Thế giới càng phát triển đi kèm theo đó thì cơng nghệ càng phát triển theo, vì đó chính là chìa khóa giúp cho chi nhành đến gần với cộng đồng ngân hàng quốc tế, nâng cao hiệu quả phân loại khách hàng. Đổi mới công nghệ, mạng tin học giúp ngân hàng nâng cao chất lượng, tăng tính cạnh tranh, giảm chi phí lao động. Để thực hiện thì ngân hàng cần có một số biện pháp sau:
Chi nhánh tập trung cơ sở dữ liệu tại Hội sở vị thế cần phát triển và phát huy khả năng giám sát cho vay tức thời của hệ thống, quản lý danh mục cho vay theo ngành, vùng kinh tế, quản lý hạn mức vay của từng doanh nghiệp. Ngoài ra việc tập trung cơ sở dữ liệu là điều kiện thuận lợi cho việc phân loại doanh nghiệp, tính tốn RRCV… một cách nhanh chóng và chính xác.
Đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới các chương trình phần mềm hiện đại trong cơng tác quản lý tài sản nợ - có(quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối), huy động vốn. Hơn thế nữa, ngân hàng cần nâng cấp phần mềm thẩm định dự án cho vay giúp cán bộ thẩm định khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác. Hiện đại hóa các nghiệp vụ ngân hàng, giúp ngân hàng hội nhập vào cộng đồng ngân hàng quốc tế về cung cấp và xử lý thông tin. Tuy nhiên, ngân hàng không nên quá lạm dụng vào công nghệ, đơi khi nó cũng sẽ xảy ra sai sót và ngân hàng phải theo dõi và sửa chữa kịp thời, lỡ có chuyện xảy ra thì ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm chứ khơng phải máy móc.
Những biện pháp trên thực tế thì đã được áp dụng rộng rãi và lâu dài trên thế giới nhưng nó vẫn chưa được sử dụng hiệu quả tại Việt Nam. Do đó các ngân hàng thương nói chung và ngân hàng TPBank nói riêng cần có những những hội thảo, những buổi hướng dẫn để giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân thay đổi và có cái nhìn đúng đắn về lợi ích mang lại của các biện pháp phòng ngừa RRCV.
Mở rộng và thiết lập mối quan hệ với khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng hiểu rõ hơn về khách hàng. Khi tìm đã tìm hiểu kỹ và làm việc chung trước đây sẽ giúp ngân hàng biết khách hàng đó như thế nào: có thiện chí trả nợ hay khơng, có hoạt
động kinh doanh tốt hay khơng và có những biểu hiện tốt với cái hợp đồng đó hay khơng để ngân hàng có thể có mối quan hệ sau này đối với khách hàng đó. Tuy nhiên, một vài trường hợp khách hàng sẽ có thời gian gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì ngân hàng khơng nên vội kết luận ngay mà phải tìm hiểu và tìm cách giúp đỡ, tháo gỡ cùng doanh nghiệp. Như vậy ngân hàng vừa có thể tạo mối quan hệ đẹp với ngân hàng vừa tránh được không thu hồi được nợ. Một giải pháp mà các ngân hàng thường giúp đỡ khách hàng là tham gia tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Ngân hàng có thể cùng doanh nghiệp xem xét, đánh giá thật cụ thể những chiến lược, kế hoạch kinh doanh và thậm chí là cả các cán bộ quản lý hiện tại, cân nhắc xem liệu những cơ chế và con người này có thể thay đổi cục diện của doanh nghiệp, từ đó khách hàng xác định và triển khai những thay đổi cần thiết để có thể tối đa hóa giá trị tiềm năng.
Ban lãnh đạo cần đưa ra những hình phạt thích đáng, đúng pháp luật dành cho những CBTD có hành động sai trái, dù biết sai mà vẫn cứ làm nhằm trục lợi cá nhân gây ảnh hưởng đến toàn tập thể ngân hàng và cũng đồng thời răn đe cho những nhân viên cịn lại. Bên cạnh đó cũng nên tuyên dương, khen thưởng những CBTD phát hiện kịp thời, báo cáo những việc sai trái của các nhân viên khác nhằm khuyến khích, phát triển nhân tố đạo đức con người.
Cơng tác trích lập dự phịng rủi ro đã được PGD thực hiện song vẫn còn yếu kém. Vì thế, để giảm bớt một phần hoặc tồn bộ tổn thất do RRCV mang lại, ngân hàng nên trích lập một mức dự phòng rủi ro theo tỷ lệ trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro đối với từng hạng mục cho vay của PGD một cách nghiêp túc và thận trọng.