Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu LV ths luật học pháp luật an toàn lao động, vệ sinh lao động từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh lạng sơn (Trang 75 - 82)

24. Điều 142, 143 Bộ luật lao động

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại tỉnh Lạng Sơn

an toàn, vệ sinh lao động tại tỉnh Lạng Sơn

Để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật ATVSLĐ thì bên cạnh việc sửa đổi, hồn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này, việc tăng cường công tác tổ chức thực hiện, củng cố bộ máy quản lý cũng như hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng đóng vai trị rất quan trọng. Đảm bảo cân bằng giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội trên nguyên tắc vừa phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định xã hội và bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ hàng đầu của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, ATVSLĐ là chương trình quốc gia, khơng phải chỉ có hồn thiện pháp luật mà còn phải làm sao cho chủ trương này đi vào thực tế, đó chính là bản thân người dân, bản thân các chủ thể NLĐ, NSDLĐ, cơ quan quản lí, mọi tổ chức, cơ quan, cá nhân liên quan. Cụ thể là:

Một là, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, các

cấp chính quyền các tổ chức xã hội, NSDLĐ, NLĐ đối với công tác ATVSLĐ. Các ngành chức năng, đặc biệt là các ngành LĐTB&XH, ngành y tế, ngành khoa học công nghệ cần chủ động phối hợp để giúp Chính phủ soạn thảo Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động theo quy định của BLLĐ.

Hai là, NSDLĐ cần thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, quan triệt tinh thần

ATVSLĐ để sản xuất, ban hành nội quy quy chế theo đúng pháp luật đồng thời bám sát thực tế sản xuất tại đơn vị mình. Đối với NLĐ cần giáo dục, ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy, chế độ, quy định, tiêu chuẩn ATVSLĐ. NLĐ không được ỷ lại, thụ động chờ sự bảo vệ của chủ sử dụng mà phải tích cực tham gia, bảo ban nhau, nhắc nhở, kiểm tra lẫn nhau cùng thực hiện, chủ động tự bảo vệ mình và người làm cùng. Phát động thi đua, khen thưởng, biểu dương những đơn vị làm tốt, đạt hiệu quả trong hạn chế TNLĐ, BNN. Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phải lập duyệt kế hoạch bảo hộ lao động tương ứng.

Ba là, đối với tổ chức Cơng đồn, với tư cách là đại diện cho NLĐ, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp cho họ nên cần phát huy hơn nữa vai trị của Cơng đồn trong công tác ATVSLĐ. Cụ thể là thường xuyên giám sát, lắng nghe phản ánh của NLĐ về các thơng tin như tình hình sản xuất mất an tồn, nhà xưởng kém vệ sinh, ơ

nhiễm, hôi thối, quá ồn… tham gia cùng các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ, duy trì hoạt động của hệ thống an toàn viên, vệ sinh viên tại doanh nghiệp.

Bốn là, tăng cường quản lí nhà nước về ATVSLĐ. Các cơ quan quản lí cấp

Bộ, ngành phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách làm nhiệm vụ ATVSLĐ. Ngồi ra, như đã nói đến những tồn tại ở trên từ thực tiễn việc thực hiện pháp luật về ATVSLĐ tại tỉnh Lạng Sơn theo em cần tăng cường cả về số lượng và chất lượng thanh tra Nhà nước về ATVSLĐ, bảo đảm sự kiểm tra thường niên đối với các doanh nghiệp có sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, hóa chất độc hại. Hoạt động thanh tra càng hiệu quả càng nắm bắt được sâu sát tình hình tuân thủ quy định pháp luật, các tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm, che giấu. Khơng chỉ vậy, cịn cùng doanh nghiệp đề ra các biện pháp khắc phục, hạn chế tình trạng mất an tồn, vệ sinh tại đơn vị. Kiên quyết không bao che, cho qua tất cả các trường hợp vi phạm, đặc biệt là các trường hợp không báo cáo, thống kê đầy đủ, trung thực, chính xác số vụ TNLĐ, BNN…

Năm là, các Sở, ngành, đặc biệt là Sở xây dựng, khi xem xét thẩm duyệt các

đề án thiết kế, các hồ sơ thầu, xây dựng mới, mở rộng, cải tạo các cơng trình cần phải duyệt kỹ nội dung các phương án, biện pháp đảm bảo an toàn cho NLĐ và phương án, biện pháp đảm bảo an toàn cho NLĐ và phương tiện thiết bị tham gia thi cơng. Sở Tài chính cần duyệt kế hoạch ngân sách cho cơng tác bảo hộ lao động của các ngành, cấp liên quan, chủ động quan tâm cho các hoạt động của tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ- phòng chống cháy nổ hàng năm. Đồng thời kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí đúng mục đích để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên.

Sáu là, củng cố hoàn thiện các cơ sở khám bệnh, các cơ sở điều dưỡng, phục hồi sức khỏe cho NLĐ sau chu kì làm việc để phịng chống và làm chậm nguy cơ mắc các BNN, bồi dưỡng và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Chính các cơ sở này góp phần khơng nhỏ vào cơng tác ATVSLĐ, cụ thể đó là chế độ chăm sóc y tế cho NLĐ, vì thế cần khắc phục tình trạng yếu kém của hệ thống cơ sở y tế tuyến dưới, nếu không sẽ không đạt hiệu quả trong phát hiện và điều trị BNN, hay cấp cứu, phục hồi chấn thương TNLĐ.

Bảy là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học kĩ thuật bảo hộ lao động, tiến hành các cuộc điều tra thường xuyên hơn nữa về điều kiên lao động trên thực tế, tiến hành hội thảo khoa học về các biện pháp, phương tiện hỗ trợ bảo vệ sức khỏe, tính mạng NLĐ, bảo hộ lao động. Để làm được điều này, tất nhiên cần Nhà nước quan tâm đầu tư hơn vì hiện nay chi phí Nhà nước đầu tư cho nghiên cứu khoa học thực sự quá nhỏ bé, không thỏa đáng, trong khi đầu tư cho công nghệ là đầu tư có lợi ích lâu dài. Có như vậy mới thu hút, khuyến khích các phát minh, ứng dụng tâm huyết cho vấn đề này.

Ngoài ra, cần tăng cường pháp chế an tồn lao động, xử lí nghiêm, kịp thời các vi phạm, không chỉ bắt buộc bồi thường cho NLĐ, các đơn vị thường xuyên để xảy ra TNLĐ, mức độ tai nạn nghiêm trọng, số vụ tai nạn cao cần đặc biệt chú ý, có các hình thức xử lí cao hơn như kỉ luật đối với người quản lí trực tiếp tại đơn vị lao động, cần xem xét và tìm ra ngun nhân để nhanh chóng khắc phục tình trạng trên.

KẾT LUẬN

An toàn, vệ sinh lao động là một chế định quan trọng của pháp luật nhằm đảm bảo sự ổn định trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó góp phần làm ổn định tình hình kinh tế - xã hội đất nước; phục vụ cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đảng, Nhà nước ta. Qua nghiên cứu về pháp luật ATVSLĐ, có thể thấy rằng pháp luật nước ta đã có những quy định khá cụ thể và ưu việt về đảm bảo ATVSLĐ liên quan đến điều kiện làm việc, đào tạo nghề, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi… Những quy định đó đã giúp NLĐ nhận thức được quyền, lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cho các doanh nghiệp trong việc đảm bảo ATVSLĐ. Các doanh nghiệp cũng đã chấp hành khá nghiêm túc các quy định của pháp luật về lĩnh vực này nhằm xây dựng một mơi trường lao động an tồn, vệ sinh, thuận lợi cho NLĐ; góp phần tăng năng suất, hiệu quả lao động và bảo vệ sức khỏe cho NLĐ - lực lượng sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành đã bước đầu tạo ra hành lang pháp lý cho việc thực hiện quyền lợi của người lao động, xác định trách nhiệm của Nhà nước, xã hội, đặc biệt là NSDLĐ trong việc đảm bảo điều kiện an tồn, vệ sinh cho NLĐ.

Với quy mơ có hạn, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau:

Trình bày tóm gọn khái niệm và tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ đối với nền kinh tế - xã hội. Trong quá trình nghiên cứu đề tài và trình bày luận văn, em đã chú trọng vào việc phân tích các quy định pháp luật hiện hành về ATVSLĐ, đồng thời đối chiếu, làm rõ thực tiễn thực hiện các quy định này tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Qua đó, em đã nhận thấy và chỉ ra nhiều hạn chế còn tồn tại, nhiều bất cập phát sinh.

Căn cứ vào các phân tích, đánh giá trên, em đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật, một số giải pháp với mong muốn hệ thống các quy định pháp luật về ATVSLĐ ngày càng được hoàn thiện hơn nữa. Việc áp dụng pháp luật chỉ thực sự có hiệu quả khi kết hợp hài hòa, đồng bộ, tổng thể các công tác kể trên cùng với tinh thần trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là người NSDLĐ và NLĐ. Với sự hoàn thiện về mặt lập pháp, sự kiện toàn mặt tổ chức và quản lý, sự thực thi có hiệu quả trong thực tế pháp luật về ATVSLĐ sẽ góp phần nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, góp phần bảo vệ quyền,

1. Bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn (2013-2017), Báo cáo tổng kết các năm từ năm

2013 đến năm 2017, Lạng Sơn.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012), Thông tư số 36/2012/TT-

BLĐTBXH ngày 28/12/2012 ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,

Hà Nội.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư số 10/2013/TT-

BLĐTBXH ngày 10/6/2013 ban hành danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên, Hà Nội.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư số 26/2013/TT-

BLĐTBXH ngày 18/10/2013 ban hành danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ, Hà Nội.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư số 25/2013/TT-

BLĐTBXH ngày 18/10/2013 hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, Hà Nội.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2014), Thông tư số 04/2014/TT-

BLĐTBXH ngày 12/02/2014 hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, Hà Nội.

7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2014), Thông tư số 05/2014/TT-

BLĐTBXH ngày 06/3/2014 ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, Hà Nội.

8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư số 04/2015/TT-

BLĐTBXH ngày 02/02/2015 hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Hà Nội.

9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016), Thông tư số 13/2016/TT-

BLĐTBXH ngày 16/6/2016 về danh mục có u cầu nghiêm ngặt về an tồn vệ sinh lao động, Hà Nội.

nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, Hà Nội.

11. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017), Thông tư số 19/2017/TT-

BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, Hà Nội.

12. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên tịch số

10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về lao động, người có cơng và xã hội, Hà Nội.

13. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế (2012), Thông tư liên tịch số

12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, Hà Nội.

14. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế (2012), Thông tư liên tịch số

13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 30/5/2012 hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại, nguy hiểm, Hà Nội.

15. Bộ Y tế (2016), Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016 ban hành danh

mục bệnh nghề nghiệp, Hà Nội.

16. Chính phủ (2013), Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi

tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, Hà Nội.

17. Chính phủ (2013), Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy định chi

tiết một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương, Hà Nội.

18. Chính phủ (2016), Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, Hà Nội.

19. Chính phủ (2016), Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi

22. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

23. Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

24. Quốc hội (2015), Luật An toàn, vệ sinh lao động, Hà Nội.

25. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn (2013-2017), Báo cáo tổng kết các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Lạng Sơn.

26. Ủy ban khoa học nhà nước (1991), Quyết định số 889/QĐ ngày 31/12/1991

của công bố 41 tiêu chuẩn Việt Nam và hiệu lực bắt buộc áp dụng, Hà Nội.

27. Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động (2010), Một số Công ước khuyến

Một phần của tài liệu LV ths luật học pháp luật an toàn lao động, vệ sinh lao động từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh lạng sơn (Trang 75 - 82)