24. Điều 142, 143 Bộ luật lao động
3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Việc hoàn thiện pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động cần đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, cần tiếp tục thể chế hóa hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước về cơng tác an tồn lao động vệ sinh lao động
Như đã đề cập, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, coi đó là lợi ích thiết thực nhất đối với người lao động. Điều này được thể hiện rõ qua Văn kiện đại hội Đảng tồn quốc qua các nhiệm kỳ. Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng khóa XI chỉ rõ "Chăm lo bảo hộ lao động; cải thiện điều kiện làm việc; hạn chế tai nạn lao động".
Khoản 2 Điều 35 Hiến pháp năm 2013 có quy định: "Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc cơng bằng, an tồn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi".
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã nêu rõ "Bảo đảm quan hệ lao động hài hịa; cải thiện mơi trường và điều kiện lao động"; "Phát triển mạnh và đa dạng hệ thống bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...".
Ngoài ra, Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác an tồn, vệ sinh lao động trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã đặt ra yêu cầu tiếp tục "Hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với các quy định, Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia".
Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định rõ sự cần thiết phải tăng cường quản lý, kiểm sốt chặt chẽ, có hiệu quả hơn về an tồn lao động, vệ sinh lao động và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATVSLĐ.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động cần
khắc phục được những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật hiện hành. Trong thời gian qua, các quy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động về cơ bản đã đi vào thực tiễn cuộc sống, phát huy hiệu quả. Tuy vậy, qua một quá trình thực hiện cũng đã bộc lộ ít nhiều bất cập. Chẳng hạn, quy định về cấp giấy chứng nhận huấn luyện cịn thiếu rõ ràng gây khó khăn cho việc quản lí. Hơn nữa, quy định về khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo TNLĐ có vướng mắc về thời hạn điều tra làm chậm điều tra, kết luận ảnh hưởng tới việc giải quyết các chế độ cho NLĐ, vướng mắc trong quá trình phối hợp điều tra TNLĐ cấp tỉnh.
Ngoài ra, một số ngành sản xuất như vật liệu xây dựng, sản xuất một số mặt hàng gia dụng, tiêu dùng…vẫn chưa có đủ các tiêu chuẩn để áp dụng. Hơn nữa, tiêu chuẩn với ý nghĩa là chuẩn mực để đánh giá mức độ an toàn, vệ sinh lao động mà lại lỗi thời lạc hậu hơn cơng nghệ hiện hành thì sẽ khơng đạt được hiệu quả điều chỉnh trong lĩnh vực này.
Trên thực tế, tình hình thực hiện pháp luật về ATVSLĐ cũng còn nhiều vi phạm như doanh nghiệp khơng tổ chức huấn luyện, khơng có biện pháp cải thiện điều kiện lao động, không đo kiểm môi trường lao động, khơng tổ chức khám sức khỏe định kì, khơng thực hiện các chế độ bảo hộ lao động cho NLĐ, không thực hiện hoặc bớt xén chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho NLĐ làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại. Có doanh nghiệp đã khơng thực hiện chế độ này mà đối phó với đồn thanh tra, kiểm tra pháp luật bằng cách lấy chứng từ và hiện vật của bữa ăn ca xuất trình thay cho việc bồi dưỡng độc hại… Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cịn vi phạm quy trình và các tiêu chuẩn kĩ thuật an tồn trong sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, không trang bị và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Bên cạnh đó, việc xử lí các hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ chưa nghiêm, tỷ lệ doanh nghiệp báo cáo TNLĐ cịn thấp nên khơng phản ánh đúng tình hình TNLĐ hiện nay. Sở LĐTB&XH cho biết, đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, phát hiện nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vi phạm các quy định về ATVSLĐ nhưng không xử phạt được. Tính đến nay, số doanh nghiệp xử lý phạt tiền rất ít cụ thể các năm 2014, 2015, 2016, 2017 Thanh tra
Sở chỉ xử lý được 7/146 doanh nghiệp vi phạm với số tiền 150 triệu đồng, chiếm 4,8%37. Nguyên nhân chính là các doanh nghiệp cịn coi nhẹ vai trị, vị trí của cấp huyện, chỉ thực hiện các biện pháp về nội dung này một cách chống đối. Bên cạnh đó, do quy định chi tiết về nội dung này còn nhiều điều bất cập, chưa rõ ràng cụ thể nên đoàn kiểm tra liên ngành chỉ mới dừng ở việc hướng dẫn, nhắc nhở.
Ngồi ra, pháp luật có ghi rõ trách nhiệm của NSDLĐ trong việc nghiên cứu những ngành nghề độc hại mà một số đối tượng lao động (lao động nữ, lao động chưa thành niên) không được làm cho đến khi nghỉ để đào tạo nghề dự phòng. Nhưng vấn đề đặt ra là nghiên cứu những gì, như thế nào, trong thời gian bao lâu, cơ chế giám sát, nghiệm thu và tổ chức thực hiện như thế nào thì trong pháp luật chưa hề quy định cụ thể. Bên cạnh đó, việc quy định lập kế hoạch đào tạo nghề dự phịng lại khơng rõ ràng, khơng có các chế định về kế hoạch đào tạo, loại nghề gì cần đào tạo và khi doanh nghiệp khơng thực hiện thì biện pháp xử lý như thế nào.
Như vậy, những thiếu sót, bất hợp lí trên đã đặt ra u cầu cấp thiết hiện nay đó chính là hồn thiện pháp luật về ATVSLĐ, khơng thể để tình trạng ấy kéo dài thêm gây ảnh hưởng lợi ích của NLĐ, khó khăn cho áp dụng và tuân thủ pháp luật, cũng đồng thời làm giảm tính pháp chế. Nhận thức được điều này nên BLLĐ đã và đang được tiến hành thảo luận, sửa đổi, trong đó có vấn đề về ATVSLĐ. Tuy nhiên, có thể thấy, vấn đề hồn thiện pháp luật không chỉ là sửa một hai điều ở Bộ luật mà còn là sự điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện trong cả hệ thống quy phạm pháp luật để đạt hiệu quả trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực ATVSLĐ.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động cần đảm
bảo để pháp luật phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế và các cam kết quốc tế của Việt Nam có liên quan.
Cho đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 21 Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), với 12 Công ước liên quan trực tiếp đến cơng tác an tồn, vệ sinh lao động, đặc biệt là Công ước số 155 về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường làm việc (năm 1981) và Công ước số 187 về cơ chế tăng cường cơng tác an tồn, vệ sinh lao động (năm 2006).
Công ước số 155 và Công ước số 187 của ILO đã quy định các nước thành viên phải chủ động các bước để tiến đến môi trường lao động an tồn và lành mạnh thơng qua chính sách, hệ thống và chương trình quốc gia về an tồn, vệ sinh lao động phù hợp. Tuân thủ các quy định tại các Công ước của ILO mà Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập, việc nội luật hóa các quy định tại Cơng ước phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết. Việc hoàn thiện pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động cũng cần đảm bảo yêu cầu này.