Khoản 3, Điều 640 BLDS năm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 25 - 28)

một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực21 và đương nhiên những bản di chúc trước cũng sẽ bị hủy bỏ.

Di chúc bị hủy bỏ từng phần, tức là phần bị hủy bỏ sẽ khơng có hiệu lực. Trong BLDS năm 2015 cũng khơng có khái niệm hủy bỏ từng phần, song chỉ có khái niệm di chúc có hiệu lực một phần trong một số trường hợp nhất định theo quy

định tại Điều 643, BLDS 2015. Hoặc trong 01 bản di chúc xác định một phần hợp

pháp, một phần không hợp pháp mà chủ yếu là người lập di chúc đã định đoạt tài

sản của người khác, khơng phải của mình. Theo quy định của BLDS năm 2005,

1995 “khi di chúc có phần khơng hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của

các phần cịn lại thì chỉ phần đó khơng có hiệu lực pháp luật”. BLDS năm 2015 tiếp tục quy định: “Trong trường hợp di chúc có nội dung trái pháp luật, có hai khả

năng: hoặc tồn bộ di chúc khơng hợp pháp, hoặc một phần di chúc không hợp pháp nếu phần này khơng ảnh hưởng tới phần cịn lại của di chúc”.

Trong thực tế, cá nhân thường định đoạt tài sản riêng của mình trong di chúc

nhưng cũng có trường hợp định đoạt luôn phần tài sản của người khác (thường là tài sản chung) trong di chúc của mình. Trong thực tiễn xét xử, các cấp tịa án thường công nhận một phần di chúc, tức là đối với phần tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người lập di chúc hoặc không công nhận đối với phần tài sản không thuộc sở hữu của người lập di chúc hoặc khơng cơng nhận tồn bộ di chúc do vi phạm về hình thức, nội dung... Tuy nhiên, hệ quả pháp lý của phần di chúc không phát sinh hiệu lực cần phải xác định rõ để việc chia thừa kế đảm bảo thuyết phục.

Ví dụ: Theo Quyết định số 179/2006/DT-GĐT ngày 27/7/2006 của

TANDTC: Vợ chồng cụ Nhiên và cụ Diễn sinh được 8 người con chung (01 người con chết trước vợ chồng cụ và khơng có con). Cụ Nhiên chết ngày 03/11/1987 không để lại di chúc, cụ Diễn chết ngày 1/7/1996 nhưng trước đó, ngày 20/5/1996 cụ Diễn lập di chúc để lại toàn bộ nhà đất của 2 cụ cho ơng Trù (bản di chúc có xác nhận của UBND xã Thủy Sơn ngày 23/5/1996). Cụ Diễn đã định đoạt phần di sản

cụ Nhiên là không đúng pháp luật. Tòa án cấp phúc thẩm xác định di chúc hợp pháp 1/2 và 1/2 còn lại của di chúc không hợp pháp (hủy bỏ một phần). Tuy nhiên cách giải quyết của tịa án là chưa hồn tồn thuyết phục. Trong Bộ luật dân sự không xác định rõ được phần hợp pháp và phần không hợp pháp. Theo quan điểm tác giả

                                                                                                                         21 Khoản 5, Điều 643 BLDS năm 2015 21 Khoản 5, Điều 643 BLDS năm 2015

cần xác định rõ phần không hợp pháp, phần hợp pháp một cách cụ thể để áp dụng

trong việc xét xử đảm bảo sự công bằng và đúng pháp luật. Trong vụ án này, phần không phát sinh hiệu lực ít hơn 1/2 tài sản và phần phát sinh hiệu lực nhiều hơn 1/2 tài sản. Bởi vì cụ Diễn định đoạt 1/2 tài sản của cụ Nhiên thì phần 1/2 khơng chỉ là

1/2 nữa mà lớn hơn, có một kỷ phần của cụ Diễn (do cụ Nhiên chết trước, khơng có di chúc và thời điểm chết đến khi cụ Diễn lập di chúc chưa quá 10 năm) nên cụ

Diễn được hưởng thừa kế theo pháp luật với một kỷ phần là 1/16 trong khối tài sản chung (7 người con và cụ Diễn là hàng thừa thế thứ nhất). Như vậy, tổng cộng phần di chúc phát sinh hiệu lực sẽ lớn hơn 1/2 khối tài sản chung, tức là: 1/2+1/16 = 9/16 toàn bộ tài sản ban đầu của vợ chồng. Phần khơng có hiệu lực sẽ nhỏ hơn 1/2 trong khối tài sản chung, tức là : 1/2- 1/16 = 7/16.

1.1.4. Hủy bỏ bằng cách hủy hoại ( xé, đốt…) di chúc

Đối với trường hợp người lập di chúc xé, đốt, tiêu hủy di chúc: Đây không

phải là trường hợp hiếm có trên thực tế. Tuy nhiên, thơng thường những di chúc đã bị xé, đốt, tiêu hủy rồi thì coi như người để lại di sản khơng lập di chúc vì các đương sự khơng ai có thể xuất trình được di chúc để yêu cầu chia thừa kế theo di

chúc. Tuy vậy, việc xé, đốt, tiêu hủy di chúc của người lập di chúc vẫn chưa thể đảm bảo tuyệt đối rằng mầm mống của việc tranh chấp thừa kế theo di chúc đó

khơng cịn tiềm ẩn; bởi vì, khi người lập di chúc chết mà không để lại di chúc nào khác, nếu người được thừa kế theo di chúc có bản phơ tơ di chúc (di chúc đảm bảo tính hợp pháp được mọi người thừa nhận, các đương sự khác chỉ khai là đã bị người lập di chúc xé, đốt, tiêu hủy) yêu cầu chia thừa kế theo di chúc. Lý do khơng có bản di chúc gốc, người đó có thể khai là do bị thất lạc, do nhà bị hỏa hoạn... nên khơng cịn; các đương sự khác đều thừa nhận có di chúc này, nhưng cho rằng người lập di chúc đã xé, đốt, tiêu hủy di chúc, nhưng những chứng cứ thể hiện cho việc tiêu hủy thường là khơng có vì nếu có việc xé, đốt, tiêu hủy di chúc thì khơng ai lại lập thành văn bản để xác nhận có việc tiêu hủy.

Ở đây, chúng ta thấy rằng có sự khác biệt với các hình thức hủy bỏ minh thị,

hủy bỏ mặc nhiên mà hủy bỏ di chúc bằng cách xé, đốt di chúc là do ý chí của

người lập di chúc. Tuy nhiên, khơng phải cứ có hành vi người lập di chúc xé, đốt di chúc thì coi như di chúc đã hủy bỏ. Trong BLDS không mô tả cách thức hủy bỏ di chúc như thế nào. Do đó, nếu thực tế xảy ra việc hủy bỏ di chúc bằng cách xé, đốt

thì cũng cần phải có nghiên cứu để xác định hiệu lực của việc việc hủy bỏ di chúc bằng cách xé, đốt.

Giả sử trường hợp một người đã lập di chúc bằng hình thức có 2 người làm

chứng và người đó đã xé, đốt tất cả các bản di chúc này khơng cịn tồn tại trên thực tế thì đương nhiên di chúc đã bị hủy bỏ. Bởi không thể xác định được bản di chúc nào tồn tại trên thực tế. Và trường hợp này cũng giống như trường hợp di chúc bị thất lạc, hư hại22. Và theo quy định về di chúc bị thất lạc, hư hại thì: Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được

đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng khơng có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như khơng có di chúc và áp

dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật23.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp di chúc có cơng chứng, chứng thực mà

người lập di chúc chỉ đốt, xé bản di chúc bản gốc họ đang nắm giữ hoặc di chúc có người làm chứng vẫn chưa đốt, xé hết tất cả các bản di chúc được lập thì cũng khó có thể xác định di chúc đã bị hủy bỏ hồn tồn. Vì nếu như di chúc đang còn lưu

giữ tại tổ chức cơng chứng, chứng thực thì theo quy định tại Điều 641, BLDS năm 2015 tổ chức đó phải có nghĩa vụ giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền cơng bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Hoặc trường hợp người lập bản di chúc có người làm chứng theo đúng quy định pháp luật. Và di chúc này

bị xé bản gốc chẳng hạn cịn bản photocopy thì đương nhiên bị hủy bỏ hay không? Hoặc trong trường hợp xé, đốt di chúc không xuất phát từ người lập di chúc mà từ người khác thì khơng có cơ sở khẳng định người lập di chúc đã thay đổi ý định nên không coi đây là trường hợp hủy bỏ di chúc (tức di chúc vẫn còn giá trị pháp lý)24. Sau thời điểm mở thừa kế, công chứng viên công bố di chúc và gửi bản sao di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc. Khi có tranh chấp xảy ra, người thừa kế yêu cầu chia thừa kế theo di chúc được lưu giữ ở cơng chứng nhà

nước thì Tịa án vẫn phải xem xét yêu cầu của họ, nếu những người khác khơng có chứng cứ chứng minh di chúc đã bị người lập di chúc tự nguyện hủy bỏ.

                                                                                                                         

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)