Xem: Hoàn thiện pháp luật về đăng ký tài sản, Tạp chí dân chủ và pháp luật, NXB Tư pháp năm 2017.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 40 - 44)

Nguyệt, chị Hồng có quyền thừa kế các thửa đất theo di chúc năm 1996, cịn ơng nghĩa có quyền thừa kế căn nhà 445/1 theo di chúc ngày 16/8/2005 của cụ Tơ là có căn cứ, phù hợp với pháp luật. Như vậy thực tiễn đã xem xét từng trường hợp cụ thể. Vì khoản 5, Điều 643, BLDS năm 2015 quy định: “Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực”. Ở đây

chúng ta phải hiểu cụm từ “một tài sản” chứ khơng phải nhiều tài sản. Do đó, trong trường hợp này cho phép suy luận trong trường hợp nhiều tài sản và có nhiều bản di chúc thì di chúc trước khơng bị hủy bỏ bởi di chúc sau, nếu các bản di chúc đó

khơng mâu thuẫn và phải phù hợp với pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Ở khía cạnh khác, cũng quy định tại khoản 5, Điều 643, BLDS năm 2015:

“Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực”. Quy định này nhằm điều chỉnh trường hợp một người có nhiều bản di chúc được lập vào các thời gian khác nhau, nhưng nội dung của di chúc chỉ

định đoạt đối với một tài sản nhất định thì di chúc được lập sau cùng có hiệu lực.

Tuy nhiên, nếu di chúc sau cùng không tuân thủ các điều kiện của di chúc theo luật

định và bị xác định vơ hiệu thì có thể cho phép suy luận di chúc được lập liền kề

trước đó có hiệu lực hay không? Hoặc ở mỗi bản di chúc đều có những vi phạm về hình thức thì có được phép tổng hợp thành một bản di chúc hoàn chỉnh để có một bản di chúc mới có hiệu lực?

Pháp luật khơng quy định một người có quyền để lại tối đa bao nhiêu di chúc

đối với một tài sản. Do vậy, để định đoạt tài sản, một người có thể có nhiều di chúc

là vấn đề bình thường. Hoặc các BLDS năm 1995, 2005, 2015 chỉ có quy định: Khi di chúc có phần khơng hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần

cịn lại thì chỉ phần đó khơng có hiệu lực, chứ khơng quy định trường hợp có nhiều bản di chúc mà mỗi di chúc đều có vi phạm hình thức thì được phép tổng hợp để có một bản di chúc mới có hiệu lực.

Trong vụ án theo Quyết định 175/2010/DS-GĐT ngày 27-4-2010 của Tòa dân sự TANDTC được bình luận. Năm 1999 cụ Tảng lập di chúc để lại ruộng, đất triền,

đất nhà ở cho 5 người con là Lẹt, Lang, Đạm, Đực (Tám Dặm) và Đực (Út Nhỏ);

Tuy nhiên, năm1992 cụ Tảng lại lập một di chúc khác để lại nhà, đất cho 1 trong 5 người con (ông Đực -Tám Dặm).

Đối với di chúc đề năm 1990 là di chúc đánh máy, có xác nhận của UBND xã

Tân Thơng Hội (sau 27 ngày lập di chúc); cịn di chúc năm 1992 được lập bằng chữ viết tay, có xác nhận của hai người làm chứng, nhưng một trong hai người làm chứng là cố Trầm (là cha của cụ Tảng, người không được phép làm chứng theo quy

định của pháp luật), di chúc được UBND ấp Chánh và UBND xã Tân Thông Hội

xác nhận, nhưng cũng không cùng thời điểm lập di chúc. Theo nhận định của Tòa

án cả 02 bản di chúc trên được lập không đúng theo quy định của pháp luật.

Theo quan điểm tác giả, để giải quyết vấn đề một người lập nhiều bản di

chúc đối với nhiều tài sản khác nhau cần bổ sung vào khoản 5, Điều 643, BLDS

năm 2015 nội dung như sau: trường hợp một người để lại nhiều bản di chúc đối với nhiều tài sản khác nhau thì các bản di chúc đều có hiệu lực nếu khơng mâu thuẫn với nhau.

2.2. Các phương thức xử lý tài sản đã nhận nhưng di chúc đã bị hủy bỏ

Phương thức nhận lại di sản thừa kế khi di chúc bị hủy bỏ là những cách thức

để người thừa kế hợp pháp được xác lập quyền sở hữu và nhận lại di sản thừa kế khi

di chúc bị hủy bỏ. Điều 234, BLDS năm 2015 quy định: Xác lập quyền sở hữu do

được thừa kế là: Người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế

theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này. Quyền sở hữu có thể được xác lập

căn cứ vào bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án, cơ quan nhà nước

có thẩm quyền khác (Điều 235, BLDS 2015). Đối với di chúc bị hủy thì thời điểm người thừa kế hợp pháp được xác lập đối với di sản đã chia là thời điểm bản án,

quyết định có hiệu lực pháp luật. Do đó, việc nhận lại di sản sẽ được thực hiện trên thực tế do các bên thỏa thuận hoặc cơ quan có thẩm quyền thi hành bản án, Quyết

định đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy, căn cứ vào bản án, Quyết định đã có hiệu

lực pháp luật người thừa kế hợp pháp đăng ký sở hữu (đối với tài sản có đăng ký) cùng với tài sản hoặc nhận lại giá trị từ cơ quan có thẩm quyền.

Trong thực tế việc xử lý tài sản mà người thừa kế đã khai nhận nhưng sau đó di chúc bị hủy bỏ bởi Quyết định hoặc bản án của Tịa án có hiệu lực pháp luật thì người có quyền, lợi ích hợp pháp (người thừa kế hợp pháp) có thể bằng những phương thức khác nhau theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp

Theo Bản án DSST số 05/2014 ngày 28/4/2014, TAND huyện Tam Nông (Phú Thọ): Năm 2001, ông Phạm Văn Sảo và bà Đỗ Thị Khang, trú tại Khu 3, xã

Xuân Quang, huyện Tam Nơng, tỉnh Phú Thọ có di chúc cho con gái là Phạm Thị Viện toàn bộ khu nhà đất ông bà đang ở có diện tích 1.213m2 ở địa chỉ trên. Di

chúc của ông Sảo, bà Khang hoàn toàn hợp pháp và đã được UBND xã xác nhận

ngày 7/11/2001. Sở dĩ di chúc cho một mình bà Viện thừa kế vì ơng Sảo, bà Khang có 6 người con, 4 trai, 2 gái, các con lớn lập gia đình đều được ơng bà cho nhà, đất. Sau đó, 5 người con của ơng bà đều đã chết, chỉ cịn lại một mình bà Viện.

Năm 2012 bà Khang chết, 2013 ông Sảo chết. Ngôi nhà trên do bà Đỗ Thị

Sáu (là một trong những người con dâu của ông Sảo) chiếm giữ. Lý do, nhà đất vẫn

đứng tên bà Sáu (khu nhà đất đã được ông Sảo đổi cho bà Sáu nhưng chưa chuyển

tên) và dù có ký tên trong buổi họp gia đình để lập bản di chúc này, bà Sáu vẫn cho rằng khơng biết có bản di chúc. Một lý do khác nữa là bà Sáu đã đưa ra bản “ghi lại lời di chúc của ông Sảo trước khi chết đã không đồng ý cho bà Viện thừa kế toàn bộ nhà đất trước đây mà để thờ cúng”.

Bản án cũng nhận định, việc gia đình bà Sáu có xuất trình biên bản ghi lại lời dặn của ơng Sảo trước khi chết có nội dung không cho bà Viện hưởng khối di sản của ông Sảo được lập ngày 21/3/2013 là không có căn cứ. Bởi sau khi xảy ra tranh chấp, qua các buổi làm việc tại địa phương, UBND xã đã yêu cầu phía gia đình bà Sáu xuất trình chứng cứ nhưng bà Sáu khơng xuất trình được, trong khi đó, lời dặn trong bản ghi đều trái ngược hoàn toàn với bản di chúc. Mặt khác, đây chỉ là biên

bản ghi lại ý chí của một người, trong thời điểm đó, ơng Sảo khơng cịn tỉnh táo,

minh mẫn.

Từ những nhận định trên, Tịa án huyện Tam Nơng đã tuyên, buộc bà Đỗ Thị Sáu phải trả lại toàn bộ tài sản là phần di sản của vợ chồng ông Phạm Văn Sảo cho bà Phạm Thị Viện.

Như vậy, dù là người đứng tên trong di sản thừa kế nhưng bà Sáu đã khơng

cịn quyền đối với di sản này kể từ khi bản án của Tịa án có hiệu lực. Bởi lẽ Tịa án

đã công nhận di chúc 2001 của ông Phạm Văn Sảo và bà Đỗ Thị Khang là di chúc

hợp pháp mà không công nhận di chúc miệng 2013 do bà Sáu xuất trình, mặc dù di chúc miệng bà Sáu xuất trình có sau di chúc năm 2001 và có nhiều yếu tố giả mạo.

Là phương thức khi di sản đã phân chia hoặc đang thuộc sở hữu của người

khác nhưng những người thừa kế hợp pháp phát hiện di chúc bị hủy bỏ hoặc có sự gian dối trong việc xác lập sở hữu nhưng trong bản án, quyết định của tòa án chưa đề cập đến di sản thì những người thừa kế hợp pháp có quyền kiện đòi di sản nếu đáp ứng các điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp di chúc đã bị hủy bỏ sẽ không làm phát sinh quyền đối với tài sản đã nhận. Người đang chiếm giữ tài sản này có nghĩa vụ hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu hợp pháp (người thừa kế hợp pháp). Trường hợp khơng thể hồn trả

được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hồn trả31. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phát sinh nghĩa vụ hoàn trả mà theo quy định của pháp luật.

Điều 645 BLDS năm 2005 quy định: "Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế

yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế". Quy định này đã gây ra bất cập là có nhiều tài sản thừa kế bị tranh chấp nhưng do hết thời hiệu khởi kiện nên người thừa kế tài sản không thể

đăng ký quyền sở hữu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như người

thừa kế không nắm rõ các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện chia thừa kế, xuất phát từ tình cảm gia đình, họ tộc, do điều kiện khách quan, hay xuất phát từ sự ràng buộc về đạo lý, truyền thống của dân tộc Việt Nam, con cái không dám yêu cầu chia thừa kế khi cha hoặc mẹ còn sống hoặc cha, mẹ qua đời trong thời gian

ngắn.

Khắc phục bất cập trên, tại khoản 1, Điều 623, BLDS năm 2015 thì thời hiệu

để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người

thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp khơng có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết theo điểm a,b của khoản 1, Điều này. Trong phạm vi luận văn tác giả phân tích trường hợp cịn thời hiệu khởi kiện.

Thời hiệu yêu cầu chia di sản là bất động sản tăng từ 10 năm theo Bộ luật

dân sự năm 2005 lên 30 năm theo Bộ luật dân sự năm 2015. Vì vậy, sẽ phát sinh

                                                                                                                         

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)