7. Kết cấu luận văn
1.2 Chính sách trợ cấp xã hội
1.2.4.2 nghĩa trợ cấp xã hội
Ngay từ khi ra đời, an sinh xã hội nói chung và trợ cấp xã hội nói riêng đã được đón nhận như một sự đảm bảo cho cuộc sống và đặc biệt có ý nghĩa đối với một bộ phận thành viên xã hội, bộ phận người “yếu thế”. Là sự bảo vệ phổ cập và đồng nhất đối với mọi thành viên xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro, trợ cấp xã hội là hoạt động mang đậm tính nhân đạo, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật.
Dưới góc độ kinh tế, trợ cấp xã hội khơng vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận nhưng lại có ý nghĩa là cơng cụ phân phối tiền bạc, của cải và dịch vụ có lợi cho các thành viên bất hạnh của xã hội, thu hẹp dần sự chênh lệch mức
sống, giảm bớt bần cùng, nghèo đói. Ở khía cạnh này, trợ cấp xã hội chính là biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội. Với mỗi thành viên xã hội nói chung và đối tượng trợ cấp nói riêng, trợ cấp xã hội đặc biệt có ý nghĩa trong việc đảm bảo sự tồn tại và tạo cơ hội vượt qua những khó khăn, túng quẫn về kinh tế. Đối tượng trợ cấp xã hội là những người có mức sống thấp hơn mức sống tối thiểu của xã hội, các yêu cầu tối thiểu về kinh tế như ăn, mặc, … không được đảm bảo. Trong tình cảnh đó, trợ cấp xã hội chính là “lưới đỡ” kinh tế cuối cùng về miếng cơm, manh áo hàng ngày cho đối tượng. Khơng chỉ dừng lại đó, trợ cấp xã hội cịn đưa đến những cơ hội thuận lợi để đối tượng tự vươn lên đảm bảo và nâng cao đời sống của mình. Tuy nhiên, cũng phải nhận thức rằng trợ cấp xã hội khơng loại trừ được nghèo đói, bất hạnh, rủi ro, … nhưng đây là biện pháp kinh tế góp phần đẩy lùi nghèo túng, khắc phục rủi ro, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Dưới góc độ chính trị xã hội, trợ cấp xã hội đặc biệt có ý nghĩa. Đây khơng chỉ là thái độ của Nhà nước, là biện pháp hỗ trợ tích cực của xã hội đối với mỗi thành viên của mình khi gặp rủi ro, khó khăn mà cịn giảm thiểu những bất ổn trong xã hội, góp phần duy trì ổn định xã hội trong đó có ổn định về chính trị. Sỡ dĩ, có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc xuất phát từ chỗ nền tảng của trợ cấp xã hội là sự hợp tác, tương trợ cộng đồng giữa các thành viên xã hội trước bất hạnh, rủi ro của mỗi cá nhân.
Theo đó, những khó khăn bất hạnh này được cả cộng đồng gánh vác, sẻ chia mà khơng địi hỏi một nghĩa vụ nào về tài chính từ phía đối tượng. Ở đây khơng có sự phân biệt về đối tượng hưởng cũng như chủ thể thực hiện mà hơn thế nữa lại là yếu tố tạo nên sự hòa đồng giữa các thành viên xã hội khơng phân biệt giới tính, tơn giáo, địa vị kinh tế. Có thể nói, trợ cấp xã hội là hình thức tương trợ cộng đồng phổ biến nhất, thể hiện tính nhân văn sâu sắc của mỗi cá nhân và có sức hút hấp dẫn trước các giá trị nhân bản của con người.
Ngày nay, trợ cấp xã hội khơng cịn là vấn đề chính trị, xã hội của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề có tính quốc tế. Việc thực hiện trợ cấp xã hội khơng bị giới hạn bởi bất kỳ rào cản chính trị hay địa lý nào, nó có ý nghĩa tồn cầu vì một thế giới hịa bình, ổn định và phát triển hơn.
Dưới góc độ pháp luật, trợ cấp xã hội là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội, điều chỉnh việc trợ giúp vật chất và tinh thần cho nhóm đối tượng có vị thế bất lợi, thiệt thịi, ít có cơ may trong cuộc sống như người bình thường khác và khơng đủ khả năng tự lo liệu. Ý nghĩa pháp luật của trợ cấp xã hội xuất phát từ quyền cơ bản của con người. Mỗi con người sống trong xã hội đều có quyền được sống, được bình đẳng, được u thương, đùm bọc, bảo vệ khỏi những biến cố bất lợi, đặc biệt là khi sự sống bị đe dọa.
Ở nước ta, quyền bảo trợ đã được ghi nhận trong Hiến pháp (2013) (Điều 67) và nhiều văn bản pháp lý khác. Điều đó cho thấy trợ cấp xã hội không chỉ đơn thuần là hoạt động tự phát mang tính nhân đạo của cộng đồng mà dưới góc độ pháp luật, nó đã được thể chế hóa thành chế định của hệ thống pháp luật an sinh xã hội quốc gia. Cũng từ đó, giúp chúng ta nhận thức được rằng trợ cấp xã hội không phải là sự ban ơn, sự chiếu cố của xã hội đối với những thân phận thấp hèn, những người cùng cực, mà là quyền của mỗi thành viên trong xã hội, là trách nhiệm, nghĩa vụ của cả cộng đồng.