao động nữ nói riêng và phụ nữ nói chung tiến bộ và phát triển bình đẳng với nam giới, nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới. Hiến pháp mới 2013 có những sửa đổi, bổ sung và phát triển thể hiện tầm quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân, trong đó có cả quyền của phụ nữ. Theo đó, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; nam, nữ có quyền kết hơn, ly hơn, hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau, Nhà nước bảo hộ hơn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

Trong lĩnh vực lao động, quan điểm của Đảng và Nhà nước đã được quán triệt trong Bộ luật Lao động, trong đó, có dành một chương quy định pháp luật cho lao động nữ. Ngoài ra, nhiều nội dung khác về lao động nữ cũng được lồng ghép trong một số chương và điều khác trong Bộ luật.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền của ngƣời lao động nữ thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần hoàng hà (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)