Lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng NHTM

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 30)

CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ

8. Cấu trúc đề tài

2.3. Lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng NHTM

2.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro vẫn luôn là hoạt động trung tâm trong các tổ chức tài chính- ngân hàng. Việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro là biện pháp bảo đảm an toàn nguồn vốn hoạt động,

nhưng ở mặt khác nền kinh tế thị trường sẽ không thể tạo ra cơ hội đầu tư và kinh doanh mới

nếu không rủi ro không tồn tại. Điều này cho thấy hoạt động quản trị rủi ro là yêu cầu tất yếu

đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của NHTM. Mặc dù vậy, việc quản trị rủi ro ở các

NHTM ln là cơng việc phức tạp và khó khăn.

Như đã được đề cập, tín dụng là họat động sinh lời chủ yếu của NHTM, và cũng là

nghiệp vụ có nguy cơ rủi ro cao nhất của ngân hàng.

Theo Nguyễn Quang Thu (1998): “Quản trị rủi ro là một chức năng quản trị chung để nhận ra, đánh giá và đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của tính bất định và rủi ro của tổ chức. Mục đích của quản trị rủi ro là cho phép tổ chức tiến đến những mục đích của nó bằng con đường trực tiếp, có hiệu năng và hiệu quả nhất”

Theo Nguyễn Hùng Tiến (2016): “Quản lý RRTD là việc xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình tín dụng; tổ chức, điều hành, triển khai và thực hiện chiến lược, chính sách

và các quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng nhằm đảm bảo an tồn tín dụng, hạn chế rủi

ro ở mức thấp nhất mà ngân hàng có thể chấp nhân được”

Theo BIS (1999) thì mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng là tối đa hóa tỉ lệ lợi nhuận đã

điều chỉnh rủi ro của ngân hàng bằng cách duy trì mức rủi ro tín dụng trong phạm vi chấp

nhận được. Các ngân hàng cần phải quản trị rủi ro tín dụng đối với toàn bộ danh mục đầu tư

cũng như từng khoản tín dụng được cấp. Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là một bộ phận

quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và được coi là vai trò nòng cốt cho sự thành

công của ngân hàng trong dài hạn.

Như vậy, Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại là quá trình ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thơng qua hệ thống và công cụ quản lý nhằm ngăn ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp an tồn tín dụng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân

hàng. Việc ngân hàng đối phó với RRTD là điều khơng thể tránh và còn đòi hỏi tồn tại mức

16

2.3.2 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo Basel:

Theo nghiên cứu hội thảo khoa học của Lê nguyễn Minh Phương- Đánh giá công tác quản

trị RRTD tại ngân NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam theo 17 nguyên tắc Basel; của đồng tác

giả Đào Lê Kiều Oanh và Nguyễn Nhi Quang - Ứng dụng các nguyên tắc Basel trong quản lý

nợ xấu tại các NHTM Việt Nam thì:

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision) – BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát

của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp

đổ của hàng loạt các ngân hàng vào thập kỷ 80. Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những

tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ ấp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ.

Các nguyên tắc QTRRTD của Basel khơng mang tính bắt buộc nhưng từ lâu đã được các NHTM và cơ quan giám sát ngân hàng các nước áp dụng nhằm mục đích:

- Tăng cường năng lực QTRRTD nhằm giảm thiểu tổn thất trong HĐTD

- Tạo môi trường hội nhập và cạnh tranh cơng bằng, bình đẳng, đảm bảo cho các NHTM nội địa cạn tranh và hợp tác lâu dài với các TCTD bên ngoài.

Bộ nguyên tắc QTRRTD của Basel bao gồm 17 nguyên tắc chia làm 4 chủ đề lớn

2.3.3 Quy trình quản trị RRTD

Sơ đồ 2.3 : Quy trình quản trị RRTD

1.Nhận biết RRTD 2. Đo lường RRTD 3. Kiểm soát RRTD 4. Tài trợ RRTD

17

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến(2010))

Sơ đồ cho thấy quy trình QTRRTD được phân định thành 4 giai đoạn, các khâu tuy

tách biệt nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và tạo nên chu kỳ quản trị rủi ro các danh mục cho vay tại ngân hàng. Cụ thể các giai đoạn như sau:

2.3.3.1 Nhận biết rủi ro tín dụng

Để nhận biết được các rủi ro tín dụng, ngân hàng khơng chỉ nhận biết và phân tích các nguy cơ rủi ro của từng khách hàng mà còn phải đánh giá được năng lực cho vay hiện tại của

ngân hàng. Việc phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ cho biết được những rủi ro nội tại như quy mơ tín dụng, cơ cấu tín dụng về ngành, về loại tiền, kỳ hạn tín dụng. Điều này địi hỏi ngân hàng phải có hệ thống các chỉ tiêu và mơ hình đánh giá về phía khách hàng và ngân hàng

 Phân tích đánh giá RRTD ngân hàng:

Chỉ tiêu Nợ quá hạn và Nợ xấu:

Nợ quá hạn là chỉ tiêu biểu thị quan hệ tín dụng ngân hàng khơng hồn hảo khi khách hàng vay vốn chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Nợ xấu phát sinh từ nợ quá hạn đồng nghĩa với việc ngân hàng đang dối mặt với những rủi ro về mất khả năng thanh toán hoặc mất vốn do khách hàng khơng trả được nợ. Việc các khoản nợ nhảy nhóm nợ dẫn

đến gia tăng nợ xấu là việc các ngân hàng không mong muốn vì nợ quá hạn phát sinh làm tăng chi phí của ngân hàng như chi phí địi nợ và chi phí xử lý TSBĐ, chi phí trích lập dự

phịng rủi ro,…

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN:”Quy định về phân loại tài sản có, mức trích,

phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi”, nợ của các NHTM được chia

thành 5 nhóm”

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2: Nợ cần chú ý Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

18

Quyết định 493 cũng quy định nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 là nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong

tổng dư nợ ở vào khoảng 2% đến 5% là một tỷ lệ chấp nhận được.

Tỷ lệ Nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh của tổ chức. Nó tác

động với tất cả các lĩnh vực hoạt động chính của các ngân hàng. Cách xác định chỉ tiêu này

với kết quả thấp sẽ chứng tỏ các khoản TD của ngân hàng được đảm bảo chất lượng, mức rủi ro trong việc cấp TD ở mức chấp nhận được hay không. Ngược lại, nếu Tỷ lệ này cao thể hiện khả năng sử dụng Vốn của ngân hàng thấp.

Tỷ lệ Nợ quá hạn = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 *100%

Tỷ lệ nợ xấu:

Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi: Đã quá hạn trả lãi hoặc vốn gốc trên 90 ngày,

các khoản lãi chưa chi trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc hay tái cấp vốn. Các nhóm nợ 3, 4, 5 là các khoản nợ rất khó được ngân hàng xét duyệt cho vay lại ít nhất 5 năm. Tỷ lệ nợ xấu đo lường chất lượng TD, tỷ lệ thấp đồng nghĩa chất lượng nghiệp vụ quản trị TD của ngân hàng cao.

Tỷ lệ nợ xấu = 𝑁ợ 𝑥ấ𝑢

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 ∗100%

Hệ số RRTD:

Hệ số RRTD cho thấy hiêu quả của hoạt động TD, hệ số này đảm bảo an toàn hoạt động cho các ngân hàng. Hệ số này càng cao sẽ làm tăng nguy cơ RRTD

Hệ số RRTD = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó ∗100%

Khả năng bù đắp rủi ro:

Ngân hàng thường xun trích lập dự phịng theo tỷ lệ quy định dựa trên thời gian quá

hạn của khoản nợ. Nếu dự phịng đã trích khơng đủ bù đắp thù ngân hàng phải sử dụng lợi

nhuận thu được trong kỳ hoạt động của mình để trang trải. Vì vậy các nhà quản trị NHTM

thường xem xét chỉ tiêu như sau để đánh giá liệu ngân hàng có thể bù đắp được các khoản

19

Hệ số khả năng bù đắp RRTD = 𝐷ự 𝑝ℎị𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷 đượ𝑐 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝

𝑁ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 𝑘ℎó đị𝑖 ∗100%

2.3.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng

Ngân hàng sử dụng các mơ hình để đo lường RRTD đến từ khách hàng, trên thực tế có thể sử dụng nhiều mơ hình khác nhau. Chủ yếu các mơ hình này vẫn thuộc trong hai loại cơ bản

sau đây: Mơ hình định tính và mơ hình định lượng

Sơ đồ 2.4: Một số mơ hình đo lường phân tích RRTD

(Nguồn: Tự tổng hợp)

 Mơ hình định tính RRTD:

Mơ hình 6C: Đây là mơ hình đánh giá khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng khi đến

hạn, dựa trên 6 tiêu chí:

Character (tư cách người vay): Khách hàng phải có mục đích vay vốn rõ ràng và có

thiện chí trả nợ khi đến hạn

Capacity (năng lực người vay): Khách hàng phải có năng lực pháp luật và năng lực

hành vi dân sự, là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp

Cash (Thu nhập của người vay): Là cơ sở để ngân hàng xác định nguồn trả nợ. Người đi vay có khả năng tạo ra tiền thơng qua:

①. Luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập;

②.bán thanh lý tài sản; Đo lường RRTD Mơ hình định tính Mơ hình 6C Mơ hình định lượng Mơ hình điểm số Z Mơ hình xếp hạng của Moody's hình điểm số TDTD

20

③. Tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vợ.

Bất cứ nguồn thu nào từ khả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vay ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng ưu tiên hơn cả là khả năng thứ nhất và coi đây là nguồn thu đầu

tiên và căn bản để trả nợ ngân hàng.

Collateral (bảo đảm khoản vay): Là nguồn để thu hồi nợ khi khách hàng khơng cịn

khả năng trả nợ

Conditions (điều kiện): Ngân hàng sẽ có các chính sách tín dụng tùy theo xu hướng

phát triển nền kinh tế, đây là những điều kiện quy định cho khách hàng trong từng thời kỳ

Control (kiểm soát): Những vấn đề sau cần được làm rõ: Các thay đổi trong luật

pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu TD của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của nhà quản lý chất lương tín dụng?

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến(2010))

 Mơ hình định lượng RRTD:

Mơ hình điểm số Z (Z-Credit scoring model): Mơ hình điểm số “Z” do E.I. Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất tại Mỹ. Đại lượng Z là thước đo

tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: 1. Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj)

2. Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.

Từ đó Altman đi đến mơ hình cho điểm như sau: Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0X5

Trong đó:

X1 = Tỷ số “Vốn lưu động rịng/ Tổng tài sản” X2 = Tỷ số “Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản”

X3 = Tỷ số “Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ Tổng tài sản” X4 = Tỷ số “Thị giá cổ phiếu/ Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn” X5 = Tỷ số “Doanh thu/ Tổng tài sản

21

Sau khi thay lần lượt các giá trị X vào mơ hình, ta tính được nếu: - Z < 1.81: Doanh nghiệp được xếp vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao - 1.81 < Z < 2.99: Doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ ở mức trung bình - Z > 2.99: Doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ thấp

Trị số giá trị Z càng cao. Thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số Z

thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

Theo mơ hình cho điểm “Z” của Altman, bất cứ cơng ty nào có điểm số Z thấp hơn 1.81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao. Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ khơng cấp

tín dụng cho khách hàng này cho đến khi cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1.81

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến(2010))

Mơ hình xếp hạng của Moody’s: Đây là mơ hình xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ rủi ro hàng năm, chất lượng này có thể thay đổi qua từng năm. Các

doanh nghiệp đầu tư tỷ lệ rủi ro dưới 0.1%, còn các doanh nghiệp đầu cơ thì tỷ lệ thường

dao động từ 0.2% đến 0.8%

Bảng 2.5 : Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s

STT Xếp hạng Tình trạng Tỷ lệ rủi ro hàng năm

1 Aaa Chất lượng cao nhất 0.02%

2 Aa Chất lượng cao 0.04%

3 A Chất lượng khá 0.08%

4 Baa Chất lượng vừa 0.2%

5 Ba Nhiều yếu tố đầu cơ 1.8%

6 B Đầu cơ 8.3%

(Nguồn: Theo báo cáo của Moody’s)

Mơ hình điểm số tín dụng tiêu dùng: Nhiều ngân hàng sử dụng phương pháp cho điểm để

xử lý các đơn xin vay của người tiêu dùng. Mơ hình được các ngân hàng chủ yếu sử dụng để

đánh giá những khoản tín dụng mua sắm xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản và kinh

doanh nhỏ. Điểm mạnh về sự thuận tiện và nhanh chóng khi các yêu cầu tín dụng mau chóng được xử lý theo hệ thống tự động cũng tạo sự thu hút đối với khách hàng có nhu cầu

22

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mơ hình điểm số tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà,

điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác.

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến(2010))

2.3.3.3 Kiểm sốt rủi ro tín dụng:

Sau khi nhận diện và tiến hành đo lường rủi ro, thì bước tiếp theo trong hoạt động quản trị rủi ro cần được đề cập tới đó chính là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro được hiểu là việc dùng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến thuật để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu

những tổn thất do rủi ro mang đến cho ngân hàng.

- Né tránh rủi ro: Bằng các chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra hoặc loại bỏ

nguyên nhân gây ra rủi ro. Tuy nhiên, lợi nhuận đi liền rủi ro, ngân hàng cũng có thể mất những lợi ích có thể có từ những rủi ro gây ra, và trong nhiều trường hợp việc né tránh tuyệt

đối không thể thực hiện được, đặc biệt là RRTD trong ngân hàng.

- Ngăn ngừa tổn thất: Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro bằng cách giảm bớt số lượng rủi

ro xảy ra (tức là giảm tần suất tổn thất) hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.

- Giảm thiểu rủi ro: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào rủi ro bằng cách

làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất đã xảy ra (tức là giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất, giảm mức độ thiệt hại).

- Quản trị thông tin: Thông tin bắt nguồn từ phòng QTRR của ngân hàng có ảnh hưởng quan trọng trong việc giảm thiểu những bất định của những người có quyền lợi gắn liền

liên quan, ở đây có thể hình dung là các đơn vị kinh doanh, các phòng, ban… trong hệ thống ngân hàng. Phòng QTRR của ngân hàng phải cung cấp thông tin để xác định hiệu quả của việc

đo lường kiểm soát rủi ro và những mục tiêu trong tương lai cần đạt được. Những thông tin đáng tin cậy từ phịng này có thể cung cấp cho những người có quyền lợi gắn liền với tổ chức

sự đảm bảo rằng tổ chức không và sẽ khơng hành động có hại đến lợi ích của họ. Bên cạnh đó,

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)