Cơ sở hạ tầng và công tác quản lý đối tượng trợ cấp xã hội ở tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trường hợp tỉnh bến tre (Trang 57 - 60)

7. Kết cấu luận văn

2.2.4 Cơ sở hạ tầng và công tác quản lý đối tượng trợ cấp xã hội ở tỉnh Bến Tre

Cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Trung tâm này có chức năng tư vấn, tuyên truyền các hoạt động dịch vụ công tác xã hội, là nơi tạm lánh của các đối tượng xã hội khác như nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán, nạn nhân bị cưỡng bức lao động; trẻ em, người lang thang, xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú; người bị gia đình ruồng bỏ, người bị bệnh ngặt nghèo không tự lo được cuộc sống. Đây cũng là các đối tượng xã hội cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện chăm sóc, ni dưỡng tạm thời nhưng chưa xác định được thời gian trợ cấp ngắn hạn hay lâu dài. Nếu sau thời gian 03 tháng mà khơng có người thân nhận chăm sóc, ni dưỡng thì các đối tượng này được đưa vào các trung tâm bảo trợ phù hợp với từng hồn cảnh để được chăm sóc, ni dưỡng.

2.2.4 Cơ sở hạ tầng và công tác quản lý đối tượng trợ cấp xã hội ở tỉnh Bến Tre Tre

Các cơ sở hạ tầng ở các trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh Bến Tre ngày càng được quan tâm. Kinh phí đầu tư cho việc xây dựng và nâng cấp các trung tâm chăm sóc và điều trị cho các đối tượng trợ cấp xã hội ngày càng được chú trọng. Các trung tâm có từng khu riêng biệt để chăm sóc cho các đối tượng như Trung tâm Bảo trợ người tâm thần có khu chăm sóc đối tượng tâm thần nhẹ, khu chăm sóc tâm thần nặng và khu chăm sóc tâm thần đặc biệt nặng riêng; Trung tâm Bảo trợ trẻ em có khu chăm sóc trẻ em theo từng lứa tuổi; Trung tâm Bảo trợ xã hội có khu chăm sóc người cao tuổi còn khả năng vận động, khu chăm sóc người cao tuổi khơng cịn khả năng tự lo cho bản thân, … Mỗi khu đều có thiết bị phục vụ chăm sóc riêng nhưng vẫn chưa đảm

bảo được đầy đủ các phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cho các đối tượng.

Đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội ở trung tâm cũng như ở xã, phường, thị trấn cũng được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ một cách bài bản hơn. Công tác quản lý đối tượng trợ cấp xã hội từng bước được củng cố như quản lý và theo dõi hồ sơ thực hiện theo quy trình thống nhất, thống kê phân loại đúng đối tượng. Các công tác quản lý được thực hiện trên máy vi tính là chủ yếu.

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng và điều kiện chăm sóc, quản lý đối tượng trợ cấp xã hội đã được cải thiện. Nhưng thực tế cho thấy, với số lượng đối tượng trợ cấp xã hội lớn thì tỉnh Bến Tre chỉ có 04 cơ sở bảo trợ xã hội là thưa thớt. Mặt khác, với diện tích các trung tâm bảo trợ xã hội ở tỉnh Bến Tre hiện nay thì số lượng đối tượng hơn 100 người ở mỗi trung tâm là quá đông. Hơn nữa, các trung tâm bảo trợ xã hội còn thiếu trang thiết bị, phương tiện chức năng chăm sóc và phục hồi cho các nhóm đối tượng khác nhau như trang thiết bị phục hồi vận động cho người cao tuổi, trang thiết bị phát hiện và trị liệu cho người tâm thần, ...

Đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên phục vụ cơng tác xã hội cịn thiếu về số lượng (Trung tâm Bảo trợ xã hội: 14 người, Trung tâm Bảo trợ trẻ em: 18 người, Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội: 13 người, Trung tâm Bảo trợ người tâm thần: 50 người) và thiếu về chất lượng như thiếu kiến thức chun mơn trong chăm sóc và phục hồi chức năng cho các đối tượng trợ cấp xã hội (chủ yếu là đội ngũ nhân viên ở các xã, phường, thị trấn). Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế của các cơ sở bảo trợ xã hội chỉ được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, không được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế.

Công tác thẩm định hồ sơ, xét duyệt, đánh giá phân loại các đối tượng trợ cấp xã hội ở các xã, phường, thị trấn cịn chưa chính xác. Việc quản lý,

theo dõi và cập nhật hồ sơ đối tượng trợ cấp xã hội chưa chuyên nghiệp và chưa kịp thời do mỗi xã, phường, thị trấn chỉ có 01 cán bộ lao động – thương binh và xã hội, phải theo dõi nhiều lĩnh vực như người có cơng, hộ chính sách, hộ nghèo, xuất khẩu lao động, việc làm, … Một số xã thường xuyên thay đổi cán bộ nên cơng tác tham mưu, tổ chức thực hiện chính sách trợ cấp xã hội còn hạn chế. Mặt khác, tỉnh chưa bố trí được đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội cấp xã theo quy định. Điều này dẫn đến việc chi trả trợ cấp cho các đối tượng còn chậm trễ, việc phát hiện và giúp đỡ các đối tượng trợ cấp xã hội chưa kịp thời.

Tóm lại, chính sách trợ cấp xã hội là một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực an sinh xã hội, được sự quan tâm và đồng thuận của toàn xã hội nên việc thực hiện trợ cấp cho các đối tượng xã hội được thuận lợi và từng bước đi vào chiều sâu. Chính sách trợ cấp xã hội ngày càng được mở rộng về đối tượng, mức trợ cấp được nâng lên đã giải quyết được một phần khó khăn cho các đối tượng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng nhất định vẫn cịn một số vấn đề bất cập khơng chỉ tỉnh Bến Tre nói riêng mà cả nước Việt Nam nói chung nên chúng ta phải tìm giải pháp để định hướng hồn thiện chính sách trợ cấp xã hội trong thời gian tới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt và chăm sóc cho các đối tượng trợ cấp xã hội.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trường hợp tỉnh bến tre (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w