31 Xem thêm Điều 1, BLDS năm 2015: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
2.2.2. Thi hành án
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 135, Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi,
bổ sung năm 2014, về thi hành quyết định giám đốc thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa: Đối với phần bản án, quyết định của Tòa án hủy, sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới mà
đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong thì đương sự có thể thỏa thuận với
nhau về việc hoàn trả tài sản, phục hồi lại quyền tài sản.
Trường hợp tài sản thi hành án là động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất
động sản cịn ngun trạng thì cưỡng chế trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu.
Trường hợp tài sản đã được chuyển dịch hợp pháp cho người thứ ba chiếm hữu ngay tình thơng qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án,
33 Hồng Tú- Hết thời hiệu khởi kiện thừa kế: Rối khi chia di sản- Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, cập nhật ngày 29/3/2010. http://plo.vn/plo/het-thoi-hieu-khoi-kien-thua-ke-roi-khi-chia-di-san-206164.html ngày 29/3/2010. http://plo.vn/plo/het-thoi-hieu-khoi-kien-thua-ke-roi-khi-chia-di-san-206164.html
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này khơng phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa hoặc tài sản thi hành án đã bị thay đổi hiện trạng thì chủ sở hữu tài sản ban đầu không được lấy lại tài sản nhưng được bồi hoàn giá trị của tài sản.
Trường hợp có yêu cầu về bồi thường thiệt hại thì cơ quan ra bản án, quyết
định bị huỷ, sửa giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật THADS năm 2014: “Trường hợp
chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người
phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì Chấp hành viên phải
thơng báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự....”
Theo quy định này, nếu người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất không tự thỏa thuận phân chia tài sản chung và khơng u cầu Tịa án giải quyết, đồng thời người được thi hành án cũng không yêu cầu Tịa án giải quyết thì Châp hành viên u cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự, Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết
định của Tòa án.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định số
62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014: “Đối với tài sản thuộc
quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thơng
báo cho vợ, chồng biết.
Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình
thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu, sử dụng theo số lượng thành viên của hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản, thời điểm được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Chấp hành viên thông báo kết quả xác định phần sở hữu, sử dụng cho các thành
Trường hợp vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình khơng đồng ý
với việc xác định của Chấp hành viên thì có quyền u cầu Tòa án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ. Hết thời hạn này mà khơng có người khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản và trả lại cho vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của họ.”
Trên thực tế, người phải thi hành án và các đồng sở hữu, sử dụng tài sản
chung thì khơng bao giờ muốn khởi kiện, bởi vì họ khơng muốn tài sản của họ bị kê biên xử lý thi hành án. Bên cạnh đó, khi hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà khơng có người khởi kiện thì Chấp hành viên phải tiến hành kê biên, xử lý tài sản và trả lại cho các thành viên hộ gia đình giá trị phần tài sản thuộc
quyền sở hữu, sử dụng của họ. Như vậy, việc kê biên sẽ làm ảnh hưởng đến quyền
lợi của người khơng có nghĩa vụ phải thi hành án, chi phí cho việc kê biên, thẩm
định giá, bán đấu giá… cùng phát sinh những tranh chấp khác, trong đó có sự rủi ro
mà Chấp hành viên là người phải gánh chịu hậu quả…Từ đó, có khả năng vụ án kéo dài.
Có ý kiến cho rằng: Chấp hành viên ra quyết định kê biên tài sản trước (kê
biên toàn bộ tài sản chung) rồi mới thông báo cho đồng sở hữu chung để họ thỏa
thuận hoặc yêu cầu Tòa án phân chia tài sản, thông báo cho người được thi hành án hoặc Chấp hành viên sẽ yêu cầu Tòa án phân chia tài sản, việc xử lý tài sản chỉ
được thực hiện khi có quyết định của Tịa án.
Ý kiến khác cho rằng: Chấp hành viên thực hiện việc thông báo cho đồng sở
hữu chung để họ thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án phân chia tài sản, thông báo cho người được thi hành án hoặc Chấp hành viên sẽ yêu cầu Tòa án phân chia tài sản,
Chấp hành viên chỉ ra quyết định kê biên tài sản của người phải thi hành án khi có quyết định của Tịa án về việc xác định phần sở hữu của người phải thi hành án.
Khoản 1 Điều 74 Luật THADS năm 2014 không quy định chế tài bắt buộc
người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản,
quyền sử dụng đất phải tự thỏa thuận phân chia tài sản chung, quyền sử dụng đất
chung phải thi hành án hoặc u cầu Tịa án giải quyết, vì vậy, khi họ không thực hiện theo yêu cầu của Chấp hành viên thì cũng khơng có biện pháp chế tài nào cả. Mặc khác, việc Chấp hành viên đang tổ chức thi hành án đã có văn bản u cầu Tịa
án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất để thi hành án
nhưng Tịa án cũng khơng thực hiện được vì vướng thủ tục tố tụng dân sự trong vụ kiện do khơng có người khởi kiện, người bị kiện...
Để khắc phục những bất cập nêu trên, tác giả kiến nghị văn bản hướng dẫn
về xử lý tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo hướng: Nếu người có nghĩa vụ và các đồng sở hữu tài sản chung có thỏa thuận xác
định phân chia thì yêu cầu Tịa án cơng nhận sự thỏa thuận đó, trường hợp khơng
thỏa thuận được thì thực hiện theo khoản 1 Điều 74 Luật THADS yêu cầu Tòa án phân chia, khi có kết quả Chấp hành viên thực hiện theo quyết định của Tòa án.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã nghiên cứu và phân tích hệ quả của việc hủy bỏ di chúc và có thể rút ra một số kết luận sau:
Một là, hệ quả cơ bản nhất của việc hủy bỏ di chúc là người được chỉ định
thừa kế theo di chúc không được hưởng di sản. Tuy nhiên, để xác định di chúc hủy bỏ toàn bộ hay từng phần trong những trường hợp luật thực định quy định chưa sát với thực tiễn thì phải xem xét, vận dụng pháp luật một cách linh hoạt, phù hợp. Bổ sung quy định: trường hợp một người để lại nhiều bản di chúc đối với nhiều tài sản khác nhau thì các bản di chúc đều có hiệu lực nếu không mâu thuẫn với nhau nhằm
giải quyết những trường hợp phát sinh trên thực tế.
Hai là, tác giả đã phân tích luật thực định được áp dụng để giải quyết những trường hợp tài sản đã nhận nhưng di chúc đã bị hủy bỏ. Những bất cập giữa Luật thi hành án dân sự và BLDS khi áp dụng về vấn đề này. BLDS năm 2015 và Nghị
quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 đã khắc phục được những bất cập về thời hiệu yêu cầu chia thừa kế do hết thời hiệu.
Ba là, để giải quyết bất cập về xử lý tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung tác giả đã kiến nghị theo hướng: Nếu người có nghĩa vụ và các
đồng sở hữu tài sản chung có thỏa thuận xác định phân chia thì yêu cầu Tịa án cơng
nhận sự thỏa thuận đó, trường hợp khơng thỏa thuận được thì thực hiện theo khoản 1 Điều 74 Luật THADS u cầu Tịa án phân chia, khi có kết quả Chấp hành viên thực hiện theo quyết định của Tòa án.
KẾT LUẬN
Những tranh chấp về thừa kế di sản nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng ln ln là vấn đề phức tạp do chính nội dung của vụ việc và cịn do những quy định của pháp luật về vấn đề này chưa thật triệt để và cũng chưa theo kịp với đời sống xã hội. Thực trạng giải quyết tranh chấp xác định vấn đề hủy bỏ di chúc
còn là vấn đề phức tạp, hơn nữa vì nó liên quan đến những điều kiện của di chúc do pháp luật quy định, nhưng không phải bao giờ và khi nào người lập di chúc cũng
nhận thức được rõ và cụ thể những quy định của pháp luật về vấn đề này. Hơn nữa, do thời điểm phát sinh hiệu lực của di chúc, mà việc giải quyết những tranh chấp về hiệu lực của di chúc càng trở nên phức tạp hơn, di chúc nào đã hủy bỏ, di chúc nào có hiệu lực. Những tranh chấp phổ biến giữa những người thừa kế được TAND giải quyết có khơng ít những tranh chấp liên quan đến hiệu lực của di chúc và phổ biến là về việc hiểu nội dung của di chúc đều là những tranh chấp phức tạp, do những chứng cứ để chứng minh không phải bao giờ cũng xác định được cụ thể và rõ ràng. Vấn đề hủy bỏ di chúc được quy định ở mức độ khái quát cao, lại ít văn bản dưới
luật hướng dẫn thực hiện đã dẫn đến những nhận thức khác nhau giữa những người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong các cơ quan xét xử. Những kiến nghị, đề xuất của tác giả luận văn với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào q trình nhận thức trong việc hồn thiện pháp luật về thừa kế nói chung và những quy định về hủy bỏ di chúc nói riêng.
Với nhiệm vụ đặt ra là phân tích có hệ thống những quy định liên quan đến vấn đề hủy bỏ di chúc, tác giả đã làm rõ những vấn đề phù hợp, chưa phù hợp hoặc chưa đồng bộ của BLDS với các quy định hướng dẫn thực hiện Luật; Phân tích qua những vụ án cụ thể. Qua đó đưa ra được những giải pháp hoàn thiện, tác giả hy vọng luận văn phần nào đạt được mục đích. Việc áp dụng pháp luật dân sự về hủy bỏ di chúc trong thực
tiễn xét xử của Tòa án cần được tổng kết, rút kinh nghiệm thường xuyên để tránh
những sai sót, bất cập. Những quy định cần đi vào thực tế cuộc sống, từ thực tế mà được bổ sung, hoàn thiện hơn, như vậy mới linh hoạt và có tính ứng dụng cao.