7. Kết cấu luận văn
2.2.2 Việc thực hiện trợ cấp xã hội ở tỉnh Bến Tre
Các mức trợ cấp xã hội quy định ở các nghị định là các mức trợ cấp tối thiểu. Tùy vào điều kiện kinh tế và tình hình ở địa phương mà các tỉnh, thành phố tự cân đối ngân sách, chủ động nâng mức trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng trợ cấp xã hội cao hơn mức quy định của Chính phủ. Trong cả nước đã có nhiều tỉnh, thành phố nâng mức trợ cấp xã hội hàng tháng cao hơn quy định như Hà Nội (mức 350.000 đồng/tháng), Bình Dương (mức 340.000 đồng/tháng), Quảng Ninh (mức 300.000 đồng/tháng), …
Riêng tỉnh Bến Tre là một tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, hạn hẹp về kinh phí, mất cân đối ngân sách, thu không đủ chi, nguyên nhân là miễn giảm thuế môn bài nông, lâm sản chưa qua chế biến, nguồn bán tài sản công, thu tiền sử dụng đất không đạt chỉ tiêu, ... Các nội dung thực hiện theo Luật, Nghị định, Pháp lệnh, các đề án, chương trình về an sinh xã hội, phần lớn đều phải xin hỗ trợ từ ngân sách Trung ương. Việc thực hiện trợ cấp xã hội thường xuyên cũng nằm trong số đó. Ngân sách địa phương chỉ thực hiện cho việc trợ cấp đột xuất như trợ cấp cứu đói, hỗ trợ người nghèo ăn tết, hỗ trợ các trường hợp nhà sập, nhà cháy, có người bị thương hoặc mất tích, các trường hợp bệnh nan y có hồn cảnh khó khăn, … Do đó, tỉnh Bến Tre chỉ quy định mức trợ cấp cho các đối tượng xã hội ở mức tối thiểu. Mức trợ cấp này không đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của các đối tượng, nhất là đối với các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh thì chi phí đi lĩnh tiền trợ cấp có khi chiếm hết một phần ba.
Kinh phí trợ cấp xã hội tỉnh Bến Tre tăng lên từng năm theo số đối tượng xã hội được trợ cấp. Việc thay đổi đối tượng từ khi áp dụng Nghị định số
13/2010/NĐ-CP đã làm kinh phí trợ cấp xã hội thường xuyên năm 2011 tăng hơn 2,5 lần so với năm 2010 và năm 2014 tăng gần 8 lần so với năm 2007. Bảo hiểm y tế cho các đối tượng trợ cấp xã hội cũng tương tự như thế. Năm 2007, việc thực hiện bảo hiểm y tế cho các đối tượng trợ cấp xã hội chưa được tuyên truyền sâu rộng dẫn đến tâm lý e ngại cho các đối tượng trợ cấp xã hội: sợ phải đóng thêm tiền, sợ tốn tiền di chuyển đến nơi khám, chữa bệnh, ... Kể từ năm 2008, việc xác định đối tượng hưởng bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy trình cụ thể, đối tượng trợ cấp xã hội nhận thức được việc có ích từ bảo hiểm y tế nên số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tăng dần lên. Từ đó, kinh phí hỗ trợ bảo hiểm y tế cũng tăng theo, năm 2008 tăng gần 3 lần so với năm 2007, năm 2011 tăng 3 lần so với năm 2010. Trong đó, số đối tượng trợ cấp xã hội hưởng bảo hiểm y tế đã loại trừ số đối tượng thuộc hộ nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Những người thuộc hộ nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi đã có chế độ bảo hiểm y tế riêng. Cịn mai táng phí được hỗ trợ thực tế cho từng đối tượng với mức 3.000.000 đồng/đối tượng.
Với số đối tượng nhiều, kinh phí thực hiện trợ cấp xã hội thường xuyên, bảo hiểm y tế và mai táng phí lớn, tỉnh Bến Tre không đủ ngân sách chi trả nên không thể nâng mức trợ cấp cao hơn quy định của Chính phủ mà hàng năm phải xin hỗ trợ ngân sách trung ương từ 10 tỷ đồng đến 70 tỷ đồng.
Bảng 5. Kinh phí trợ cấp xã hội thường xuyên của tỉnh Bến Tre từ năm 2007 đến năm 2014 (đơn vị: triệu đồng)
Trợ cấp thường xuyên Bảo hiểm y tế Mai táng phí
Năm 2007 16.703 927 665 Năm 2008 25.748 2.661 1.335 Năm 2009 26.220 3.619 4.172 Năm 2010 36.945 5.640 4.548 Năm 2011 97.496 17.475 6.450 Năm 2012 103.260 23.613 7.983 Năm 2013 120.578 29.408 10.035 Năm 2014 131.751 25.252 7.551
Biểu đồ 5. Biểu đồ kinh phí trợ cấp xã hội thường xuyên của tỉnh Bến Tre từ năm 2007 đến năm 2014 (đơn vị: triệu đồng)
Sự vận động của toàn xã hội từ các cấp chính quyền đến các cá nhân, tổ chức cũng đã đóng góp tích cực cho hoạt động trợ cấp xã hội. Một số nơi cơ sở tôn giáo, thờ tự nhận ni dưỡng, chăm sóc gần 200 đối tượng trẻ mồ cơi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ có hồn cảnh gia đình khó khăn và 21 người cao tuổi neo đơn như Chùa Bửu Hưng (xã Tường Đa, huyện Châu Thành), Chùa Phật Minh (xã Giao Hòa, huyện Châu Thành), Chùa Vạn Đức (xã Tam Hiệp, Bình Đại), Hội Dịng mến thánh giá Cái Nhum (xã Long Thới, huyện Chợ Lách), Hội Dòng mến Thánh giá Cái Mơn (xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách), … Trong đó, Chùa Phật Minh (xã Giao Hòa, huyện Châu Thành) và Chùa Vạn Đức (xã Tam Hiệp, Bình Đại) ni dưỡng trẻ em mồ cơi đủ mọi lứa tuổi từ lịng đóng góp hảo tâm của mọi tổ chức, cá nhân, khơng nhận bất kỳ chính sách trợ cấp xã hội nào của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, việc nhận nuôi trẻ tại các cơ sở tơn giáo, thờ tự mang tính tự phát, chưa có cơ sở pháp lý cho phép nhận nuôi dưỡng trẻ, chưa rõ nguồn gốc trẻ được nhận nuôi dưỡng từ các nhà bảo sanh tư nhân, từ các tín đồ mang về từ các tỉnh, khơng có hồ
sơ, thủ tục theo quy định pháp luật, gây khó khăn cho tỉnh trong việc quản lý nhân khẩu và trong việc thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ.