Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam, tập 1, Nxb Hồng Đức, 2016, tr

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 36 - 40)

không phát sinh hiệu lực chứ không phải riêng di chúc bị hủy bỏ mới vô hiệu. Việc xác định di chúc bị hủy bỏ dẫn đến không làm phát sinh quyền thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc phân chia di sản, giúp cho cơ quan xét xử thực hiện tốt nhiệm vụ.

Khoản 2, Điều 643 BLDS năm 2015 xác định di chúc khơng có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp: Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế khơng cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp có nhiều người

thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc khơng cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này khơng có hiệu lực. Nội dung quy định này đã rõ, phù

hợp với thực tiễn và khi áp dụng ít vướng mắc, bất cập. Còn tại các khoản 3,4,5

Điều này xác định di chúc khơng có hiệu lực, nếu: di sản để lại cho người thừa kế

khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ cịn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực; Khi di chúc có phần khơng hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần cịn lại thì chỉ phần đó khơng có hiệu lực; Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài

sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực. Ở đây luật thực định quy định có tính khái qt cao, do đó khi áp dụng vào thực tiễn trong từng trường hợp cụ thể sẽ có hệ quả khác nhau. Trong chương 1 tác giả đã phân tích các trường hợp hủy bỏ di chúc và ví dụ bằng những bản án cụ thể. Tuy nhiên, chỉ dừng lại làm rõ những bất cập của vấn đề hủy bỏ di chúc còn ở phần này tác giả phân tích rõ thêm hệ quả pháp lý, xác định phần di chúc không phát sinh hiệu lực.

Trong vụ án được bình luận theo Quyết định số 179/2006/DT-GĐT ngày

27/7/2006 của TANDTC, trường hợp cụ Diễn đã định đoạt luôn tài sản của cụ

Nhiên (di chúc định đoạt tài sản người khác). Trong trường hợp này, di chúc không phát sinh hiệu lực đối với phần tài sản của cụ Nhiên. Nếu tòa án đơn thuần chỉ xác định 1/2 di chúc không phát sinh hiệu lực thì hệ quả pháp lý của việc phân chia di

sản sẽ không thuyết phục. Di chúc này chỉ có hiệu lực 9/16 và phần khơng phát sinh hiệu lực là 7/16 tài sản. Mặt khác, đối với những trường hợp di chúc bị hủy bỏ có

xen lẫn các yếu tố truất quyền hưởng di sản hoặc định đoạt tài sản chung của hộ gia

đình thì cách xác định phần bị hủy bỏ cũng được xem xét một cách tồn diện27. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cùng với quan điểm của tòa án cho rằng trong trường hợp này di chúc không phát sinh hiệu lực 1/2. Vì kỷ phần trong 1/2 tài sản của cụ Nhiên chưa được cụ Diễn khai nhận di sản để xác lập quyền sở hữu thì chưa có quyền để di chúc tiếp cho người khác.

Theo quan điểm tác giả, thời điểm mở thừa kế là thời điểm cụ Nhiên chết

(03/11/1987) phát sinh quyền thừa kế theo pháp luật đối với các đồng sở hữu. Tại Điều 636, 639 BLDS năm 1995 quy định: Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người

thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Như vậy, cụ Diễn lập di chúc để lại toàn bộ nhà đất của 2 cụ cho ông Trù ngày 20/5/1996. Cụ Diễn đã định

đoạt phần di sản cụ Nhiên là không đúng pháp luật. Tuy nhiên, kỷ phần mà cụ Diễn được thừa kế theo pháp luật từ cụ Nhiên thì cụ Diễn có quyền được di chúc lại cho

người khác. Về mặt ý chí của cụ Diễn thể hiện để lại tồn bộ thì khơng có lý do nào kỷ phần mà cụ được hưởng từ cụ Nhiên không được định đoạt trong di chúc của

mình và từ khi cụ nhiên chết đến khi cụ Diễn lập di chúc vẫn chưa quá thời hiệu

thời kế. Do đó, khi xét xử đối với những trường hợp tương tự Tịa án nên cơng nhận kỷ phần mà người lập di chúc được hưởng trong khối tài sản chung định đoạt trong di chúc.

Hoặc trong trường hợp khác, văn bản hủy bỏ di chúc được xác định khơng

phát sinh hiệu lực thì di chúc vẫn có hiệu lực đối với phần di sản người lập di chúc

đã định đoạt.

Theo 01 vụ án do TAND thành phố Cần Thơ xử phúc thẩm28 có nội dung: Cha mẹ của ông T, bà Đ. có tổng cộng 4 người con và có tài sản chung là 01 căn

nhà trên đất. Năm 1993, người mẹ chết không để lại di chúc. Tháng 3-2005, người cha lập di chúc để lại 1/2 nhà đất cùng 1/5 diện tích của 1/2 nhà đất còn lại (của

người vợ đã chết) cho bà Đ. Đến tháng 12-2005, người cha làm 01 tờ hủy di chúc,

nội dung thể hiện việc lập di chúc trên khơng phù hợp pháp luật vì ơng chỉ có quyền

                                                                                                                         27 Xem thêm bản án ở phụ lục đính kèm. 27 Xem thêm bản án ở phụ lục đính kèm.

28 Nhẫn Nam, Di chúc vẫn có hiệu lực dù người lập di chúc đã hủy?-Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, cập nhật ngày 30/4/2016. http://plo.vn/phap-luat/di-chuc-van-co-hieu-luc-du-nguoi-lap-di-chuc-da-huy- cập nhật ngày 30/4/2016. http://plo.vn/phap-luat/di-chuc-van-co-hieu-luc-du-nguoi-lap-di-chuc-da-huy- 626331.html

với phần tài sản của ông, phần tài sản của vợ ông phải chia đều theo pháp luật…

Sau đó, người cha khơng lập di chúc nào khác.

Năm 2009, người cha chết. Năm 2014, ông T. khởi kiện bà Đ. và yêu cầu tòa án chia tài sản thừa kế cho 04 anh em. TAND quận Ninh Kiều xét xử sơ thẩm (tháng 7-2015) cho rằng di chúc của người cha về hình thức, nội dung, trình tự đều

đúng quy định pháp luật. Nội dung thể hiện ý chí của người cha là để lại 1/2 tài sản

chung của vợ chồng cho bà Đ. là phù hợp pháp luật nên di chúc phát sinh hiệu lực

đối với phần này. Đối với nội dung người cha thể hiện ý chí để lại phần thừa kế mà

ơng được hưởng từ vợ khơng phát sinh hiệu lực vì chưa phù hợp pháp luật (tính đến lúc lập di chúc, người vợ đã chết được 12 năm nên thời hiệu để chia thừa kế phần

này đã hết).

Tòa án xác định tờ hủy di chúc của người cha khơng phát sinh hiệu lực. Vì

các lý do: có chứng thực của UBND phường nhưng tại thời điểm chứng thực chưa

có cơ sở chứng minh người cha có đủ minh mẫn hay không. Việc chứng thực của UBND phường không ghi ngày, tháng, năm chứng thực và không vào sổ chứng thực là chưa đúng quy định. Lý do hủy di chúc nêu ra không mâu thuẫn với nội

dung di chúc bởi vẫn thể hiện người cha cho bà Đ. một nửa tài sản chung của vợ chồng, còn phần di sản của người mẹ thì chia theo pháp luật. Do đó, tiêu đề dù là

“hủy di chúc” nhưng nội dung vẫn giống tờ di chúc đã lập nên di chúc vẫn có hiệu lực một phần như trên.

Từ những phân tích nêu trên, cho thấy xác định phần di chúc bị hủy bỏ có ý nghĩa quan trọng để làm căn cứ phân chia di sản thuyết phục cần hoàn thiện pháp

luật như sau:

- Hướng dẫn quy định tại Điều 614, BLDS năm 2015 về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Tức là, kể từ thời điểm mở thừa kế, những

người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Nhưng đối với

bất động sản có phải thực hiện việc đăng ký khai nhận di sản trước khi thực hiện

quyền để lại di chúc hay khơng thì pháp luật chưa quy định rõ ràng. Pháp luật đất đai chưa quy định rõ trường hợp đăng ký nào là đăng ký xác lập quyền và trường

hay giá trị đối kháng của hoạt động đăng ký tài sản29. Từ đó, tác giả kiến nghị Quốc hội sớm ban hành Luật đăng ký tài sản phù hợp với BLDS, Luật đất đai 2013 và các văn bản pháp luật khác30 .

Cần có án lệ theo hướng cơng nhận quyền để lại di sản đối với kỷ phần người chết được thừa kế theo pháp luật tiếp tục di chúc cho người khác nếu còn thời hiệu, như bản án của TAND thành phố Cần Thơ đã phân tích ở trên.

2.1.2. Những trường hợp cá biệt

Khoản 5, Điều 643, BLDS năm 2015 quy định: Khi một người để lại nhiều

bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực. Tuy nhiên, trong thực tế có trường hợp để lại nhiều bản di chúc trong cùng thời điểm và không xác định được di chúc nào là di chúc sau cùng thì di chúc nào có hiệu lực? Vấn đề này theo quan điểm tác giả cần phải đặt trong mối quan hệ tổng thể về điều kiện có hiệu lực của di chúc để giải quyết vấn đề một cách cụ thể.

Trong thực tiễn xét xử thì có những quyết định công nhận cả di chúc trước và di chúc sau tùy thuộc vào nội dung di chúc và các loại tài sản có trùng lắp hay khơng. Theo Quyết định số 45/2013 của Hội đồng thẩm phán TANDTC: Cụ Tơ lập 4 di chúc, trong đó có 3 bản di chúc lập năm 1996 có nội dung để lại căn nhà và

toàn bộ tài sản ruộng vườn hiện có cho các cháu của ơng là chị Thảo, chị Nguyệt và chị Hồng. Các bản di chúc trên đều có xác nhận của chính quyền địa phương. Cho

đến khi chết cụ Tơ không hủy bỏ các di chúc nêu trên và các di chúc trên phù hợp

với các quy định của pháp luật tại thời điểm cụ Tơ lập di chúc. Tuy nhiên, ngày

16/8/2005 tại Phịng cơng chứng cụ Tơ lập lập di chúc có nội dung cho ơng Nghĩa thừa kế căn nhà 445/1 trên 198,5 m2 đất (thực đo là 288,9m2) tại ấp Hội, xã Kim

Sơn. Di chúc trên có xác nhận của Phịng Cơng chứng và trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự xác nhận di chúc trên do cụ Tơ tự nguyện lập. Như vậy bằng việc lập di chúc ngày 16/8/2005 thì cụ Tơ đã thay đổi một phần di chúc lập năm

1996 (phần căn nhà 445/1 trên 288,9 m2 đất). Do đó, Tịa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định di chúc năm 1996 của cụ Tơ hợp pháp đối với các phần đất và di

chúc ngày 16/8/2005 hợp pháp đối với căn nhà 445/1, từ đó cơng nhận chị Thảo, chị

                                                                                                                         

29 Nguyễn Thị Thu Hoài& Dương Thị Thu Trang: Pháp luật hiện hành về đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; Tạp chí dân chủ và pháp luật, NXB Tư pháp năm 2017. Tr 109, 110. gắn liền với đất; Tạp chí dân chủ và pháp luật, NXB Tư pháp năm 2017. Tr 109, 110.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)