Kiên trì đổi mới tồn diện, có ngun tắc, sáng tạo

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐỀ TÀI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 76 - 78)

Chương 1 : TÍNH TẤT YẾU CỦA SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI

3.2.1.Kiên trì đổi mới tồn diện, có ngun tắc, sáng tạo

3.2. Một số bài học kinh nghiệm chủyếu

3.2.1.Kiên trì đổi mới tồn diện, có ngun tắc, sáng tạo

Đổi mới tồn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Biện chứng của cuộc sống đặt ra cho Ðảng và nhân dân ta một thử thách to lớn về trí tuệ: đổi mới như thế nào cho hiệu quả và an tồn, nhất là trong đổi mới chính trị và hệ thống chính trị? Thực tiễn đã chỉ rõ phải đổi mới toàn diện: từ nhận thức tư tưởng đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, từ đối nội đến đối ngoại, nghĩa là đổi mới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong chính trị, đổi mới và chỉnh đốn Ðảng, gắn liền với đổi mới quản lý của Nhà nước, đồng thời phải đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của từng bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, của mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội. Phải đổi mới đồng bộ tất cả các mặt của đời sống xã hội, nhưng khơng có nghĩa là làm đồng loạt, dàn đều, mà phải có trọng tâm, trọng điểm, có những bước đi thích hợp. Lúc đầu, phải tập trung vào đổi mới kinh tế và từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Tiếp theo, phải tiến hành đồng thời đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị; có sự tính tốn cân nhắc, trù liệu cẩn thận các bước đi, hình thức, biện pháp thích hợp. Vội vã, hấp tấp sẽ gây mất ổn định, thậm chí rối loạn, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch chống phá công cuộc đổi mới; ngược lại, quá chậm chạp trong đổi mới, trong đó có đổi mới hệ thống chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế cũng như tồn bộ cơng cuộc đổi mới. Phải đảm bảo sự gắn kết, đồng bộ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Ðảng là nhiệm vụ then chốt với phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.

Nhận thức đúng mối quan hệ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, giữa các nội dung và nhiệm vụ mà công cuộc đổi mới đặt ra để từ đó xác định rõ các biện

73

pháp, các bước đi hợp lý cần phải thực hiện có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất to lớn. Trong vấn đề phức tạp này, nổi bật lên mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Việc tiến hành đổi mới hai lĩnh vực trọng yếu này là đòi hỏi Ðảng và Nhà nước, những chủ thể lãnh đạo và quản lý xã hội chẳng những phải thấm nhuần quan điểm thực tiễn, thấu hiểu cuộc sống của nhân dân, đáp ứng những nhu cầu bức xúc, những lợi ích thường nhật của người dân cùng với sự phát triển lâu dài, bền vững của dân tộc mà còn phải thể hiện được tầm nhìn văn hóa, nhãn quan văn hóa chính trị trong việc đề ra chủ trương và chính sách. Văn hóa, đó là kết quả sáng tạo tổng hợp từ tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra, văn hóa khơng ở bên ngồi mà ở trong kinh tế và chính trị. Nhìn lại sau bao năm đổi mới, cả những thành tựu và những hạn chế, khiếm khuyết, ta càng thấy rõ giá trị và ý nghĩa của những đột phá trong đổi mới kinh tế, từ những thử nghiệm ban đầu về khoán, về những điều chỉnh cơ chế quản lý đến việc chuyển sang cơ chế thị trường và định hình đường lối phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung mọi nỗ lực vào đổi mới kinh tế để đạt được tốc độ và nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, nhờ đó mới có thể chăm lo lợi ích cho người lao động, cải thiện điều kiện sống và mức sống của dân cư, tạo ra động lực phát triển xã hội. Với đổi mới kinh tế, gắn liền chính sách kinh tế với chính sách xã hội, kết hợp tăng trưởng kinh tế với từng bước thực hiện công bằng xã hội, Ðảng và Nhà nước không chỉ chú trọng giải quyết các vấn đề thiết yếu trước mắt của cuộc sống dân cư, thực hiện công bằng trong phân phối lợi ích mà cịn hướng tới điều căn bản, sâu xa hơn là công bằng về cơ hội phát triển cho tất cả mọi người dân. Ðó là tầm vóc và ý nghĩa cách mạng của đổi mới, trước hết là đổi mới kinh tế, thể hiện ở tư tưởng lý luận và biện pháp thực hiện về giải phóng và phát triển nguồn lực con người. Ðó cũng chính là dân chủ hóa kinh tế, đồng thời là dân chủ hóa chính trị để thực hiện quyền làm chủ và thụ hưởng lợi ích của những người lao động làm chủ xã hội. Ðổi mới kinh tế, đổi mới chính trị và đổi mới toàn diện xã hội đã đi đúng quy luật, thuận lòng dân, được nhân dân hết lòng ủng hộ và hăng hái nhập cuộc là vì thế. Một đường lối, chủ trương và chính sách đúng sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống và sớm phát huy tác

74

dụng, bởi nó đáp ứng được lợi ích của nhân dân, phát triển được sức dân, đó là sức mạnh nền tảng của xã hội. Thành cơng của đổi mới kinh tế đã góp phần trực tiếp vào việc củng cố sự vững mạnh của chế độ chính trị, đồng thời đổi mới chính trị đúng đắn, thận trọng, có bước đi hợp lý lại thúc đẩy kinh tế phát triển và làm lành mạnh hóa xã hội. Trong vấn đề này, giữ vững ổn định chính trị tích cực có một tầm quan trọng đặc biệt. Nó là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để đổi mới có kết quả, hiệu quả. Thành bại của mọi chương trình cải cách và đổi mới ở tất cả các nước, trong đó có nước ta, bắt đầu từ việc có giải quyết được vấn đề ổn định chính trị hay khơng. Ðó là bài học kinh nghiệm quý báu từ việc đổi mới tồn diện, có biện pháp đúng và bước đi thích hợp.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐỀ TÀI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 76 - 78)