7. Kết cấu luận văn
2.1 Thực trạng ở Việt Nam
2.1.1 Đối tượng bảo trợ xã hội
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2014, cả nước hiện có trên 2,5 triệu người được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng với tổng kinh phí chi trả hơn 7.121 tỷ đổng, trong đó có gẩn 64 nghìn trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ cơi; 95,6 nghìn người cao tuổi cơ đơn; hơn 1,4 triệu người người từ 80 tuổi trở lên; trên 700.000 người khuyết tật nặng; 190.737 người tâm thần; 117.226 người nghèo đơn thân ni con; 15.297 nguời, gia đình ni trẻ em bị bỏ rơi, trẻ mồ cơi; 5.465 gia đình có từ 2 người khuyết tật nặng trở lên; 3.459 người nhiễm HIV/AIDS...
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách chăm lo đời sống các đối tượng bảo trợ xã hội, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: “Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân”.
Đến nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc trợ giúp, chăm sóc, ni dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội được xây dựng, ban hành. Đây
là những cơ sở pháp lý giúp cho hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội đã phát huy hiệu quả vai trị của mình trong việc tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, ni dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội.
Tiêu biểu là Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội, Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và hiện nay là Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Nhìn chung, các nghị định này tập trung vào cá nhân, nhóm yếu thế trong xã hội đang gặp khó khăn về sức khỏe, bệnh tật, trẻ mồ côi, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa. Tuy nhiên, đối tượng đang gặp khó khăn về lao động, việc làm và khó khăn khác chưa được đề cập đến.
Điểm nổi bật là các nghị định đã từng bước mở rộng, cập nhật đối tượng thụ hưởng nảy sinh do các biến cố kinh tế - xã hội. Nếu Nghị định số 07/2000/NĐ-CP chỉ có 04 nhóm đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên là trẻ em mồ côi, người già cô đơn, người khuyết tật nặng, người tâm thần mãn tính và 07 nhóm hưởng trợ cấp xã hội đột xuất thì Nghị định số 67/2007/NĐ-CP đã tăng lên đến 9 nhóm đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên, trong đó nhiều nhóm đối tượng mới được bổ sung như: người cao tuổi (85 tuổi trở lên); người nhiễm HIV/AIDS; hộ gia đình có từ 02 người khuyết tật nặng trở lên, khơng có khả năng tự phục vụ; gia đình, cá nhân nhận ni dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi...) và 07 nhóm hưởng trợ cấp xã hội đột xuất. Điều đáng lưu ý là hai Nghị định này sau khi ban hành từ 3 đến 4 năm đã được sửa đổi, bổ sung một số điều nhằm tiếp tục điểu chỉnh tiêu chí xét đối tượng hưởng lợi. Chẳng hạn, Nghị định số 168/2004/NĐ-CP bổ sung
nhóm trẻ em nhiễm HIV dương tính, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP mở rộng tới các đối tượng khuyết tật nặng khơng có khả năng lao động khơng chỉ ở các hộ nghèo và người cao tuổi được tính từ 60 tuổi trở lên. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP là một bước tiến quan trọng trong việc thế chế hoá đầy đủ và tồn diện các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về