Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Phương Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín trước và sau khi sáp nhập ngân hàng TMCP phương nam (Trang 38)

CHƯƠNG 2 : CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

3.6 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Phương Nam

3.6.1 Giới thiệu tổng quan về Southern Bank:

 Được thành lập vào ngày 19/5/1993 với vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng. Đến ngày 30/9/2015, vốn điều lệ Ngân hàng Phương Nam là 4.000 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động 139 chi nhánh, phòng giao dịch và các đơn vị trực thuộc trên toàn quốc; tổng tài sản đạt hơn 72.000 tỷ đồng.

 Các sản phẩm, dịch vụ:

+ Dịch vụ khách hàng cá nhân (Sản phẩm cho vay, Tiền gửi tiết kiệm, Tài khoản thanh toán, Dịch vụ chuyển tiền)

+ Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp (Dịch vụ bảo lãnh, Dịch vụ chuyển tiền, Thanh toán tiền gửi, Sản phẩm cho vay, Thanh toán quốc tế)

+ Ngân hàng trong tầm tay gồm bộ 3 dịch vụ Phone Banking, Mobile Banking, Internet Banking; hệ thống thông tin ngân hàng của Ngân hàng Phương Nam sẽ luôn

28

nằm trong tầm tay của bạn, giúp bạn hồn tồn làm chủ nguồn thơng tin tài chính q giá của mình.

+ Mua bán vàng và kinh doanh ngoại tệ.

+ Các dịch vụ khác (Thẻ ATM, Cho thuê ngăn tủ sắt, Dịch vụ trả lương, Dịch vụ Western Union).

❖ Ngày 01/10/2015, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) và

Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) ký kết biên bản bàn giao chính thức sáp nhập tồn hệ thống Southern Bank vào Sacombank dưới sự chứng kiến của Lãnh đạo NHNN và Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE).

Việc sáp nhập được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo Quyết định số 1844/QĐ-NHNN ngày 14/9/2015. Theo đó, Sacombank sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, nhân sự, mạng lưới, số liệu cũng như quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của Southern Bank và cam kết duy trì quyền, nghĩa vụ của khách hàng, đối tác, cổ đông của cả hai Ngân hàng.Quá trình bàn giao được thực hiện trên nguyên tắc không làm gián đoạn hoạt động của hai Ngân hàng, kế thừa, phát huy những thành tựu của Southern Bank, góp phần tạo nền tảng cho Ngân hàng sau sáp nhập thực hiện đúng đề án đã được Đại hội đồng cổ đông hai Ngân hàng thơng qua.

3.6.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Southern Bank giai đoạn

2010 – 2013:

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thu nhập lãi thuần 311.577 168.592 -285.558 262.812 Chi phí hoạt động 9.118 13.476 12.583 12.198 Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng 126.283 254.378 474.840 371.934 Lãi thuần từ chứng khoán đầu 0 9.839 1.195.763 781.392

29 Lợi nhuận trước thuế 532.469 248.369 121.972 17.942 Lợi nhuận sau thuế 418.979 224.872 120.451 17.942 ROA (%) 0.88% 0.35% 0.17% 0.02% ROE (%) 12.87% 5.92% 2.88% 0.41%

Bảng 3.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Southern Bank giai đoạn 2010 – 2013

Nguồn: Báo cáo tài chính của Southern Bank giai đoạn 2010 – 2013

(Đơn vị: triệu đồng)

Biểu đồ 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Southern Bank giai đoạn 2010 – 2013

30

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN TRƯỚC VÀ SAU KHI SÁP NHẬP NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM 4.1 Khái quát tình hình về tín dụng của Sacombank:

Giai đoạn 2013 – 2016 các ngân hàng nói chung gặp nhiều biến động lớn như việc lãi suất huy động thấp và cho vay thấp nhất trong vịng một thập kỷ, làn sóng sáp nhập, tái cơ cấu diễn ra ồ ạt và các vấn đề nợ xấu đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Sacombank.

Nói đến hoạt động cho vay tức là nói đến hoạt động rủi ro cao. Đa phần rủi ro tín dụng xảy ra ở các ngân hàng đều bắt nguồn từ những khoản cho vay. Đối với những khoản vay càng lớn thì rủi ro càng cao. Mỗi một khoản rủi ro lớn xảy ra tác động mạnh đến các hoạt động của ngân hàng. Có thể nói nghiệp vụ cho vay là một nghiệp vụ phức tạp, độ an toàn thấp, rủi ro cao nhưng lại là hoạt động không thể thiếu được trong mỗi ngân hàng, quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển trong mỗi ngân hàng, chiếm trên 70% trong cơ cấu tài sản của mỗi ngân hàng. Và thêm vào đó, tổng cầu của nền kinh tế vẫn chưa hồi phục hoàn tồn, tình hình chung của các doanh nghiệp vẫn cịn khó khăn, vì thế dẫn đến tình hình nợ xấu ở Ngân hàng tăng cao. Sacombank cũng khơng nằm ngồi tình hình trên, mặc dù tình hình cho vay của Ngân hàng tăng qua các năm trong giai đoạn 2013 – 2016.

Đơn vị: triệu đồng

Bảng 4.1: Tình hình cho vay của Sacombank giai đoạn 2013 – 2016 Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank 2013 – 2016

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng dư nợ cho

vay

31

Biểu đồ cột thể hiện Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2013 – 2016

(Đơn vị: triệu đồng)

Biểu đồ 4.1 Tình hình cho vay của Sacombank giai đoạn 2013 – 2016

Hoạt động cho vay luôn là hoạt động cốt lõi trong sự phát triển của Sacombank. Nhìn vào hình vẽ giai đoạn 2013 – 2016 ta thấy tổng dư nợ cho vay của Sacombank tăng dần qua các năm. Cân đối ngân sách tiếp tục gặp khó khăn trong điều kiện tốc độ phục hồi của sản xuất kinh doanh trong nước còn chậm. Sức cầu của nền kinh tế yếu. Khả năng hấp thu vốn của doanh nghiệp thấp. Hàng tồn kho tuy giảm nhưng vẫn đang ở mức cao. Đầu tư trong nước giảm do thắt chặt tiền tệ, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động. Trước thực trạng chung của nền kinh tế, hoạt động của các ngành hàng chủ lực gặp khơng ít khó khăn.

Ngày 01/10/2015 Ngân hàng Southern Bank sáp nhập vào Ngân hàng Sacombank. Tuy nhiên qua số liệu của bảng và biểu đồ trên ta thấy được cho vay khách hàng vẫn tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy chất lượng cho vay tại Sacombank đang ngày càng được quan tâm, chú trọng. Cho vay khách hàng năm 2016 đạt 196.422.586 triệu đồng tăng 12.792.707 triệu đồng (tương đương 7%) so với năm 2015, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc so với mức bình qn trong vịng 3 năm qua và tăng cao nhiều so với tăng trưởng chung tồn ngành. Có được điều này là nhờ Sacombank áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và đối tượng khách hàng trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

32

Cơ cấu cho vay thay đổi theo hướng tích cực và phù hợp với định hướng, chiến lược của Sacombank. Bên cạnh đó, Sacombank cũng đã dành khối lượng vốn lớn để cho vay với lãi suất ưu đãi cho các khu vực kinh tế mà Chính phủ khuyến khích như nơng nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao. Mặc dù điều kiện thị trường cịn nhiều khó khăn nhưng Sacombank vẫn đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh doanh tham vọng đúng theo định hướng chiến lược và tuân thủ các chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước. Kết quả kinh doanh đạt được rất khả quan, thể hiện ở việc hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh đề ra và tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng cao so với năm trước.

4.2 Phân tích dư nợ về tín dụng của Sacombank:

4.2.1 Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn:

Đơn vị: triệu đồng

Bảng 4.2: Tình hình dư nợ tín dụng theo kỳ hạn của Sacombank giai đoạn 2013 – 2016

Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank giai đoạn 2013 – 2016

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nợ ngắn hạn 53.026.783 53.769.728 68.763.145 73.830.329 Nợ trung và dài hạn 56.187.446 72.876.365 114.866.734 122.592.257 Tổng dư nợ tín dụng 109.214.229 126.646.093 183.629.879 196.422.586

33

(Đơn vị: triệu đồng)

Biểu đồ 4.2: Tình hình dư nợ tín dụng theo kỳ hạn của Sacombank giai đoạn 2013 – 2016

Quan sát số liệu từ bảng trên, nhận thấy doanh số cho vay tăng đều qua các năm. Đó là kết quả của sự nỗ lực hết mình cộng với biện pháp mở rộng tín dụng, nâng cao trình độ làm việc của cán bộ tín dụng ngân hàng. Qua đó, cho thấy việc sáp nhập hai ngân hàng không làm trở ngại ảnh hưởng đến tình hình cho vay của Sacombank.

Cụ thể, nợ ngắn hạn năm 2016 tăng 5.067.184 triệu đồng (tương ứng 7,4%) so với năm 2015 để đạt mức 73.830.329 triệu đồng. Khoản nợ trung và dài hạn đạt mức 122.592.257 triệu đồng tăng 6,7% so với cùng kì năm trước. Năm 2016 ngoài thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của NHNN, Sacombank còn hỗ trợ cố gắng mở rộng cách tiếp cận khách hàng đã giúp Sacombank tiếp tục giữ được việc tăng trưởng doanh số cho vay ở cả ba kỳ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong năm. Có được sự tăng trưởng như vậy Sacombank nhờ áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và đối tượng khách hàng trong thời kì kinh tế khó khăn. Điển hình như năm 2016, Sacombank đã linh hoạt áp dụng các chương trình ưu đãi phục vụ mang lại lợi ích cho khách hàng. Chương trình “3000 tỷ - Ưu đãi lãi suất dành cho doanh nghiệp vay mới” dành cho khách hàng mới vay ngắn hạn trong năm 2016 với mức lãi suất từ 7,5%/năm. Để tạo điều kiện cho khách hàng có vốn để sản

34

xuất kinh doanh trong dịp tết, Sacombank đưa ra gói “Tất niên đắc lộc” để hỗ trợ cho khách hàng cá nhân, tiểu thương có nhu cầu vay phục vụ sản xuất kinh doanh. Với hạn mức 5000 tỷ đồng, khách hàng có thể vay với lãi suất 7,5%/năm, mức vay tối đa 100% vốn trong vòng 5 năm. Trong năm 2015, với 400 tỷ đồng ngân hàng dành cho vay tiêu dùng với lãi suất 6,99%/năm, thời hạn vay từ 1 đến 10 năm. Khi vay các gói ưu đãi này của Sacombank, khách hàng có thể trả trước hạn vốn gốc lên đến 20 triệu đồng mỗi kỳ mà khơng phải trả phí và được sử dụng miễn phí các dịch vụ: ngân hàng điện tử, thẻ và ủy thác thanh tốn hóa đơn tại Sacombank. Trước đó, Sacombank đã triển khai gói cho vay ưu đãi 2000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân phục vụ sản xuất kinh doanh gói 1500 tỷ đồng cho vay ưu đãi khách hàng cá nhân và doanh nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh tết 2015.

Đối với các khoản tín dụng ngắn hạn, mức độ chịu rủi ro tương đối thấp cho nên việc doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn cũng là một điều tốt. Giai đoạn 2013 – 2016 doanh số tín dụng ngắn hạn vẫn giữ được ở mức ổn định. Mặt khác, thơng thường lãi suất tín dụng ngắn hạn thường thấp nên lợi nhuận của ngân hàng nhận được cũng khơng cao, nhưng đó cũng khơng phải là vấn đề lớn với mục tiêu lợi nhuận ngân hàng, cho nên mảng cho vay ngắn hạn của ngân hàng vẫn ổn định qua các năm.

4.2.2 Dư nợ tín dụng theo đối tượng:

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Cho vay các tổ chức kinh tế 60.641.450 71.100.403 102.995.768 110.893.123 Doanh nghiệp nhà nước 15.076.638 15.879.987 22.100.554 25.156.224 Các tổ chức kinh tế khác 45.564.812 55.220.416 80.895.214 85.736.899

35

Bảng 4.3: Tình hình cho vay của Sacombank theo đối tượng khách hàng giai

đoạn 2013 – 2016

Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank giai đoạn 2013 – 2016

(Đơn vị: triệu đồng)

Biểu đồ 4.3: Tình hình cho vay của Sacombank theo đối tượng khách hàng giai

đoạn 2013 – 2016 Cho vay cá

nhân 48.572.779 55.545.690 80.634.111 85.529.463

Tổng dư nợ

36

Cho vay các tổ chức tín dụng:

Tuy nền kinh tế cịn nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp bị giải thể tăng lên nhưng với uy tín là một ngân hàng lớn, lâu đời, có nhiều chính sách ưu đãi để giúp các tổ chức kinh tế vượt qua khó khăn nên Sacombank vẫn tăng trưởng được tỷ lệ cho vay các tổ chức kinh tế. Cụ thể năm 2013 cho vay các tổ chức kinh tế trong nước đạt 60.641.450 triệu đồng, đến năm 2014 tăng 71.100.403 triệu đồng tương ứng 17,2% so với năm 2013 và đạt 102.995.768 triệu đồng vào năm 2015 tương ứng 44,9% so với năm 2014 và tiếp tục tăng đạt mức 110.893.123 triệu đồng vào năm 2016 tương đương 7,7% so với năm 2015. Để đạt được kết quả như vậy Sacombank đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ các tổ chức kinh tế vượt qua khó khăn như ưu tiên cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay khơng có khả năng trả nợ đúng hạn do tác động của các yếu tố kinh tế trong nước và quốc tế làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, chậm tiêu thụ và sản xuất sản phẩm, ứ đọng tồn kho hàng hóa. Thực hiện miễn giảm lãi đối với khách hàng có thiện chí trả nợ, thực hiện khơng thu phí trả nợ trước hạn, phí cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hỗ trợ các doanh nghiệp cơ cấu tài chính nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối vốn, nâng cao năng lực hoạt động, cải thiện năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển nhượng, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp…

Cho vay cá nhân:

Hoạt động cho vay cá nhân năm 2013 gặp nhiều khó khăn và thách thức, suy thối kinh tế khiến cho người dân thắt chặt tiêu dùng cá nhân. Nên Sacombank đã ra nhiều biện pháp khắc phục, đồng thời triển khai các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi thu hút thêm khách hàng cá nhân mới. Sở dĩ ngân hàng đưa ra mức lãi suất ưu đãi cho khách hàng cá nhân bên cạnh doanh nghiệp là muốn hỗ trợ khách hàng cá nhân có nhu cầu về nhà ở, nhưng thiếu khả năng tài chính để chi trả cùng một lúc. Bên cạnh đó việc cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân thì ngân hàng ít chịu rủi ro vì ngân hàng cho vay với số tiền nhỏ, yêu cầu khách hàng cung cấp chứng từ pháp lý và tài sản đảm bảo, quy trình cho vay được kiểm sốt chặt chẽ và nghiêm túc hơn nhằm có thể đảm bảo tối đa khả năng trả nợ của khách hàng. Vậy nên, Sacombank đã đưa các chính

37

sách phát triển mạnh khối sản phẩm khách hàng cá nhân, khơng ngừng tìm hiểu nghiên cứu thị trường với nhu cầu của khách hàng để cải tiến chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm nhằm nâng cao uy tín của Sacombank trên thị trường.

Năm 2014 mặc dù nền kinh tế cịn chưa có nhiều khởi sắc so với năm 2013, nhưng với những kết quả đã đạt được ở năm 2013 Sacombank tiếp tục nỗ lực để vượt qua khó khăn. Cụ thể Sacombank đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực, thơng qua việc xây dựng nền tảng vững chắc, ưu tiên hướng vào thị trường mới là khối khách hàng cá nhân,…Kết quả dư nợ cho vay khách hàng cá nhân năm 2014 đạt 55.545.690 triệu đồng, tương ứng 14,4% so với năm 2013. Năm 2015 tiếp tục cố gắng và phát huy không ngừng nghỉ, Sacombank đã cho thấy hiệu quả trong cách làm việc và uy tín của mình, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân năm 2015 đạt 80.634.111 triệu đồng tương ứng 45,2% so với năm 2014. Và tiếp tục tăng đạt mức 85.529.463 triệu đồng năm 2016, tương ứng 6,1% so với năm 2015. Đồng thời Sacombank đang hướng tới mục tiêu tăng dần tỷ trọng này trong các năm tiếp theo.

4.3 Phân tích tình hình nợ q hạn của Sacombank:

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Doanh nghiệp 6.752 11.781 16.841 21.627

Cá nhân 3.610 3.759 3.823 4.360

Tổng nợ quá

hạn 10.362 15.540 20.664 25.987

Bảng 4.4: Tình hình nợ quá hạn của Sacombank giai đoạn 2013 – 2016: Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank giai đoạn 2013 – 2016

38

(Đơn vị: triệu đồng)

Biểu đồ 4.4: Tình hình tổng nợ quá hạn của Sacombank giai đoạn 2013 – 2016

Hoạt động tín dụng ln chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của NHTM và đem lại phẩn lớn thu nhập cho các NHTM. Do vậy một trong những phương hướng hoạt động cơ bản của ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín trước và sau khi sáp nhập ngân hàng TMCP phương nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)