CHƯƠNG 2 : CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
4.3 Phân tích tình hình nợ quá hạn của Sacombank
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Doanh nghiệp 6.752 11.781 16.841 21.627
Cá nhân 3.610 3.759 3.823 4.360
Tổng nợ quá
hạn 10.362 15.540 20.664 25.987
Bảng 4.4: Tình hình nợ quá hạn của Sacombank giai đoạn 2013 – 2016: Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank giai đoạn 2013 – 2016
38
(Đơn vị: triệu đồng)
Biểu đồ 4.4: Tình hình tổng nợ quá hạn của Sacombank giai đoạn 2013 – 2016
Hoạt động tín dụng ln chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của NHTM và đem lại phẩn lớn thu nhập cho các NHTM. Do vậy một trong những phương hướng hoạt động cơ bản của ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống thấp.Trong quan hệ tín dụng việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nợ quá hạn phát sinh vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh tốn của NHTM.
Qua số liệu trên ta thấy được tổng nợ quá hạn của Sacombank tăng đều qua các năm.
• Giai đoạn trước khi Southern Bank sáp nhập, năm 2013 tình hình tổng nợ quá hạn đạt mức 10.362 triệu đồng. Đến năm 2014 tăng cao nhất đạt mức 15.540 triệu đồng, tăng 5.178 triệu đồng (tương ứng 50%) so với năm 2013.
• Giai đoạn sau khi Southern Bank sáp nhập vào Sacombank, năm 2015 tổng nợ quá hạn tăng cao vượt bậc. Cụ thể như sau: năm 2015 tăng 5.124 triệu đồng (tương ứng 33%) so với năm 2014 đạt mức 20.664 triệu đồng và tiếp tục đạt mức 25.987 triệu đồng, tăng nhẹ 5.323 triệu đồng (tương ứng 25,8%) vào năm 2016. Đây là điều đáng lo ngại nhất cho Sacombank, trong
39
thời gian tới Sacombank cần quan tâm hơn đến công tác thẩm định, công tác thu hồi nợ và kiểm soát vốn vay để cải thiện tình hình nợ quá hạn.