Phương hướng phát triển

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín trước và sau khi sáp nhập ngân hàng TMCP phương nam (Trang 37 - 38)

CHƯƠNG 2 : CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

3.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển

3.5.3 Phương hướng phát triển

 Nhận thức và lường hóa được những thử thách của nền kinh tế và hệ thống Ngân hàng, cùng với những kinh nghiệm ứng phó với khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, Sacombank đã xây dựng kế hoạch phù hợp với khả năng phục hồi của nền kinh tế.

 Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuẩn mực hóa các quy trình thao tác nghiệp vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp của các đội ngũ nhân viên. Đẩy mạnh tiến trình mở rộng mạng lưới, dự kiến trong những năm tới sẽ có thêm nhiều phòng giao dịch.

 Tập trung tài trợ vốn ngắn – trung – dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh cho vay đối với tư nhân cá thể, tăng cường tài trợ xuất – nhập khẩu và tài trợ thương mại dịch vụ, với các chính sách khách hàng hợp lý, các loại hình và phương thức cho vay phù hợp để từng bước hình thành một hệ thống Ngân hàng thương mại.

 Về công tác huy động vốn:

+ Tiếp tục quan tâm huy động vốn tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương và đảm bảo khả năng thanh tốn, đa dạng hóa các hình thức huy động để tạo nguồn, tăng cường cơng tác tun truyền, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng và thái độ phục vụ trong thanh toán, dịch vụ.

+ Phải tập trung tư duy để đẩy mạnh huy động vốn tại chỗ, ngoài việc chú ý nâng cao chất lượng phục vụ như: khâu thanh toán, tinh thần chất lượng phục vụ, phát triển sản phẩm mới tiện ích, chăm sóc khách hàng, tiếp thị khuyến mãi,...địi hỏi phải nghiên cứu tình hình thực tế tại địa phương như tìm kiếm khách hàng tiềm năng,

27

nghiên cứu giá cả, chính sách chăm sóc khách hàng, tiếp thị khuyến mãi của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn để đề ra chủ trương huy động vốn thích hợp, lãi suất linh hoạt, sát với lãi suất thị trường. Đồng thời có tính cạnh tranh cao, thu hút mọi nguồn tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng.

 Về sử dụng vốn:

+ Thực hiện tốt chủ trương cơ cấu lại khách hàng, cơ cấu lại dư nợ theo hướng nâng tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo, khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, phương án, dự án có tính khả thi cao, sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh cao, khách hàng có uy tín.

+ Đẩy mạnh các biện pháp tích cực để xử lý thu hồi các khoản nợ có vấn đề bao gồm nợ trong hạn có dấu hiệu khó khả năng thu hồi, nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro…

+ Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

+ Công tác thông tin tun truyền và cơng tác tiếp thị cần có sự đổi mới thông tin công khai các điều kiện, thủ tục, lãi suất và các dịch vụ của ngân hàng để khách hàng tiện giao dịch.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín trước và sau khi sáp nhập ngân hàng TMCP phương nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)