Điều 104, Điều 107 Bộ luật Lao động năm

Một phần của tài liệu LV ths luật học pháp luật an toàn lao động, vệ sinh lao động từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh lạng sơn (Trang 32 - 35)

NLĐ được nâng cao thì giá trị sản phẩm tăng lên, thời giờ làm việc giảm xuống để đảm bảo sức khỏe và đời sống của NLĐ. Nếu tăng giờ làm thêm sẽ tạo điều kiện cho NSDLĐ khai thác tận thu sức lao động, hậu quả NLĐ bị cạn kiệt sức lao động trước tuổi nghỉ hưu thơng thường. Ngồi ra, kinh nghiệm thực tế cho thấy năng suất lao động của thời gian làm thêm giờ thường giảm sút, NLĐ dễ chán nản, dễ gây TNLĐ. * Quy định về tiền lương, phụ cấp đối với người lao động trong điều kiện

lao động không thuận lợi 21

Trong điều kiện lao động không thuận lợi, do ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, hao phí sức lao động sẽ cao hơn trong điều kiện thơng thường. Đó chính là lí do có quy định về việc tăng lương hoặc thêm phụ cấp để có sự bù đắp tương xứng nhằm góp phần tái sản sinh sức lao động, đồng thời góp phần đạt được mục tiêu đảm bảo ATVSLĐ. Để đánh giá mức độ về điều kiện lao động không thuận lợi, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, cơng việc cụ thể, từ đó làm căn cứ nâng lương, phụ cấp cho NLĐ.

Về phụ cấp lương thì cơng ty được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng các chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với các cơng ty Nhà nước để thu hút hoặc khuyến khích người lao động làm nghề, cơng việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn hoặc trong điều kiện, môi trường lao động độc hại, nguy hiểm hơn nhưng chưa được xác định trong các mức lương của thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng. Doanh nghiệp đăng ký các khoản phụ cấp lương cùng hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.

Các quy định trên rất chi tiết, toàn diện, là cơ sở vững chắc để người lao động được hưởng khoản hỗ trợ chính đáng của mình. Tuy nhiên, khi xác định mức phụ cấp, các căn cứ để xếp mức phụ cấp nào cịn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc thực hiện. Chỉ cần việc đánh giá thiếu chính xác mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại thì sẽ dẫn đến tính tốn mức 21. Thơng tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương

lương, phụ cấp lương cho NLĐ thiếu công bằng giữa các ngành nghề, không tương xứng với công sức của NLĐ.

* Quy định về chế độ chăm sóc y tế đối với người lao động22

Sức lao động là hàng hóa đặc biệt mà khi thực hiện sự trao đổi, người sử dụng không thể "mua đứt", không chỉ phải trả mỗi tiền lương mà còn phải cung cấp các chế độ khác nhằm bảo vệ và duy trì ổn định loại hàng hóa này. Bởi lẽ, NLĐ làm việc thường xuyên và lâu dài trong môi trường lao động nặng nhọc, độc hại, thiếu vệ sinh, hoặc cường độ căng thẳng, yêu cầu sự tập trung sức lực, chất xám cao độ… sẽ dần dần rút mòn sức lao động, ảnh hưởng đến tuổi thọ. NSDLĐ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc sử dụng sức lao động vậy nên pháp luật đã đặt ra các quy định bắt buộc về chế độ chăm sóc y tế đối với NLĐ. Đây là quy định hết sức nhân văn, thể hiện sự quan tâm thường xuyên, đầu tư lâu dài cho nguồn nhân lực của xã hội, vì nó kịp thời phát hiện, khắc phục những suy yếu về sức khỏe của NLĐ, bảo vệ NLĐ khỏi sự ngược đãi, tắc trách của chủ sử dụng. Quy định này cũng khác với các quy định đã trình bày ở trên, vì nó là sự chủ động thăm khám, và sự thăm khám này là trực tiếp lên chính cá nhân NLĐ. Nếu tăng mức lương, hoặc phụ cấp lương, có thể số tiền ấy khơng trực tiếp hoặc không phục vụ hết cho việc tái sản sinh sức lao động bị tiêu hao mà còn phải lo toan cho cuộc sống sinh hoạt của cả những người phụ thuộc… Hoặc mặc dù được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ nhưng vì nhiều lí do như thể trạng NLĐ, sử dụng khơng đúng cách, không phù hợp… dẫn đến họ vẫn mắc các BNN. Vì thế nếu khơng có chế độ chăm sóc y tế thì coi như đã giảm đi một nửa hiệu quả của công tác ATVSLĐ.

Một vướng mắc trong thực hiện đó là căn cứ "tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại việc" khơng được quy định rõ, khó xác định trên thực tế, khó có thể bao qt hết từng cơng việc cụ thể. Ngoài ra, giấy chứng nhận sức khỏe hiện nay được cấp phát tùy tiện, khơng xác thực, mang tính hình thức, vì thế khi tuyển dụng khó kiểm sốt được, và việc sắp xếp cơng việc căn cứ vào đó cũng thiếu chính xác. Đó có thể là ngun nhân dẫn đến TNLĐ hay BNN.

22. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư số 04/2015/TT- BLĐTBXH ngày 02/02/2015 vềHướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động bị tai nạn lao Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

* Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật 23

Bồi dưỡng bằng hiện vật cũng là một biện pháp hỗ trợ thực hiện ATVSLĐ, nhằm giảm bớt ảnh hưởng của các yếu tố độc hại, nặng nhọc tác động lên cơ thể NLĐ. Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được bồi dưỡng bằng hiện vật (Điều 141-BLLĐ). Việc bồi dưỡng phải đúng số lượng, cơ cấu theo quy định của Bộ LĐTB&XH và Bộ Y tế. Nhìn chung, sự bồi dưỡng này khơng phải q lớn nhưng cũng có tác động tích cực đến NLĐ, tuy nhiên khơng nhất thiết phải hiện thực hóa các quy định về hiện vật ra mặt hàng cụ thể như đường, sữa, hoa quả… mà nên để doanh nghiệp chủ động, linh hoạt áp dụng.

2.1.3. Quy định về khắc phục hậu quả tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp bệnh nghề nghiệp

Khi làm việc trong điều kiện lao động không đảm bảo các tiêu chuẩn ATVSLĐ cho phép, NLĐ phải đối mặt với các yếu tố nguy hiểm, độc hại như vật rơi, cháy nổ, tiếng ồn, rung xóc,… Đây cũng chính là nguy cơ trực tiếp dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe của NLĐ. Những hậu quả đó có thể là TNLĐ, BNN, tuổi thọ nghề nghiệp bị rút ngắn, khả năng lao động suy giảm… Nhằm hạn chế những hậu quả nói trên, pháp luật về ATVSLĐ đã xác lập cơ chế khắc phục thông qua các quy phạm pháp luật được quy định tại BLLĐ; Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn cụ thể.

* Khái niệm về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình trực tiếp hoặc liên quan đến lao động, công tác do tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm từ bên ngoài, làm chết hoặc làm tổn thường hay hủy hoại chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể24.

Khi NLĐ bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn các chất độc, có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc hủy hoại chức năng nào đó 23. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 về Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 30 /5/2012 hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại, nguy hiểm

Một phần của tài liệu LV ths luật học pháp luật an toàn lao động, vệ sinh lao động từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh lạng sơn (Trang 32 - 35)