Thành tựu cơ bản

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐỀ TÀI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 41 - 42)

Chương 1 : TÍNH TẤT YẾU CỦA SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI

2.1. Sự hình thành và xây dựng đường lối đổi mới của Đảng

2.1.3.1 Thành tựu cơ bản

Tổng kết 10 năm đổi mới (1986 -1996 ) đất nước thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng được xác định rõ hơn. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho cơng nghiệp hố đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. “Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy trong q trình thực hiện có một số khuyết điểm, lệch lạc và kéo dài, dẫn đến chệch hướng ở lĩnh

vực này, hay lĩnh vực khác, ở mức độ này , hay mức độ khác …"2. Đại hội nêu ra sáu bài

học chủ yếu qua 10 năm đổi mới:

Một là, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới và phát triển

1 Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương: Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

38

Hai là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.

Ba là, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đơi tăng cường vai trị quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bốn là, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân phát huy sức mạnh của cả dân tộc.

Năm là, mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại.

Sáu là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng và củng cố Đảng là nhiệm vụ then chốt.

Tiếp tục những tìm tịi, cải cách trong thời kỳ trước, trong những năm 1986-1995 sự nghiệp cải cách được đẩy lên tầm cao mới. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là động lực chủ yếu của thời kỳ này. Để thay thế cơ chế quản lý cũ, Nhà nước đã ban hành hàng loạt chỉ thị, nghị quyết nhằm từng bước xác lập cơ chế quản lý mới. Cải cách có ý nghĩa nhất là việc xoá bỏ chế độ hai giá, áp dụng cơ chế giá thị trường, thương mại hóa tư liệu sản xuất và hàng hóa tiêu dùng, xố bỏ chế độ tem phiếu đối với một số mặt hàng tiêu dùng, chấm dín chế độ phân phối theo giá thấp đối với phần lớn hàng hoá tự liệu sản xuất, tự do hoá một phần nội thương, thơng qua Luật Đầu tư nước ngồi, cho phép xí nghiệp quốc doanh có quyền tự chủ quản lý nhiều hơn và khuyến khích chế độ hạch tốn lỗ lãi. Những nét đặc trưng nổi bật và diễn hình của thời kỳ này là Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu dấu thì, đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, đồng thời là một địa chỉ thu hút đấu tư trực tiếp nước ngoài. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và bước dầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đã giúp cho hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu để ra cho kế hoạch 5 năm (1991-1995) hịan thành và hồn thành vượt mức: đây là kế hoạch 5 năm đầu tiên đạt và vượt mục tiêu.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐỀ TÀI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 41 - 42)