Khoản 3, Điều 56 Luật công chứng năm 2014

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 31 - 36)

- Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản hủy bỏ di chúc có vấn đề chưa rõ, việc giao kết có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của giao dịch chưa được mơ tả cụ thể thì cơng chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công

chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối cơng chứng.

- Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc cơng chứng, chứng thực ở nước ngồi để sử dụng cho giao dịch dân sự tại Việt Nam phải được Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp

được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại).

- Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Về điều kiện hủy bỏ di chúc theo quy định tại khoản 1, Điều 40 Luật Cơng chứng năm 2014 thì cơng chứng viên yêu cầu người lập di chúc phải xuất trình bản chính di chúc đã lập trước đây. Nhưng trên thực tế có trường hợp khơng xuất trình bản chính (mà chỉ có bản pho to) hoặc nộp khơng đầy đủ di chúc đã lập thì có cơng chứng được văn bản hủy bỏ di chúc? Qua khảo sát các tổ chức hành nghề công

chứng trên địa bàn tỉnh Gia Lai thì có 03 hướng giải quyết khác nhau. Cách thứ

nhất: Yêu cầu người yêu cầu công chứng văn bản hủy bỏ di chúc đến trình báo cơng an việc mất bản chính di chúc. Cách thứ hai: cho người yêu cầu công chứng viết cam đoan chịu trách nhiệm việc về việc làm thất lạc di chúc. Các thứ ba: Cho người u cầu cơng chứng trích lụt bản sao di chúc từ tổ chức hành nghề công chứng đã

thực hiện công chứng di chúc trước đây. Theo quan điểm tác giả chỉ cần cam đoan là đủ. Xuất phát từ quy định người lập di chúc có quyền hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào. Cho nên để quyền của người hủy bỏ di chúc được thực hiện dễ dàng thì khơng hạn chế bằng các “rào cản”.

Từ những phân tích nêu trên, tác giả kiến nghị về thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc, theo tác giả cần sửa đổi, bổ sung khoản 3, điều 56 Luật Công chứng 2014 theo hướng thay thế chủ thể có nghĩa vụ thông báo từ người lập di chúc sang nghĩa vụ của tổ chức hành nghề

công chứng, thủ tục công chứng văn bản hủy bỏ di chúc không nhất thiết phải nộp tất cả các bản di chúc cụ thể như sau:

3. Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc tồn bộ di chúc thì có thể u cầu bất

kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề cơng

chứng thì tổ chức công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó. Trường hợp người lập di chúc không nộp lại đầy đủ các bản chính di chúc hoặc thất lạc bản

chính di chúc đã lập thì cam đoan và chịu trách nhiệm về việc để thất lạc.

Việc sửa đổi chủ thể phải thông báo từ “người lập di chúc” sang chủ thể tổ chức hành nghề công chứng sẽ phù hợp với thực tiễn và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Thứ nhất, thực tiễn khi thực hiện thủ tục này người lập di chúc thường không thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc và nếu họ không thực hiện nghĩa vụ này cũng không ảnh hưởng đến hệ quả pháp lý của di chúc bị

hủy bỏ, mà ở đây tổ chức công chứng thực hiện việc này nhằm giúp cho việc quản lý hồ sơ công chứng được thống nhất, phục vụ cho việc trích lục dễ dàng sau này. Đây là trách nhiệm của tổ chức hành nghề công chứng chứ khơng phải trách nhiệm

của cơng dân. Vì cơng dân khơng thực hiện thì vẫn khơng ảnh hưởng đến hệ quả

pháp lý.

Thứ hai, việc sửa đổi này sẽ thống nhất với khoản 2, Điều 38, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Vì cùng một thủ tục hành chính như nhau nhưng khi thực hiện ở tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải có nghĩa vụ thơng báo cịn khi thực hiện tại UBND cấp xã thì nghĩa vụ này thuộc UBND cấp xã.

Khoản 2, điều này quy định: Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao

dịch được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch. Trường hợp sửa

đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc tồn bộ di chúc thì có thể chứng thực

đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc tồn bộ di chúc phải thơng báo bằng

văn bản cho cơ quan đã chứng thực trước đây về nội dung sửa đổi, bổ sung, thay

thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc để ghi chú vào sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Việc bổ sung cam đoan việc thất lạc di chúc vào khoản 3, Điều 56 Luật công chứng năm 2014 sẽ đảm bảo quyền của người lập văn bản hủy bỏ di chúc được thực thi trên thực tế. Mặc khác, các cơng chứng viên cũng có đầy đủ cơ sở pháp lý khi thực hiện thủ tục hành chính này, mà khơng cần phải nghĩ ra thủ tục hành chính. Đi ngược lại với những nguyên tắc của thủ tục hành chính hiện nay là đơn giản, minh bạch, mẫu hóa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu các trường hợp hủy bỏ di chúc có thể rút ra được một số kết luận sau:

Một là, để xác định có hành vi hủy bỏ di chúc thì cần phải xem xét tồn diện, phân loại đó là trường hợp những trường hợp nào (hủy bỏ minh thị, hủy bỏ mặc

nhiên, hủy bỏ toàn bộ, hủy bỏ từng phần...). Đồng thời phải chứng minh bằng

những chứng cứ thuyết phục nhằm xác định trường hợp hủy bỏ di chúc đó là khách quan, phù hợp với quy định của pháp luật.

Hai là, cần bổ sung quy định hủy bỏ di chúc miệng trong thời hạn 03 tháng theo hướng trường hợp người lập di chúc miệng tiếp tục hủy bỏ bằng di chúc miệng thì chính bản thân người lập di chúc miệng đến tổ chức đã công chứng, chứng thực yêu cầu công chứng hoặc chứng thực văn bản huỷ bỏ bản di chúc miệng mà người làm chứng đến công chứng, chứng thực và tuân theo hình thức ban đầu. Vì luật thực

định chỉ quy định di chúc miệng bị hủy bỏ sau 3 tháng mà người lập di chúc còn

sống, minh mẫn, sáng suốt mà không quy định trong thời hạn 3 tháng người lập di chúc đã minh mẫn và muốn hủy bỏ di chúc.

Ba là, điều kiện hủy bỏ di chúc ngoài việc phải đảm bảo về năng lực chủ thể, năng lực hành vi, về thủ tục hành chính khi thực hiện hủy bỏ di chúc cần hoàn thiện thể chế này phù hợp với thực tiễn, cụ thể cần sửa đổi bổ sung Điều 56, Luật công chứng năm 2014 như tác giả đã phân tích ở trên.

CHƯƠNG 2

HỆ QUẢ VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ

ĐỐI VỚI DI CHÚC BỊ HỦY BỎ

2.1. Hệ quả người được chỉ định thừa kế theo di chúc không được hưởng di sản di sản

Khi tranh chấp về di chúc phát sinh, việc xác định di chúc hợp pháp, di chúc khơng hợp pháp tồn bộ, di chúc hợp pháp một phần, di chúc khơng hợp pháp một phần có ý nghĩa quan trọng để làm căn cứ phân chia di sản thừa kế đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Nếu xác định phần di chúc bị hủy bỏ đúng, đương

nhiên việc phân chia di sản sẽ đảm bảo, nếu xác định sai thì hệ quả pháp lý của việc chia di sản không đúng và các bản án, quyết định có nguy cơ bị hủy, sửa. Do đó,

nếu xác định di chúc bị hủy thì người chỉ định thừa kế theo di chúc không được

hưởng di chúc. Khi di chúc được hủy bỏ bởi di chúc mới thì người có tên trong di chúc bị hủy bỏ khơng được hưởng tài sản đã được định đoạt lại (đồng thời hủy bỏ di chúc cũ) có giá trị pháp lý thì người có tên trong di chúc mới được hưởng di sản26.

2.1.1. Xác định phần di chúc bị hủy bỏ (khơng phát sinh hiệu lực).

Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, không phải bản di

chúc nào đều phát sinh hiệu lực, mà chỉ trong phạm vi tại Điều 643, BLDS năm

2015. Tuy nhiên, tại Điều 643 nêu rất nhiều nội dung di chúc có hiệu lực và di chúc

                                                                                                                         

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)