Hoàn thiện pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu LV ths luật học pháp luật an toàn lao động, vệ sinh lao động từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 75)

24. Điều 142, 143 Bộ luật lao động

3.2. Hoàn thiện pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Nhìn chung, pháp luật về ATVSLĐ đang ngày càng được hoàn thiện, đầy đủ theo hướng bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ. Đồng thời, ngày càng có nhiều quy định cụ thể hóa các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm ATVSLĐ. Tuy nhiên, do chưa được xây dựng theo cơ chế hài hịa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, lợi ích của các bên tham gia quan hệ lao động nên tính khả thi và tác dụng của một số quy định về ATVSLĐ cịn hạn chế. Do vậy, việc hồn thiện những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này là rất quan trọng nhằm bảo vệ tối đa quyền, lợi ích của NLĐ. Là một học viên, theo em hiện nay pháp luật về ATVSLĐ cần sửa đổi, bổ sung một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống các tiêu chuẩn ATVSLĐ. Cần bổ

sung thêm quy định về trình độ, kiến thức tối thiểu về ATVSLĐ mà NSDLĐ cần phải có. Từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của NSDLĐ trong lĩnh vực này. Các cán bộ cơng đồn cấp cơ sở, đặc biệt là các an toàn viên, vệ sinh viên trong các doanh nghiệp phải được cấp kinh phí hoạt động, đảm bảo thời gian cho cơng tác ATVSLĐ và được học tập, huấn luyện về ATVSLĐ thường xuyên.

Thứ hai, để đảm bảo công bằng trong việc trả công cho NLĐ khi làm các

công việc ở những điều kiện lao động khác nhau, dẫn đến mức hao phí lao động cũng khác nhau, cần đánh giá tồn diện, chính xác hơn ảnh hưởng của các yếu tố trong điều kiện lao động đến trạng thái, chức năng của cơ thể thông qua việc áp dụng một phương pháp nghiên cứu, đánh giá khoa học, với những số liệu chứng minh giàu thuyết phục. Từ đó có những quy định hợp lí về tiền lương, phụ cấp đối với lao động trong môi trường nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại. Như hiện nay tiền

lương, phụ cấp trả cho NLĐ vẫn cịn q thấp, khơng tương xứng với mức hao phí lao động nên cần nghiên cứu tính tốn sao cho phù hợp với thời giá thị trường để đạt được hiệu quả bù đắp và tái sản sinh sức lao động, vì nếu quá thấp thì NLĐ chẳng thể nào đủ bồi dưỡng cho chính mình.

Thứ ba, cần nghiên cứu bổ sung thêm vào danh mục BNN các bệnh đặc biệt

mà NLĐ làm những công việc như y sĩ, bác sĩ, chuyên viên mơi trường, cộng tác viên xã hội, thậm chí cơng an viên, điều tra viên… có thể mắc phải trong khi hồn thành cơng việc như: SIDA, sốt rét, viêm gan B…

Thứ tư, cần xem xét xây dựng quỹ bồi thường TNLĐ, BNN, tránh tình trạng NSDLĐ khơng thực hiện, hoặc khơng có đủ điều kiện thực hiện khi tai nạn xảy ra, khi NLĐ được chẩn đoán mắc BNN. Điều này tránh gây thiệt thịi cho NLĐ khi doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính, kinh doanh thua lỗ… và cịn có hiệu quả trong việc phịng ngừa TNLĐ, BNN. Từ đó có sự điều chỉnh hợp lí, giải thích rõ ràng quyền lợi cho NLĐ bị tái phát BNN, khơng nên để tình trạng áp dụng tùy tiện như hiện nay, chỉ áp dụng chế độ như cho NLĐ bị ốm đau. Trường hợp tái phát bệnh nghề nghiệp có liên quan đến các yếu tố không thuận lợi trong môi trường lao động và là di chứng của việc mắc BNN thì cần áp dụng như các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp thông thường.

Thứ năm, Cần quy định khơng trao quyền cho NSDLĐ tồn quyền trong việc điều tra, lập biên bản điều tra TNLĐ mà thay vào đó bằng một cơ quan khác có quyền điều tra và ra kết luận điều tra thuộc cơ quan lao động cấp huyện hoặc bổ sung thành viên có quyền điều tra TNLĐ vào thành phần điều tra TNLĐ như thanh tra viên lao động, công an khu vực tại nơi xảy ra TNLĐ để đảm bảo tính khách quan, trung thực của kết luận điều tra.

Thứ sáu, về thanh tra, xử phạt vi phạm trong lĩnh vực ATVSLĐ, có thể thấy

rằng hành vi vi phạm quy định của pháp luật của doanh nghiệp về nội dung này còn bị xử phạt ở mức nhẹ, chưa có tính răn đe, trong khi hậu quả, của những hành vi vi phạm đó có thể ở mức rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người lao động, thậm chí tới cả tính mạng của họ. Do đó, cần có chế tài nghiêm khắc, cụ thể mức phạt thích đáng để ngăn ngừa sự tái diễn của các hành vi vi phạm đó. Đối

với vấn đề thanh tra, Nhà nước cũng cần có những quy định, chính sách cụ thể về đầu tư nguồn nhân lực và kinh phí hoạt động, chú trọng đào tạo lại và nâng cao trình độ của cán bộ làm cơng tác thanh tra ATVSLĐ trong điều kiện khoa học, công nghệ phát triển.

Thứ bẩy, sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức Cơng đồn, đặc biệt là

vấn đề tạo cơ chế, chính sách để tổ chức Cơng đồn có điều kiện chi trả tồn bộ lương và bảo vệ cho cán bộ làm cơng tác cơng đồn tại các doanh nghiệp. Mặc dù Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1617/QĐ-TLĐ ngày 31/12/2014 về việc quy định bố trí cán bộ cơng đồn chun trách tại cơng đồn cơ sở trong doanh nghiệp ngồi nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và đơn vị sự nghiệp ngồi cơng lập. Theo đó, điều kiện bố trí cán bộ Cơng đồn chun trách tại cơng đồn cơ sở gồm: Người được bố trí làm cán bộ cơng đồn chun trách tại cơng đồn cơ sở phải tự nguyện và có sự thỏa thuận với NSDLĐ; Cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở, cơng đồn cơ sở có đủ nguồn tài chính chi trả tiền lương và các quyền lợi khác của cán bộ cơng đồn chun trách theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Cơng đồn cơ sở ở các doanh nghiệp, đơn vị có đủ 1.000 đồn viên thuộc đối tượng tính quỹ tiền lương đóng BHXH được bố trí một cán bộ cơng đồn chun trách hưởng lương và các khoản phụ cấp theo quy định từ nguồn tài chính Cơng đồn. Những cơng đồn cơ sở có trên 1.000 đồn viên thì cứ tăng thêm 1.500 đồn viên được bố trí thêm 1 cán bộ cơng đồn chun trách, nhưng tối đa không quá 7 người hưởng lương từ nguồn tài chính Cơng đồn. Nếu Cơng đồn cơ sở có đủ nguồn tài chính, có nhu cầu bố trí tăng thêm vượt quá số lượng quy định thì thỏa thuận với người sử dụng lao động và đề nghị Liên đồn Lao động tỉnh, thành phố, cơng đoàn ngành Trung ương và tương đương xem xét, quyết định. Bên cạnh đó, đối với Cơng đồn cơ sở có dưới 1.000 đồn viên, có nhu cầu bố trí cán bộ Cơng đồn chun trách, nếu doanh nghiệp, đơn vị đồng ý trả lương từ nguồn tài chính của doanh nghiệp thì Cơng đồn cấp trên xem xét, cơng nhận cán bộ Cơng đồn chun trách theo quy định. Như vậy, những đơn vị có số đồn viên dưới 1.000 người thường gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động Cơng đồn vì trên thực tế, Cơng đồn tại các doanh nghiệp vẫn chưa có vị trí

quan trọng, hồn toàn là tổ chức độc lập trong cơ chế 3 bên của hoạt động doanh nghiệp. Trong khi phần lớn các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngồi cơng lập đều có số lượng đồn viên thấp, dưới 1.000 đồn viên. Điều đó khiến cán bộ làm cơng tác cơng đồn mặc dù là đại diện cho NLĐ, nhưng lại hưởng lương doanh nghiệp, tức NSDLĐ thì tiếng nói Cơng đồn sẽ có trọng lượng như thế nào? Trong khi đó, trong lĩnh vực ATVSLĐ, Cơng đồn tham gia ở cả tầm vĩ mơ và vi mơ như: hoạch định chính sách quốc gia, xây dựng và hướng dẫn luật pháp về ATVSLĐ đến tận cơ sở sản xuất kinh doanh, NSDLĐ, NLĐ… Theo Luật Cơng đồn năm 2012: "Cơng đồn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh lao động, giáo dục, vận động người lao động chấp hành các quy định về bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động. Khi phát hiện nơi làm việc có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng người lao động, Cơng đồn có quyền u cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện ngay các biện pháp thấy cần thiết, kể cả tạm dừng hoạt động doanh nghiệp, tham gia điều tra lao động, yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước hoặc Tòa án xử lý người chịu trách nhiệm để xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật". Tuy nhiên, pháp luật quy định là vậy nhưng trên thực tế, khi mà cán bộ Cơng đồn làm trong các doanh nghiệp dưới 1.000 đoàn viên vẫn kiêm nghiệm chức danh quản lý hoặc làm chuyên môn, hưởng lương từ giới sử dụng lao động. Điều này khiến việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ nói chung và bảo vệ quyền lợi NLĐ về lĩnh vực ATVSLĐ nói riêng bị hạn chế bởi họ bị ràng buộc, phụ thuộc vào giới sử dụng lao động. Do đó, rất cần thiết việc xây dựng một thiết chế độc lập về Cơng đồn trong các doanh nghiệp, để Cơng đồn thực sự là độc lập về tổ chức, độc lập về tài chính, thực sự có tiếng nói, đại diện cho NLĐ trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng.

Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về ATVSLĐ là giải pháp quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về ATVSLĐ. Tuy nhiên, khi tiến hành giải pháp này cần lưu ý đến việc đảm bảo tính ổn định của pháp luật, cần hạn chế việc sửa đổi, bổ sung luật theo kiểu chạy theo sự biến động của đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu LV ths luật học pháp luật an toàn lao động, vệ sinh lao động từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w