Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu LV ths luật học pháp luật an toàn lao động, vệ sinh lao động từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh lạng sơn (Trang 60 - 68)

24. Điều 142, 143 Bộ luật lao động

2.2.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại tỉnh Lạng Sơn

sinh lao động tại tỉnh Lạng Sơn

2.2.2.1. Những mặt tích cực và nguyên nhân

Qua thực trạng tình hình thực hiện pháp luật về ATVSLĐ tại tỉnh Lạng Sơn, có thể thấy những mặt tích cực mà các cấp chính quyền và các đơn vị trên địa bàn tỉnh đạt được. Cụ thể là:

Hàng năm, UBND tỉnh Lạng Sơn đều xây dựng chương trình, kế hoạch để chỉ đạo các cấp, ban, ngành liên quan tập trung quan tâm, thanh tra giám sát công 33. Theo số liệu thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh vào thời điểm cuối năm 2017.

tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 29/CT/TW của Ban bí thư về tăng cường công tác ATVSLĐ. Hàng năm, tổ chức "Tuần lễ Quốc gia an tồn, vệ sinh lao động - Phịng chống cháy nổ".

Công tác huấn luyện ATVSLĐ đã được đổi mới, từ phổ biến văn bản, chế độ chính sách, chuyển sang huấn luyện kỹ năng làm việc an toàn, đánh giá rủi ro và xây dựng các biện pháp tự cải thiện điều kiện lao động; các tài liệu về ATVSLĐ dược biên soạn, chỉnh sửa phù hợp; in và phát tài liệu huấn luyện tới NLĐ, NSDLĐ, đội ngũ giảng viên về ATVSLĐ ngày càng được nâng cao về chất lượng; và một số địa phương có giảng viên ATVSLĐ tại chỗ. Cơng tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường trang bị máy, thiết bị cho cán bộ quản lý nhà nước được quan tâm.

Việc thực thi pháp luật về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp cũng đã có sự chuyển biến nhất định. Nhận thức của NLĐ và NSDLĐ trong công tác ATVSLĐ được nâng cao. NLĐ, chủ sử dụng lao động nắm bắt được trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bên trong công ATVSLĐ. NSDLĐ đã tăng cường các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc tại doanh nghiệp, trang bị phương tiện, bảo hộ lao động, góp phần giảm thiểu ơ nhiễm môi trường lao động, ngăn ngừa TNLĐ và BNN. Các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến tình hình ATVSLĐ, chăm lo sức khỏe của NLĐ như: củng cố lại tổ chức làm công tác bảo hộ lao động; xây dựng nội quy ATVSLĐ, các phương án và biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ; khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố; thực hiện tốt các chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; bồi dưỡng bằng hiện vật; khám sức khỏe định kỳ; khám phát hiện và điều trị bệnh nghề nghiệp; thực hiện chế độ huấn luyện về ATVSLĐ, Phịng chống cháy nổ, bảo vệ mơi trường;… Bước đầu đã chú ý đầu tư đáng kể để cải tiến công nghệ, cải thiện điều kiện làm việc và môi trường ở những khâu nặng nhọc, độc hại như: lắp đặt hệ thống thơng gió, hút hơi khí độc, chống nóng, ồn; làm giảm nồng độ bụi, nồng độ hơi khí độc, tăng độ chiếu sáng, cải thiện vi khí hậu, giảm nhẹ lao động thể lực v.v..,

Cùng với đó, qua chương trình cơng tác tuyên truyền cũng được tiến hành thường xuyên, liên tục hơn góp phần phổ biến các chính sách, pháp luật về ATVSLĐ, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của của công tác này trong các

cấp, ngành, đặc biệt là ý thức tự giác chấp hành của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Qua đó, việc thực hiện các quy định pháp luật về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp từng bước được nâng lên, số vụ TNLĐ, đặc biệt là TNLĐ chết người giảm rõ rệt. Theo thống kê của Sở LĐTB&XH tỉnh, năm 2015, toàn tỉnh xảy ra 10 vụ TNLĐ, 12 người chết. Năm 2016, toàn tỉnh xảy ra 4 vụ TNLĐ làm 4 người chết.

Bên cạnh kiểm tra, thanh tra giám sát việc thực hiện pháp luật ATVSLĐ tại các doanh nghiệp, tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng, tuyên truyền về ATVSLĐ; các đơn vị đã chủ động quan tâm, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ, từ đó thực hiện phân loại lao động theo điều kiện lao động loại IV, V, VI để tiến hành thực hiện các chế độ liên quan đến NLĐ trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Qua kiểm tra, khảo sát thì khoảng 95% số doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện đầy đủ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ theo quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH34. Các doanh nghiệp đã cử người làm an toàn lao động kiêm nhiệm hoặc chuyên trách; đã lập kế hoạch ATVSLĐ, tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho công nhân và cử cán bộ quản lý đi học ATVSLĐ.

2.2.2.2. Những hạn chế, thiếu sót, bất cập và nguyên nhân

Bên cạnh những những mặt tích cực, thì cũng cịn tồn tại những hạn chế, thiếu sót trong q trình quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Bởi trong thực tế, sự tác động ảnh hưởng của vấn đề ATVSLĐ không thể thấy được trong một thời gian ngắn, mà là cả một quá trình khi NLĐ tham gia sản xuất. Mặc dù đã có nhiều cố gắng tích cực nhưng điều kiện làm việc của NLĐ trong nhiều doanh nghiệp còn chưa được đảm bảo. Điều đó thể hiện ở các nội dung như: Việc kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền với các phương tiện hỗ trợ quá phức tạp nên việc xác định chính xác các tiêu chuẩn ATVSLĐ của các đơn vị lao động cịn gặp nhiều khó khăn. Điều đó dẫn đến q trình quản lý, thanh tra kiểm tra và xử phạt vi phạm pháp luật về ATVSLĐ còn bị nới lỏng, chưa thực sự mạnh tay, vẫn còn rơi vào hình thức chủ nghĩa, giơ cao đánh khẽ.

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, kinh tế cịn nhiều khó 34. Thơng tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động thương binh và Xã hội; Thông tư số 15/2016/TT- BLĐTBXH ngày 28/6/2016 ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

khăn đang dịch chuyển theo hướng phát triển thương mại dịch vụ; các doanh nghiệp đa số vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Các thanh tra viên còn gặp nhiều trở ngại trong công tác quản lý, thanh tra cả về trình độ chun mơn và cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác. Hơn nữa, điều kiện kinh tế của các doanh nghiệp nước ta còn rất hạn chế, nhận thức của các chủ thể trong lĩnh vực này còn chưa đầy đủ. Nhiều doanh nghiệp còn chưa nhận thức được tầm quan trọng phải thực hiện đầy đủ pháp luật về ATVSLĐ khơng chỉ vì lợi ích NLĐ mà cịn vì lợi ích của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực ATVSLĐ, Công đồn tham gia cả ở tầm vĩ mơ và vi mơ như: hoạch định chính sách, xây dựng và hướng dẫn pháp luật về ATVSLĐ đến tận cơ sở kinh doanh, NSDLĐ, NLĐ… nhưng trên thực tế, vai trị của Cơng đồn tại các đơn vị đặc biệt là tại các doanh nghiệp cịn chưa có vị trí thực sự quan trọng, vẫn cịn mang tính hình thức, đối phó bởi áp lực từ phía NSDLĐ.

Khơng ít NLĐ chưa quen với việc sử dụng trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân; chưa có tác phong cơng nghiệp nên thời gian qua, trên địa bàn tỉnh còn xảy ra TNLĐ mà lỗi phần lớn do NLĐ không chấp hành các quy định về ATVSLĐ. Đối với các doanh nghiệp đều có quy mơ nhỏ và siêu nhỏ, đa số là doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty TNHH một thành viên, NLĐ trong doanh nghiệp chủ yếu là người nhà, người trong dòng họ của chủ doanh nghiệp nên hầu như khơng có giao kết HĐLĐ; vì vậy, cơng tác ATVSLĐ ở những doanh nghiệp này chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, các doanh nghiệp ở phân tán, rải rác nên việc tập trung NLĐ, NSDLĐ để huấn luyện ATVSLĐ gặp nhiều khó khăn.

Lực lượng cán bộ quản lý chuyên về cơng tác ATVSLĐ trực tiếp ít so với số lượng doanh nghiệp đang hoạt động. Thanh tra ATVSLĐ nằm trong thanh tra chung thuộc Sở LĐTB&XH nên cịn nhiều bất cập, hạn chế chun mơn kỹ thuật để triển khai thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ ngày càng ít; việc quản lý mơi trường lao động, quản lý sức khỏe NLĐ tại các cơ sở lao động còn rất hạn chế, số nơi làm việc, NLĐ trong diện quản lý chiếm tỷ lệ rất thấp; chưa có chế tài để xử phạt đối với NSDLĐ, NLĐ không chấp hành pháp luật về ATVSLĐ; Các vụ TNLĐ chết người hầu hết đều xử lý hành chính nội bộ, khơng có vụ truy cứu trách nhiệm hình sự nên tác dụng giáo dục, phòng ngừa việc tái diễn và thiếu các giải pháp hữu hiệu để giảm TNLĐ bị hạn chế.

Ngành Y tế cũng đang gặp khó khăn trong việc đào tạo cán bộ có đủ khả năng khám phát hiện và điều trị BNN. UBNĐ tỉnh đã cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám điều trị BNN nhưng việc triển khai hoạt động chưa được hiệu quả do thiếu bác sỹ, trang thiết bị, phòng xét nghiệm. Đội ngũ giám định viên bệnh nghề nghiệp số lượng và chất lượng chưa cao. Các cơ sở điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng nghề nghiệp hầu hết thiếu tài liệu, trang thiết bị và cán bộ chuyên môn.

Cơ quan quản lý đối với hoạt động kiểm định kỹ thuật ATVSLĐ hiện nay chưa phát huy được năng lực kỹ thuật và năng lực chuyên môn của các chuyên gia kỹ thuật. Thị trường dịch vụ kiểm định đã được hình thành theo chính sách xã hội hóa của Nhà nước nhưng chưa có những hướng dẫn quản lý đầy đủ, gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh, làm cho chất lượng dịch vụ kiểm định kém gây bức xúc trong dư luận. Cùng với đó việc tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay chưa nghiêm, nhiều doanh nghiệp thực hiện các quy định có tính chất chống đối sự kiểm tra của cơ quan quản lí Nhà nước.

* Nguyên nhân của hạn chế, bất cập:

Theo báo cáo của Sở LĐTB&XH, Liên đồn Lao động tỉnh Lạng Sơn, ngun nhân chính dẫn đến những hạn chế trong cơng tác ATVSLĐ có thể kể ra là:

Một là, nhiều nội dung quan trọng về ATVSLĐ chưa được quy định hoặc

không thể quy định rõ trong BLLĐ; một số văn bản quy định lĩnh vực quản lý chuyên ngành vẫn còn chồng chéo, bất cập về phân công chức năng, nhiệm vụ trong việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ, khiến các cán bộ làm cơng tác ATVSLĐ cịn gặp khó khăn.

Hai là, chưa có đủ các điều kiện vật chất để bảo đảm thanh tra, kiểm tra

khách quan, nhanh chóng, kịp thời theo những điều kiện mới của kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Các cơ quan Kiểm sát, Tịa án nói chung chưa quan tâm đúng mức tới việc đưa ra khởi tố và xét xử những vụ TNLĐ nghiêm trọng.

Ba là, tổ chức Cơng đồn các cấp mặc dù ln đứng về phía NLĐ, rất quan

tâm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ trên lĩnh vực này, nhưng thiếu những biện pháp kiên quyết yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước cũng như buộc NSDLĐ phải thi hành nghiêm chỉnh Pháp luật lao động và phải xử lý thích đáng những người thiếu trách

nhiệm khi để xảy ra TNLĐ và BNN.

Bốn là, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phát sinh những yếu tố

nguy hiểm, độc hại mới kéo theo NLĐ phải làm việc trong điều kiện có nhiều nguy cơ mất an tồn. TNLĐ, BNN có xu hướng tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Việc tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay còn rất yếu kém, đặc biệt khu vực sản xuất nơng nghiệp. Kinh phí đầu tư cho cơng tác bảo đảm ATVSLĐ và chăm sóc sức khỏe NLĐ của doanh nghiệp cịn rất hạn hẹp.

Năm là, nhiều NSDLĐ chưa quan tâm, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc

cho NLĐ. Cán bộ làm công tác ATVSLĐ và chăm sóc sức khỏe NLĐ cịn thiếu và chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đầy đủ. Bộ máy làm công tác ATVSLĐ ở một số đơn vị hoạt động chưa hiệu quả. Phần lớn nông dân lao động trong sản xuất nông, lâm nghiệp chưa được thơng tin, huấn luyện về cách phịng chống TNLĐ, BNN. Các nghiên cứu trước đây cũng đều khẳng định vai trị quan trọng của cơng tác quản lý, người quản lý đối với tiến trình thực hiện ATVSLĐ. Tuy nhiên, việc tập trung đánh giá, phân tích ngun nhân như kể trên sẽ khơng thật sự đầy đủ nếu đánh giá khơng đúng hay nói cách khác là xem nhẹ vai trị, trách nhiệm của NLĐ.

Về khía cạnh này, đã có những nghiên cứu, phân tích về thực hiện cơ chế ba bên trong việc thúc đẩy thực hiện pháp luật lao động, trong đó có cơng tác bảo hộ lao động, ATVSLĐ tại doanh nghiệp. Vai trò, chức năng của Chính phủ, NSDLĐ và NLĐ được đề cập khá rõ, tuy nhiên, chủ yếu tập trung đối với doanh nghiệp có quy mơ lớn, có tổ chức Cơng Đồn hay tổ đại diện của NLĐ. Trong những năm qua, khái niệm văn hóa an tồn trong lao động được đề cập nhiều hơn, được coi là xu hướng chung của thế giới trong nền kinh tế hiện đại. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đưa ra khái niệm: "Văn hố an tồn tại nơi làm việc là văn hố trong đó quyền có một mơi trường làm việc an tồn và vệ sinh của người lao động được tất cả các cấp tơn trọng. Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động đều tham gia tích cực vào việc đảm bảo mơi trường làm việc an tồn và vệ sinh thơng qua hệ thống các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ được xác định. Trong đó, nguyên tắc phịng ngừa được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu". Đảm bảo được một văn hóa an tồn tốt có nghĩa là vấn đề an toàn được tất cả các thành phần tham gia hoạt động

trong một đơn vị quan tâm đúng mức. Cụ thể hơn, cần nhìn nhận rằng, chính sự hạn chế từ ý thức, kiến thức cho đến thái độ của NLĐ cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra sự bất cập, thiếu hiệu quả trong cơng tác ATVSLĐ. Qua rà sốt đối với 269/2.563 doanh nghiệp trên tồn tỉnh thì có đến 30% số NLĐ chưa được qua đào tạo, dạy nghề; và tỷ lệ còn cao hơn ở các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ35.

Bên cạnh đó, NLĐ cịn đặt nặng vấn đề thu nhập, trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thúc đẩy các dịng chuyển dịch lực lượng lao động từ nơng thôn ra thành thị, tỷ lệ lao động phổ thơng vì thế mà cũng tăng theo. Trong một số khu vực, có cả làng nghề, từ lâu, lao động tại chỗ khơng cịn là lực lượng chính. Qua khảo sát, nghiên cứu phục vụ hoạt động triển khai nhân rộng mơ hình quản lý ATVSLĐ tại các khu vực làng nghề, mối quan tâm hàng đầu của NLĐ là thu nhập và nguồn công việc ổn định chứ không phải là chỗ làm ổn định. Việc tuân thủ pháp luật lao động của các khu vực này rất hạn chế, tuy nhiên, ngun nhân khơng hồn toàn xuất phát từ sự thờ ơ của NSDLĐ. Hiện tượng phổ biến là NLĐ chủ động trong việc từ chối hình thức thỏa thuận có cam kết, ràng buộc cao về mặt pháp lý để dễ dàng chuyển chỗ làm khi có cơ hội nhận thù lao cao hơn.

Trình độ văn hóa, chun mơn kỹ thuật của NLĐ khơng chỉ là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lao động, mà ở khía cạnh an tồn, nó quyết định đến khả năng tiếp thu, tiếp nhận thông tin, kiến thức về ATVSLĐ và vận dụng kỹ năng làm việc sao cho an tồn, bảo vệ cho sức khỏe, tính mạng của chính mình. Trong khi đó, tâm lý nỗ lực hết mình để nâng cao thu nhập khiến tầm quan trọng của cơng tác ATVSLĐ bị chính NLĐ xem nhẹ. Sự thiếu hiểu biết có thể dẫn đến sự thờ ơ và làm cho người ta cảm thấy có ít nhu cầu để giải quyết các vấn đề ATVSLĐ, ngay cả trong các lĩnh vực rủi ro cao. Nó trở thành một vịng trịn luẩn quẩn nơi ATVSLĐ khơng bao giờ có được

Một phần của tài liệu LV ths luật học pháp luật an toàn lao động, vệ sinh lao động từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh lạng sơn (Trang 60 - 68)