Đường lối đổi mới toàn diện đất nước của Đại hội VI (12-1986)

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐỀ TÀI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 30 - 36)

Chương 1 : TÍNH TẤT YẾU CỦA SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI

2.1. Sự hình thành và xây dựng đường lối đổi mới của Đảng

2.1.1.2 Đường lối đổi mới toàn diện đất nước của Đại hội VI (12-1986)

Từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986, tại Hà Nội, Đại hội VI của Đảng diễn ra trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đang phát triển mạnh, xu thế đối thoại trên thế giới đang dần thay đổi. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải tổ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việt Nam đang bị các đế quốc và thế lực thù địch bao vây, cấm vận và ở tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật đều diễn ra khá phổ biến. “Đối với nước ta, đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự

nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống cịn" 1.

a) Đổi mới trên nhận thức thực tiễn và tư duy chính trị.

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội đã đánh giá đúng và nói rõ sự thật, đi sâu phân tích những tồn tại và những sai lầm, nghiêm túc kiểm điểm, nghiêm khắc tự phê bình những sai lầm, khuyết điểm trong chỉ đạo của Đảng trong 10 năm (1975 – 1986). Đó là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm, khuyết điểm, tư tưởng tiểu tư sản, vừa “tả” khuynh vừa hữu khuynh. Nguyên nhân bắt nguồn từ khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng. “Những sai lầm và khuyết điểm trong công tác lãnh đạo của Đảng trước hết thuộc về trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội đồng Bộ trưởng. Cần nhấn mạnh rằng, việc chậm bố trí đúng sự chuyển tiếp hạt nhân lãnh đạo là một nguyên nhân trực tiếp làm cho sự lãnh đạo của Đảng trong những năm gần đây khơng đáp ứng những địi hỏi của tình hình mới. Ban Chấp hành Trung ương xin tự phê bình nghiêm túc về những khuyết

điểm của mình trước Đại hội”2. Đại hội rút ra bốn bài học quý báu:

Một là, trong tồn bộ hoạt động của mình, đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27

Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.

Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.

Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Đại hội khẳng định, chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người, cần có chính sách cơ bản, lâu dài, xác định được những nhiệm vụ, phù hợp với yêu cầu, khả năng trong chặng đường đầu tiên. Bốn nhóm chính sách xã hội là: Kế hoạch hố dân sớm giải quyết việc làm cho người lao động. Thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm an tồn, khơi phục trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực xã hội. Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hoá, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân. Xây dựng chính sách bảo trợ xã hội.

b) Đổi mới về cơ cấu và quản lí kinh tế:

Những đổi mới về tư duy chính trị của Đảng đóng vai trị là màn dạo đầu cho đổi mới tư duy kinh tế. Đại hội Đảng lần thứ VI đánh giá mơ hình kinh tế được áp dụng ở nước ta trong nhiều năm qua thực chất là mơ hình kinh tế hiện vật, phi sản xuất hàng hóa và phi kinh tế thị trường. Cần đánh dấu một bước ngoặc mới, mở ra một thời kỳ mới cho đất nước phát triển, trong Đại hội VI của Đảng đã xác định rõ quan điểm coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, gắn đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.

Về cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cho phép và khuyến khích kinh tế tư nhân, cá thể phát triển trong những ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp lên cao, từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn, điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành, “đi đôi với việc phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn tích lũy tập trung của nhà nước và tranh thủ vốn

nước ngồi, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác”1.

Thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế nhằm phát huy tiềm năng và giải phóng

28

lực lượng sản xuất. Nhưng trong quan điểm của Đảng vẫn còn phân biệt đối với thành phần kinh tế phi nhà nước, vẫn e ngại những mặt “tiêu cực” của các thành phần kinh tế này. “Thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa và kinh tế tư bản tư nhân, thì đương nhiên cũng phải thường xuyên đấu tranh với xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa và những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế của các thành phần đó. Nhà nước dùng pháp luật và chính sách, dựa vào sức mạnh của kinh tế xã hội chủ nghĩa để kiểm soát và chi phối các thành phần kinh tế đó theo phương châm “sử dụng để cải tạo, cải tạo để để sử dụng tốt hơn””1.

Về cơ chế quản lý kinh tế, Đảng chỉ rõ việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đơi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Cơ chế mới được xây dựng phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển của nền kinh tế, thiết lập và hình thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch tốn kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, lấy kế hoạch hóa làm trung tâm, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Điều kiện của Việt Nam lúc ấy rất khó khăn, đời sống nhân dân cực khổ, mọi hàng hóa tiêu dùng đều thiếu thốn. Chính vì vậy, ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước là “mở rộng giao lưu hàng hóa, bãi bỏ việc ngăn

sông, cấm chợ, chia cắt thị trường, để tăng nhanh khối lượng hàng hóa lưu thơng”2.

Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa khi đưa ra quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội, coi chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính chất quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội trong Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 6 (khóa VI) (tháng 3/1989) đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc về mặt tư duy của Đảng so với Đại hội VI. Các khái niệm, phạm trù của kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường như: cung - cầu, thị trường, giá cả, ... bắt đầu được phổ biến rộng rãi. Đặc biệt, tại hội nghị này, đã khẳng định: Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thị trường xã hội là một

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29

thể thống nhất, thông suốt trong cả nước và gắn với thị trường thế giới với nhiều lực lượng khác nhau tham gia lưu thơng hàng hố. Đồng thời, nhấn mạnh “Thị trường tác động đến quá trình tái sản xuất chủ yếu thông qua giá cả. Trong quan hệ hợp tác và cạnh tranh, người sản xuất, người lưu thông và người tiêu dùng chủ động mua bán, thỏa thuận với nhau về giá, hình thành nên giá thị trường... Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ phải phù hợp

với giá thị trường trong nước và giá thị trường quốc tế”1. Từ đó, cơ chế hai giá bị xóa bỏ,

thay vào đó là cơ chế một giá thống nhất trên toàn quốc, kể cả giá của một số mặt hàng do Nhà nước cần kiểm sốt (xăng dầu, điện, nước, cước phí giao thơng...) cũng căn cứ theo thị trường, không được ấn định chủ quan, tùy tiện. Từ tháng 3 - 1989, Nhà nước quyết định chuyển toàn bộ lương thực và 80% vật tư sang kinh doanh.

Đường lối đổi mới tư duy kinh tế của Đảng đã được đề ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI với nội dung cụ thể: cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung bị xóa bỏ, thay vào đó là cơ chế hạch tốn kinh doanh xã hội chủ nghĩa, với một nền kinh tế nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước. Đây là một bước tiến dài trong nhận thức của Đảng về đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Thành công trong kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) thật ra không đơn thuần là phục hồi được sản xuất, tăng trưởng kinh tế, kiểm chế đẩy lùi lạm phúc mà quan trọng hơn là dã chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước q trình dân chủ hóa dời sống kinh tế xã hồi và giải phóng sức sản xuất. Là sự chuẩn bị trước cho những năm 1990 - 1991, nguồn viện trợ quốc tế đột ngột bị cắt giảm, thị trường xuất nhập khẩu truyền thống bị lỡng hụt nhưng vì cơ hầu nền kinh tế nước là đã được chuyển đổi, cơ chế quản lý mới đã được xác lập và hat đầu phát huy tác dụng tích cực nên tuy nền kinh tế có bị chao đảo nhất định nhưng khơng bị xáo trận lớn.

c) Đổi mới về chính sách đối ngoại:

30

Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là cột mốc các học giả quan trọng đánh

dấu sự "Cải cách, mở cửa"1, sự chuyển hướng toàn bộ chiến lược (hoặc đánh dấu bước

chuyển có ý nghĩa có thể nói, chiến lược) đối ngoại của Việt Nam. Trong Văn kiện Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đổi mới tư duy, nhận thức về các vấn để quan hệ chính trị quốc tế đương đại. Khi nhìn định về tình hình thế giới mới, Đảng nêu rõ: “Đặc điểm nổi bật của thời đại là cuộc cách mạng khoa học - kỳ cá thuật đang diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh q trình quốc tế hóa các lực

lượng sản xuất"2. Theo đó, Đảng xác định: “Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa

chính trị ngày càng quan trọng đối với kết cục của cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống…, giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau, sự lựa chọn duy nhất đúng đến là thi đua về kinh tế,

về lối sống...”3. Từ nhận thức trên đây, Đại hội VI kết luận: “xu thế mở rộng phân công,

hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, cũng là những

điều kiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta" 2 và chủ

trương phải đối mới phương cách tập hợp lực lượng, “phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với mức mạnh thời đại trong điều kiện mới".

Sau gần hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, ngày 20-5-1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết Số 13/NQ-TW Về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới. Nhận định tình hình thế giới, Bộ Chính trị cho rằng, các nước đang “chạy đua ráo riết về kinh tế và khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra một nền kinh tế phát triển cao vào cuối thế kỷ này. Xu thế đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau ngày

càng phát triển”4. Trên cơ mở nhận định đó, Bộ Chính trị đưa ra một kết luận hết sức quan

trọng. “Với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế chúng ta sẽ càng có nhiều khả năng giữ vững độc lập và xây dựng

1 Cổ Tiểu Tùng, thông tấn xã Việt Nam: Tài liệu tham khảo đặc biệt. sô 037-TTX, 13/2/2007

2 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987

3 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

4 Nguyễn Cơ Thạch: Những chuyển biến trên thế giới và tư duy mới của chúng ta, tapk chí Quan hệ Quốc tế, số 1, tháng 1-1990

31

thành công chủ nghĩa xã hội hơn”3 . So với quan điểm Đại hội VI: “Công cuộc bảo vệ anh

ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội cần được tiến hành bằng sức mạnh của mọi lực

lượng vũ trang và không vũ trang và bằng mọi phương tiện cần thiết"1; với kết luận của Bộ

Chính trị nếu trên, lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam coi "sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế là một nhân tố góp phần giữ vững độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Đây là bước phát triển mới về tư duy quan hệ chính trị quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bộ Chính trị xác định: mục tiêu chiến lược và lợi ích cao nhất của Việt Nam là giữ vững hịa bình và phát triển kinh tế, đồng thời nêu rõ quyết tâm, chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ tình trạng đối đầu sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hịa bình; kiên quyết mở rộng quan hệ và đa dạng hóa quan hệ hợp tác quốc tế. Như vậy cho thấy, Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị thể hiện sự đổi mới tư duy về quan hệ chính trị quốc tế, về an ninh và phát triển; về đoàn kết quốc tế và tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế của Việt Nam. Bộ Chính trị coi đây là sự chuyển hướng toàn bộ chiến lược đới ngoại Sự chuyển hướng chiến lược đối ngoại thể hiện trong Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị đã đặt nền móng cho việc hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam. “Trong suốt nửa cuối thập kỷ 80, giới lãnh đạo Việt Nam đã có các chuyển biến lớn trong nhận thức về chính sách đối ngoại... chuyển từ đường lối đối ngoại mang đậm tư tưởng ý thức hệ sang đường lối đối ngoại coi trọng lợi ích quốc gia

và tư tưởng chính trị phương thực tế"1

Nhìn chung, chúng ta có thể thấy được cơng cuộc đổi mới đất nước ta do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo là bước phát triển mới của sự nghiệp cách mạng Việt Nam là một một đòi hỏi khách quan tất yếu của chính bản thân sự nghiệp cách mạng Việt Nam nhằm đưa đất nước vượt qua khó khăn về kinh tế, vì lợi ích của dân tộc và của nhân dân. Đường lối đổi mới của Đảng đã được toàn dân hưởng ứng và thực hiện, thể hiện sự trưởng thành của Đảng trong tư duy lý luận và nhận thức thực tiễn, độc lập, tự chủ, sáng

1 Edited by, Carlyle A. Thayer, Ramses Amer: Vietnamese Foreign Policy in Transition, Institute of Southeast Asian Studies

32

tạo trong đường lối, chính sách và sự lựa chọn hình thức, giải pháp và bước đi thích hợp của q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐỀ TÀI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 30 - 36)