BIDV CN TPHCM trong những năm tới
Từ những hạn chế về môi trường, áp lực cạnh tranh, quy mô chưa xứng với tiềm năng của địa bàn, cơ cấu sản phẩm, quy định quy trình cho vay cứng nhắc, nguồn nhân lực, việc duy trì hợp tác với các khách hàng và cơ quan nhà nước,... đã phân tích trong chương 2. Tác giả đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại cũng như hướng đến mục tiêu giữ vững vị thế đứng đầu khu vực và hệ thống về quy mơ, hiệu quả, kiểm sốt tốt chất lượng, lợi nhuận tăng trưởng ổn định, năng suất lao động cải thiện để đảm bảo năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay KHCN của Chi nhánh.
Tăng cƣờng hoạt động marketing ngân hàng
Mục đích chủ yếu là nhằm quảng bá, xây dựng, phát triển hình ảnh thương hiệu của Chi nhánh, đồng thời gia tăng vị thế cạnh tranh trên địa bàn. Với lợi thế
thương hiệu được đánh giá cao trong khu vực, Chi nhánh cần có những biện pháp để gia tăng hình ảnh thương hiệu và uy tín đối với khách hàng, hoạt động này sẽ giúp thu hút được các khách hàng tiềm năng trong tương lai nói chung và khách hàng vay vốn cá nhân nói riêng vì khách hàng sẽ có xu hướng tìm đến các ngân hàng có thương hiệu tốt và uy tín khi họ có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời, hoạt động này cũng giúp Chi nhánh có thể tìm kiếm và chọn lọc được khách hàng tốt. Một số biện pháp để tăng cường marketing có thể áp dụng như: có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn ở tất cả các sản phẩm để thu hút sự chú ý của khách hàng, thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe ý kiến phản hồi đồng thời thực hiện tư vấn tốt cho khách hàng khi họ có nhu cầu, trong các hội nghị có những tặng phẩm liên quan đến hình ảnh của Chi nhánh để thông qua khách hàng giúp quảng bá thương hiệu của Chi nhánh, giao nhiệm vụ chỉ tiêu cho nhân viên tự tìm kiếm khách hàng,...
Xây dựng chính sách khách hàng trong hoạt động cho vay nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng
Từng bước đổi mới phát triển các chính sách khách hàng bằng cách tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ nhanh hơn, chất lượng hơn nhằm thu hút và mở rộng quy mô nền khách hàng và mở rộng thị phần cho vay của Chi nhánh.
Xây dựng chính sách, phương thức, thời hạn cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Đối với những khách hàng có mối quan hệ, lịch sử tín dụng tốt và uy tín
trong thanh tốn nợ vay Chi nhánh cần xem xét áp dụng lãi suất ưu đãi phù hợp cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho Chi nhánh và tạo sự hài lòng cho khách hàng, để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng và nâng cao hiệu quả trong cho vay KHCN. Đồng thời, cần có sự sàng lọc các khách hàng yếu kém tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng,... để có kế hoạch làm việc cụ thể nhằm khắc phục, cắt giảm dư nợ,...
Đối với các khách hàng mới và tiềm năng trong tương lai Chi nhánh cần xây dựng chính sách quảng bá, tiếp thị phù hợp với hoạt động kinh doanh nhằm thu hút khách hàng biết đến các sản phẩm và hình ảnh của ngân hàng.
Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay KHCN, cơ cấu sản phẩm cân đối và phù hợp đảm bảo tăng trƣởng tín dụng an tồn, chất lƣợng hiệu quả
Bên cạnh các sản phẩm cho vay hiện tại, Chi nhánh cần nghiên cứu phát triển nhiều sản phẩm cho vay khác nhằm đa dạng hóa các sản phẩm cho vay KHCN đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, bên cạnh đó cũng mang lại thêm nguồn thu cho ngân hàng.
Nghiên cứu các phương thức tiếp cận cho vay SXKD/hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn của Chi nhánh.
Thường xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và nguồn trả nợ của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó có hướng xử lý kịp thời tránh rủi ro cho Chi nhánh.
Cần chú trọng các sản phẩm cho vay mà ngành nghề của nó có tính rủi ro thấp, thường xuyên theo dõi biến động từ thị trường để có quyết định tín dụng phù hợp.
Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng hoạt động mang tính nhạy cảm và có nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì vậy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cần thiết cần được quan tâm. Một số giải pháp như:
Thường xun kiểm tra trình độ chun mơn nghiệp vụ và kỹ năng xử lý
Quán triệt tư tưởng cho từng cán bộ tín dụng ln tuyệt đối chấp hành quy định, quy chế, cơ chế tín dụng, thực hiện kiểm soát tăng trưởng, kiểm soát rủi ro tín dụng, đảm bảo tăng trưởng an tồn và hiệu quả.
Chú trọng công tác đào tạo về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao dịch cho các cán bộ làm việc trực tiếp với khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng từ đó nâng cao hiệu quả trong hoạt động.
Ban lãnh đạo phải thường xuyên nhắc nhở, giám sát công tác của cán bộ
tín dụng vì hoạt động này rất dễ xảy ra các vấn đề về rủi ro đạo đức nghề nghiệp dẫn đến gia tăng rủi ro cho hoạt động cho vay của Chi nhánh.
Tổ chức các buổi hội nghị trao đổi, phân tích các tình huống rủi ro trong cho vay KHCN đã và sẽ có thể phát sinh để giúp các cán bộ tín dụng có thêm kinh nghiệm xử lý được các trường hợp tương tự.
Đẩy mạnh cơng tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng
Tăng cường công tác tiếp thị ở các khu vực tập trung đông dân cư, các khu
đô thị mới để quảng bá hình ảnh thương hiệu của Chi nhánh đến với khách hàng.
Tiếp tục mở rộng hợp tác với các cơ quan nhà nước: bệnh viện, các cơ sở giáo dục, công an,... để mở rộng tiếp thị các sản phẩm cho vay tín chấp với lãi suất ưu đãi cho các CBCNV, từ đó có thể bán chéo được các sản phẩm thẻ tín dụng, đồng thời tạo được mối quan hệ quan trọng cho giai đoạn hết sức cạnh tranh để mở rộng địa bàn hoạt động gia tăng thị phần trong khu vực và đặt nền tảng cho việc mở rộng các sản phẩm cho vay thế chấp.
Đẩy mạnh tiếp thị đến các công ty kinh doanh, sàn môi giới BĐS và các
dự án nhà để phát triển cho vay nhà dự án và nhà riêng lẻ.
Đối với các doanh nghiệp hiện có quan hệ giao dịch với Chi nhánh, phòng
KHCN phối hợp với phịng KHDN rà sốt lại những khách hàng tiềm năng nhằm khai thác triệt để nền khách hàng chi hộ lương tại Chi nhánh để tiếp thị các sản
phẩm cho vay phù hợp như phát hành thẻ tín dụng, cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay mua nhà, mua ô tô,...
Tăng cường tiếp thị đến các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp trả lương thông
qua tài khoản tại Chi nhánh đây là cơ sở để bán chéo các sản phẩm cho vay KHCN cho CBCNV của các đơn vị này.
Nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng, làm tốt công tác tư vấn và tiếp thị các sản phẩm cho vay KHCN của BIDV.
Nghiên cứu, tìm hiểu so sánh ưu nhược điểm của các chính sách cho vay, chính sách chăm sóc khách hàng, các sản phẩm cho vay KHCN tại Chi nhánh với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ, khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm của Chi nhánh.
Phân giao chỉ tiêu cụ thể cho các cán bộ phụ trách phát triển khách hàng và tạo điều kiện cho bộ phận phát triển khách hàng mở rộng tiếp thị và phát triển khách hàng.
Tăng cƣờng áp dụng các chính sách, quy định, quy trình tín dụng, lãi suất phù hợp và linh hoạt
Giảm thiểu quy trình thủ tục giấy tờ tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay nhưng vẫn tuân theo quy định mà NHNN đề ra. Tinh giản hồ sơ theo từng đối tượng khách hàng, mục đích sử dụng vốn, thủ tục, hồ sơ vay sẽ được giảm bớt nhằm phù hợp với thực tế và theo đúng định hướng mà Thông tư 39 định hướng.
Tăng cường cơng tác kiểm sốt chất lượng tín dụng trong cho vay KHCN
nhằm phòng ngừa hạn chế nợ xấu, thẩm định kỹ khách hàng, tuân thủ các quy định, quy trình cho vay theo nguyên tắc an toàn đảm bảo vốn vay theo quy định của NHNN và của HSC.
Với tình hình cạnh tranh trên địa bàn để gia tăng thị phần Chi nhánh cần áp dụng lãi suất linh hoạt theo từng sản phẩm, đảm bảo cạnh tranh với các ngân hàng khác trong việc thu hút khách hàng mới và giữ vững nền khách hàng hiện có.
Ngồi các đối thủ cạnh tranh, Chi nhánh còn phải chia sẻ thị phần cho vay
KHCN cho các Chi nhánh khách thuộc hệ thống, vì vậy Chi nhánh cần trao đổi với các Chi nhánh khác với vai trò là Chi nhánh đầu mối, chủ lực trên địa bàn nhằm thống nhất lãi suất tránh trường hợp lôi kéo khách hàng sẽ làm ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín và hiệu quả hoạt động của các Chi nhánh trên địa bàn và toàn hệ thống.
Một số giải pháp khác
Hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng.
Tăng cường hiện đại hóa cơng nghệ vào chất lượng dịch vụ.