Chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Khóa luận mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh gia định (Trang 31)

1.2. Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại

1.2.2.2. Chỉ tiêu định tính

Mức độ đa dạng của sản phẩm

Muốn có thể thành công trong mở rộng cho vay tiêu dùng, ngân hàng phải có nhiều sản phẩm để thu hút khách hàng. Hiện nay, để tăng chỉ tiêu và doanh thu, sự đa dạng về sản phẩm là yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau. Các sản phẩm phải có nhiều tiện ích, vừa phù hợp, vừa thuận lợi, vừa đáp ứng được nhu cầu hợp lý của nhiều đối tượng khách hàng. Số lượng khách hàng đến giao dịch càng cao càng cho thấy sự thành công của ngân hàng trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng. Điều đó có nghĩa là những sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng có thể làm hài lòng, thỏa mãn và đáp ứng kịp lúc nhu cầu thiết yếu của khách hàng.

Uy tín và vị trí của ngân hàng

Chỉ tiêu này cho thấy sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng và khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng về ngân hàng. Điều đó có nghĩa là khi cần, khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng trước tiên. Uy tín và vị trí của ngân hàng là yếu tố hàng đầu để tạo dựng niềm tin đối với khách hàng. Điều đó được thể hiện trong chiến lược marketing và trong quá trình giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng với nhau.

Mức độ hài lòng của khách hàng

Mức độ hài lòng của khách hàng được biểu hiện qua số lượng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Khách hàng càng cảm thấy thoải mái và hài lịng với các dịch vụ tại ngân hàng thì họ sẽ càng tin tưởng và sử dụng các loại dịch vụ của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng càng tốt và ngược lại.

Theo Parasuraman, Zeithaml và Berry (1991), có năm nhân tố đánh giá chất lượng dịch vụ:

15

 Phương tiện hữu hình được thể hiện qua thương hiệu, hình ảnh, tài liệu, trang thiết bị và máy móc để thực hiện dịch vụ và ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ.

 Độ tin cậy thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng hẹn ngay từ lần đầu.

 Tính đáp ứng cho thấy mức độ mong muốn và sẵn sàng phục vụ khách hàng kịp thời.

 Năng lực phục vụ là kiến thức chuyên môn và phong cách lịch lãm, niềm nở của nhân viên phục vụ, tính sẵn sàng và đặc biệt là giải quyết nhanh các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng.

 Sự cảm thông được thể hiện qua sự ân cần, quan tâm, thăm hỏi, động viên đến từng cá nhân khách hàng.

Theo cơng trình nghiên cứu của tác giả Hà Thạch (2012) sử dụng thang đo SERVQUAL gốc của Parasuraman (1988), có 7 thành phần đo lường chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Agribank bao gồm:

 Đáp ứng

 Năng lực phục vụ

 Phương tiện hữu hình về cơ sở vật chất  Chuyên nghiệp

 Đồng cảm  Tin cậy

 Phương tiện hữu hình về con người

1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng

1.2.3.1. Các nhân tố khách quan

Điều kiện kinh tế là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng. Có thể nói bất cứ biến động nào của nền kinh tế vĩ mơ đều có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ví như sự tăng trường kinh tế cũng như sự thay đổi về tốc độ lạm phát sẽ có ảnh hưởng đến mức tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại. Như vậy khi nền kinh tế tăng trưởng tốt

16 với tỷ lệ lạm phát hợp lý, dư nợ cho vay của các ngân hàng thường cao hơn rất nhiều so với khi mà nền kinh tế có những biến động xấu. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định là điều kiện thuận lợi để hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng có hiệu quả. Bởi vì thu nhập người tiêu dùng tăng sẽ tăng nhu cầu mua sắm, tăng vay tiêu dùng.

Điều kiện pháp lý cũng ảnh hưởng đến vay tiêu dùng. Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện đại hóa, pháp luật đóng vai trị rất quan trọng vì nó có thể bảo vệ các chủ thể tham gia, ngành ngân hàng cũng vậy. Các hoạt động của ngân hàng đều phải tuân thủ quy định của Nhà nước, pháp luật. Khi hệ thống pháp luật chặt chẽ sẽ đảm bảo được quyền lợi của ngân hàng, tránh tạo ra sơ hở để những kẻ lừa đảo lợi dụng chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Khi đó, NHNN sẽ khống chế các NHTM trong việc huy động theo tỷ lệ vốn tự có, quy định tỷ lệ cho vay tối đa đối với một khách hàng trên vốn tự có.

Điều kiện xã hội ổn định, an ninh, trật tự được đảm bảo sẽ thu hút được các nhà đầu tư. Nếu có sự góp vốn của các doanh nghiệp thì hoạt động kinh doanh, sản xuất sẽ tăng, tăng nhu cầu cần vốn.

Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn cũng có ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng cho vay của ngân hàng. Mức độ cạnh tranh tỷ lệ thuận với khả năng mở rộng cho vay. Nếu trên một khu vực có nhiều ngân hàng thì số lượng khách hàng sẽ bị phân tán, khách hàng chỉ tìm đến những ngân hàng uy tín, các ngân hàng top dưới sẽ khơng có khả năng cạnh tranh. Vì vậy, các ngân hàng ln có từng loại sản phẩm riêng biệt, tạo dựng hình ảnh và uy tín của ngân hàng, thu hút sự chú ý của khách hàng.

1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan

Định hướng phát triển của ngân hàng, nếu định hướng phát triển là hoạt động cho vay tiêu dùng thì họ sẽ đưa ra những chiến lược cụ thể để thu hút những người có nhu cầu đến với mình. Và khi đó, ngân hàng sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng sử dụng sản phẩm, đồng thời hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội phát triển. Năng lực tài chính của khách hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết

17 định về hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận lớn, nợ quá hạn thấp và có số lượng tài sản thanh khoản lớn...có thể coi là có sức mạnh về tài chính. Từ đó, ngân hàng có thể đầu tư vào các danh mục mà ngân hàng quan tâm thì hoạt động cho vay tiêu dùng cũng có cơ hội phát triển.

Nguồn nhân lực, muốn thực hiện mở rộng cho vay, chất lượng và số luợng của cán bộ tín dụng phải đảm bảo yêu cầu để ngân hàng dễ kiểm sốt chất lượng tín dụng. Một cán bộ tín dụng có trình độ nghiệp vụ cao, khả năng giao tiếp, marketing tốt, trình độ ngoại ngữ, vi tính thành thạo, nhiệt tình trong cơng việc, có đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp trong khách hàng về ngân hàng, bởi vì dưới con mắt của khách hàng thì cán bộ tín dụng chính là hình ảnh của ngân hàng. Đồng thời số lượng cán bộ tín dụng hợp lý, phân cơng cụ thể thì ngân hàng đó mới có thể phát triển không chỉ hoạt động cho vay tiêu dùng mà tất cả các hoạt động khác.

Chính sách tín dụng, quan điểm cho vay cởi mở là nhân tố giúp ngân hàng thuận lợi mở rộng cho vay hơn là quan điểm cho vay bảo thủ. Quan điểm cho vay của ngân hàng phụ thuộc vào cơ cấu tài sản có, quan điểm quản trị rủi ro,… Chính sách, quy định của ngân hàng là các chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay, là các quy định về lãi suất và phí tín dụng,… có phù hợp thu nhập hiện có của người dân hay khơng, các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán. Thủ tục xin vay vốn, thời gian thẩm định hồ sơ xin vay vốn nếu không được làm nhanh chóng và phù hợp thì khách hàng có thể tìm đến ngân hàng khác.

Công nghệ ngân hàng và khả năng quản lý có tác động đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu ngân hàng có cơng nghệ hiện đại sẽ dẫn tới việc giải quyết các thủ tục được nhanh chóng, chính xác và giảm bớt các thủ tục rườm rà cho khách hàng và việc quản lý hồ sơ khách hàng cũng được thuận tiện hơn.

18

1.3. Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng của một số ngân hàng thƣơng mại và bài học cho Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam và bài học cho Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng của một số ngân hàng thƣơng mại

Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia tính đến cuối năm 2017, TP. HCM đã cán mốc mức dư nợ cho vay tiêu dùng trên 2 triệu tỷ đồng, chiếm 28% tổng dư nợ cả nước và đây là năm đầu tiên đạt đến mức này. Riêng cho vay tiêu dùng, trong nhiều năm trở lại đây, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2012 đến 2016, bình qn dư nợ tín dụng tiêu dùng của TP.HCM trong một năm tăng từ 20% đến 22%. Nếu như năm 2012, chỉ có 4% trong tổng dư nợ là tín dụng cho vay tiêu dùng, thì đến năm 2015, con số này đã là 6% và đến năm 2016 là 8%, đến cuối năm nay như dự kiến có thể đạt 12,2%. Có thể nói, cho vay tiêu dùng đang là một trong những mục tiêu phát triển của các ngân hàng. Sau đây là những bài học kinh nghiệm của các ngân hàng sau quá trình hoạt động cho vay tiêu dùng.

1.3.1.1. Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank)

Sacombank ln tn theo những quy định của NHNN, tuy nhiên, để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, từ đầu năm 2015, ngân hàng đã có những gói lãi suất ưu đãi và cho phép khách hàng được trả nợ trước hạn. Yếu tố lãi suất là một trong những yếu tố giúp ngân hàng chiếm được một số lượng lớn khách hàng đến vay tại ngân hàng. Sacombank ln có nhiều gói vay ưu đãi phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng và dành nhiều hạn mức cho khoản vay này từ 900 tỷ đồng đến 4.500 tỷ đồng để tài trợ cho những khoản vay mua nhà và mua xe ô tô. Hiện nay, ngân hàng Sacombank có những gói vay mua ơ tơ, mua xe máy, du học, vay mua nhà với mức lãi suất giao động từ 6,99%/năm đến 7,8%/năm để thu hút số lượng lớn khách hàng đến giao dịch.

19

1.3.1.2. Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank) mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank)

VPBank có mức lợi nhuận trước thuế đạt gần 5000 tỷ đồng vào năm 2016 và tiếp tục đẩy mạnh và năm 2017 là nhờ hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp của ngân hàng đối với hình thức bán lẻ. VPBank hiện là một trong số ít ngân hàng đẩy mạnh giải ngân các khoản vay nhỏ lẻ, tín chấp hoặc thế chấp, phục vụ cho các đối tượng cụ thể cá nhân, hộ kinh doanh cá thể. Tỷ trọng cho vay cá nhân của VPBank thuộc vào nhóm cao nhất thị trường, chiếm 71% tổng thu nhập hoạt động trong năm 2017. Đồng thời, VPBank đang ở top 5 ngân hàng lớn ở Việt Nam nhờ vào phát triển những gói vay nhỏ lẻ. Hiện nay, mức lãi suất của VPbank dao động từ 0,93% đến 3%/ tháng và có những mức lãi suất ưu đãi cho đối tượng theo từng ngành nghề như giáo viên, cán bộ công chức nhà nước,… Tùy theo từng cá nhân mà mức lãi suất và số tiền vay của họ sẽ khác nhau. Ngân hàng đã và đang mở rộng cho vay tiêu dùng theo hình thức cho vay tín chấp.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm về mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam

Có những chính sách cho vay tiêu dùng hiệu quả, phù hợp và tuân thủ theo những quy định của pháp luật của Nhà nước và NHNN. Đồng thời phải đảm bảo tính chính xác và nghiêm minh trong công tác thẩm định và đánh giá khách hàng theo nguyên tắc tăng doanh thu, tăng lợi nhuận nhưng vẫn thực hiện theo quy trình.

Xử lý cơng việc nhanh chóng và hiệu quả từ khâu hồ sơ, thủ tục đến giải ngân, theo dõi và kết thúc hợp đồng.

Có mức lãi suất cạnh tranh, thu hút khách hàng tìm đến ngân hàng để vay những sản phẩm như mua xe ô tô, mua nhà hoặc những sản phẩm phục vụ cho đời sống hằng ngày vào các dịp lễ, tết hay cuối năm vừa giúp kích cầu mua sắm, tăng trưởng kinh tế nước nhà vừa giúp cho ngân hàng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

20

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến hệ thống lý thuyết về vay tiêu dùng và mở rộng cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng và ngân hàng. Nhìn vào đó, ta có thể nắm được những khái niệm, các yếu tố định lượng và định tính là tiền đề để phân tích thực trạng về hoạt động cho vay và mở rộng cho vay tại các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định nói riêng. Đồng thời cũng nêu được những kinh nghiệm về mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định.

21

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI

NHÁNH GIA ĐỊNH

2.1. Khái quát về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định nhánh Gia Định

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam phần Đại chúng Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được thành lập theo Quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/09/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng cơng ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank). Ngày 01/10/2013, PVcomBank chính thức hoạt động trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp 0101057919 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

 Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam.

 Loại hình: Doanh nghiệp cổ phần.

 Thể loại: Ngân hàng thương mại.

 Thành lập: 16/09/2013  Số giấy CNĐKKD: 0101057919  Tổng tài sản: 108.298 tỷ đồng.  Vốn điều lệ: 9.000 tỷ đồng.  Vốn chủ sở hữu: 9.693 tỷ đồng.  Tổng số cổ phần: 900.000.000.

 Trụ sở chính: 22 Ngơ Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.

 Số điện thoại: +84 04.39426800

 Số lượng Chi nhánh và phòng giao dịch: 116.

22 Logo thương hiệu gợi nên sự vận động linh hoạt, đồng thời cũng như vòng tay bao bọc thể hiện sự bảo vệ trọn vẹn của “Ngân hàng trọn đời”. Đồng thời, logo còn hàm chứa yếu tố phong thủy tốt đẹp. Hình tam giác đại diện cho yếu tố “Kim”, hình vng mang yếu tố “Thổ”. “Thổ sinh Kim” - mà yếu tố “Kim” sinh ra lại có diện tích lớn hơn, bao trùm không gian thiết kế, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ.

Bố cục giữa tên thương hiệu và biểu tượng theo 3 hàng, không chỉ vững về bố cục đồ họa, mà còn gửi gắm những ý niệm tốt đẹp về sự hài hòa trong thế giới tam tài (Thiên – Địa – Nhân). Sự kết hợp giữa màu vàng và màu xanh, trong đó màu vàng nổi bật, thể hiện mong muốn kỳ vọng của PVcomBank trở thành một ngân hàng phát triển vững chắc, trường tồn.

PVcomBank sử dụng hai tơng màu chính – màu xanh nước biển thể hiện tính cách tin cậy và màu vàng, màu của trí tuệ tỏa sáng. Hai tông màu trên được kết hợp

Một phần của tài liệu Khóa luận mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh gia định (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)