Phân tích nguồn vốn huy động của Sacombank

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín trước và sau khi sáp nhập ngân hàng TMCP phương nam (Trang 53 - 55)

CHƯƠNG 2 : CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

4.6 Phân tích nguồn vốn huy động của Sacombank

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng nguồn vốn huy động 131.644.622 163.057.456 260.997.659 291.653.101 Tỷ lệ dư nợ/ Vốn huy động 82,96% 77,67% 70,36% 67,35%

Bảng 4.7: Tình hình nguồn vốn huy động của Sacombank giai đoạn 2013 – 2016 Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank giai đoạn 2013 – 2016

43

Biểu đồ 4.7: Tình hình nguồn vốn huy động của Sacombank giai đoạn 2013 – 2016

Với tồn hệ thống có 567 chi nhánh và phịng giao dịch trải dày trên khắp các địa bàn, mọi vùng miền của đất nước, các chi nhánh và phòng giao dịch được đặt ở những vị trí đắt địa, tập trung đơng dân cư, gần các khu công nghiệp, công ty, đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của Sacombank diễn ra thuận lợi, nguồn vốn huy động tăng lên nhanh chóng.

• Giai đoạn trước khi sáp nhập năm 2013 tình hình nguồn vốn huy động của Sacombank đạt mức 131.644.622 triệu đồng. Năm 2014 tăng 31.412.834 triệu đồng (tương ứng 23,9%) so với năm 2013, đạt mức 163.057.456 triệu đồng.

• Giai đoạn sau khi sáp nhập năm 2015 tình hình nguồn vốn huy động của Sacombank tăng cao đạt mức 260.997.659 triệu đồng, tăng 97.940.203 triệu đồng (tương ứng 60,1%) so với năm 2014 và đến năm 2016 đạt mức 291.653.101 triệu đồng, tăng nhẹ 30.655.442 triệu đồng (tương ứng 11,7%) so với năm 2015.

Sở dĩ nguồn vốn huy động của Sacombank tăng liên tục qua các năm là do giai đoạn này tuy ngân hàng nhà nước có ban hành thơng tư quy định trần lãi suất huy động làm cho lãi suất huy động trong giai đoạn này giảm nhưng mức lãi suất vẫn còn khá

44

hấp dẫn đối với người dân nên không làm giảm nhu cầu gửi tiết kiệm của người dân. Mặt khác năm 2011, tỷ lệ lạm phát của nước ta lên tới mức kỷ lục hơn 18% làm cho nguồn đầu tư của người dân vào các kênh khác gặp nhiều khó khăn, thiệt hại. Sang những năm sau tuy tỷ lệ lạm phát có giảm nhưng tâm lý người dân vẫn thích gửi tiền tiết kiệm hơn là đầu tư vào kênh khác.

Trong cả 4 năm từ năm 2013 – 2016 tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động và tăng trưởng liên tục qua 4 năm. Ta thấy tỷ trọng này luôn ở mức cao và tăng trưởng đều qua 4 năm là do Sacombank nhận thấy được nguồn vốn có kỳ hạn và huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn ổn định, dễ huy động, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng cũng như điều kiện kinh tế trong nước, nên Sacombank đã tập trung phát triển nguồn vốn này bằng việc thực hiện nhiều chương trình hấp dẫn thu hút khách hàng gửi có kỳ hạn như chương trình: gửi tiền – tặng tiền, sinh nhật vui – xuân hạnh phúc cũng như việc thường xuyên tăng lãi suất huy động có kỳ hạn và hầu như không thay đổi lãi suất huy động không kỳ hạn qua các năm (0,3%).

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín trước và sau khi sáp nhập ngân hàng TMCP phương nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)