Cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam CN thành phố hồ chí minh (Trang 27)

1.2 Tổng quan về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

1.2.6.2 Cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng: là sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn để mua sắm, chi tiêu cho các tiện nghi sinh hoạt của gia đình nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân, qua đó cũng kích thích tiêu dùng xã hội, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Mặc dù các khoản vay là nhỏ lẻ nhưng đây lại là nhóm đối tượng khách hàng có số lượng rất đơng nên tổng nhu cầu vay rất lớn. Ngoài ra, cho vay tiêu dùng gồm rất nhiều sản phẩm đặc thù, đáp ứng nhu cầu riêng biệt của mỗi khách hàng, thường gồm các gói sản phẩm sau:

Cho vay sinh hoạt - tiêu dùng: sản phẩm này được thiết kế nhằm đáp

ứng nhu cầu chi tiêu trong gia đình như: mua sắm vật dụng gia đình, mua xe, cưới

Cho vay hỗ trợ tiêu dùng: sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho

khách hàng có thu nhập ổn định hàng tháng; số tiền cho vay nhằm hỗ trợ thêm cho tiêu dùng trong khi chờ đợi thu nhập đến kỳ; loại vay này với số tiền tương đối nhỏ và không cần tài sản thế chấp.

Cho vay an cƣ: đây là sản phẩm được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu có

liên quan đến BĐS, phục vụ nhu cầu nhà ở như: mua nhà, hợp thức hóa nhà đất, xây dựng sửa chữa nhà của cá nhân, hộ gia đình và được chia thành 2 nhóm nhỏ sau:

Cho vay xây dựng–sửa chữa nhà: sản phẩm này được thiết kế và cung

cấp nhằm hỗ trợ nhu cầu xây dựng, sửa chữa, trang trí nội thất nhà ở của khách hàng. Số tiền cho vay tối đa bằng 70% chi phí xây dựng hoặc sửa chữa và thời gian vay tối đa là 5 năm.

Cho vay mua nhà, nền nhà, hoán đổi nhà: sản phẩm này được thiết kế

và cung cấp cho khách hàng có nhu cầu về nhà đất và cần sự hỗ trợ tài chính. Số tiền cho vay tối đa là 60% giá trị nhà hoặc nền nhà.

Cho vay hỗ trợ du học: sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho khách hàng có nhu cầu hỗ trợ tài chính cho con em mình đi du học. Số tiền cho vay theo nhu cầu và trên cơ sở giá trị tài sản thế chấp do ngân hàng định giá. Ngồi ra, ngân hàng cịn có chính sách hỗ trợ cùng với sản phẩm này các dịch vụ đi kèm như: giới thiệu công ty tư vấn du học, xác nhận năng lực tài chính để dự phỏng vấn xin visa, xin giấy phép chuyển ngoại tệ ra nước ngồi,...

Cho vay thơng qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng cá nhân

Xu hướng phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong những năm gần đây dẫn đến hình thức thanh tốn bằng thẻ và bằng tài khoản tiền gửi thanh toán tại các NHTM cũng tăng cao. Trong đó, thanh tốn bằng thẻ tín dụng là hình thức tương đối mới và ngày càng phổ biến tại Việt Nam đang được các NHTM chú trọng phát triển.

Cho vay thơng qua phát hành thẻ tín dụng được hiểu là phương thức cho vay mà trong đó chủ thẻ (khách hàng đi vay) được phép sử dụng một hạn mức tín dụng

trong một thời hạn nhất định (thường là một năm) bằng cách sử dụng thẻ tín dụng do ngân hàng/tổ chức phát hành thẻ cấp, để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu hàng ngày thơng thường. Thẻ tín dụng là thẻ ngân hàng mà ngồi những cơng dụng như rút tiền mặt, thanh tốn hàng hóa, dịch vụ cịn là cơng cụ để giải ngân khoản tín dụng theo hạn mức đã được ký trước đó.

Cho vay cầm cố sổ tiền gửi: là sản phẩm tín dụng dành cho đối tượng

khách hàng là cá nhân có các khoản tiền gửi tại ngân hàng như: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,... có nhu cầu sử dụng tiền nhưng các khoản tiền gửi này chưa đến hạn. Trường hợp này khách hàng phát sinh nhu cầu sử dụng tiền trước khi sổ tiền gửi đến hạn, nếu rút tiền trước hạn, khách hàng bị thiệt hại về lãi tiền gửi. Do vậy, ngân hàng cung cấp sản phẩm cho vay này để đáp ứng nhu cầu chi tiêu nhưng vẫn bảo toàn được lãi tiền gửi cho khách hàng.

1.2.7 Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Theo các nghiên cứu trước đây, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: yếu tố về mơi trường kinh tế, chính sách kinh tế, văn hóa-xã hội, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, công nghệ, nguồn nhân lực, quy mô kinh doanh của ngân hàng,... Trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, liên hệ với hoạt động cho vay KHCN có thể rút ra hai nhóm yếu tố ảnh hưởng sau đây:

1.2.7.1 Các yếu tố bên ngoài

 Các yếu tố của nền kinh tế

Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), các yếu tố của nến kinh tế cụ thể là hệ thống các hoạt động, chỉ tiêu của các thành phần kinh tế trong từng thời kì như: tốc độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế, thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, lạm phát, tỷ giá, chính sách kinh tế quốc gia, chính sách tiền tệ, xu hướng hội nhập quốc tế,...Hoạt động tín dụng của NHTM nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế, khi nền kinh tế

phát triển sẽ gia tăng hoạt động SXKD, tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tăng thì chất lượng đời sống dân cư được nâng cao, nhu cầu thoả mãn tiêu dùng từ đó cũng được mở rộng. Nhu cầu vay vốn cho tiêu dùng và SXKD của cá nhân, hộ gia đình sẽ ngày càng lớn, từ đó quy mơ của hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng sẽ phát triển. Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng khơng ổn định, hoạt động SXKD sẽ giảm và trì trệ dẫn đến nhu cầu chi tiêu tiêu dùng của người dân cũng sẽ giảm, khi đó khách hàng sẽ khơng có nhu cầu vay vốn, hoạt động cho vay KHCN cũng bị sụt giảm.

 Các yếu tố văn hóa-xã hội

Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), nhận định: văn hóa khơng chỉ ảnh hưởng

đến việc hình thành đạo đức con người mà còn ảnh hướng đến tư duy, hành động

của cá nhân con người trong xã hội. Sự thay đổi bất kỳ nào đó của văn hóa cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế. Liên hệ với hoạt động cho vay KHCN, tác động của văn hóa mà cụ thể là thói quen, cách sống hàng ngày hình thành nên nhu cầu sử dụng sản phẩm khác nhau, ví dụ ngân hàng xác định thói quen của khách hàng là dùng tiền mặt, thẻ tín dụng hay thẻ ATM thì sẽ phân loại các sản phẩm cho vay tiền mặt, cho vay mua hàng, cho vay qua thẻ tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Văn hóa là yếu tố hình thành nên đạo đức con người, vì vậy văn hóa sẽ ảnh hưởng

đến chất lượng cho vay KHCN thông qua việc đạo đức con người có thể tác động

làm cho rủi ro tín dụng của ngân hàng cao hay thấp. Ngoài ra, ở mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ có trình độ, lối sống, cách ứng xử khác nhau điều này tác động lên nhu cầu về vốn vay cũng như hành vi ra quyết định vay vốn khác nhau. Ví dụ khi so sánh các thành phố lớn nơi tập trung đơng dân cư với mức thu nhập và trình độ hiểu biết cao thì chất lượng đời sống dân cư, nhu cầu tiêu dùng và SXKD cũng cao, ở đó nhu cầu về vốn vay của KHCN sẽ cao hơn so với các khu vực nông thôn.

Khách hàng

 Nhu cầu tín dụng của khách hàng: điều này ảnh hưởng đến đến việc tăng trưởng và mở rộng quy mơ cho vay KHCN của ngân hàng vì có sự phụ thuộc vào nhu cầu tín dụng của mỗi cá nhân ở từng thời kỳ, khu vực địa lý, kinh tế khác nhau.

 Thu nhập của khách hàng: trong cho vay KHCN, tổng thu nhập của khách hàng càng cao thì quy mơ cho vay của ngân hàng càng mở rộng, vì khi xét duyệt một khoản vay ngân hàng sẽ dùng tiêu chí này để đánh giá khả năng trả nợ định kỳ của khách hàng và cơ sở để từ đó ra các quyết định tín dụng.

 Uy tín của khách hàng: điều này tác động mạnh đến chất lượng tín dụng cá nhân của ngân hàng, đây là tiêu chí ngân hàng sử dụng khi xét duyệt các khoản cho vay KHCN. Mặc dù rất khó để xác định nhưng nó rất quan trọng, vì vậy địi hỏi người xét duyệt cần có kinh nghiệm khi thẩm định hồ sơ và khách hàng vay vốn, cũng như có khả năng đánh giá được ý thức và thiện chí trả nợ của khách hàng.

Đối thủ cạnh tranh

Ngày nay xu hướng chung của thị trường là đẩy mạnh phát triển Ngân hàng

bán lẻ và trọng tâm là dịch vụ cho vay KHCN, đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn do lượng lớn KHCN có nhu cầu cao. Trong cho vay KHCN, sự tranh giành thị phần giữa các ngân hàng rất gay gắt, khơng chỉ giữa các ngân hàng quốc nội mà cịn với

các ngân hàng nước ngồi. Đây có thể là áp lực nhưng có thể sẽ là cơ hội để ngân

hàng cải thiện vị thế trong thị trường. Để tạo được lợi thế cạnh tranh tốt các ngân hàng cần nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng trong hoạt động cho vay KHCN, bằng việc đa dạng hóa các sản phẩm hơn các đối thủ và tăng sự thỏa mãn của khách hàng, đổi mới phương thức hoạt động trong hoạt động cho vay KHCN tốt hơn để tăng năng suất lao động, giảm thiểu rủi to tín dụng và cạnh tranh và thâm nhập thị trường,... Sự cạnh tranh là yếu tố khách quan khó có thể tác động, tuy nhiên cần tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện nay và các đối thủ tiềm ẩn trong tương lai để có chính sách phát triển phù hợp. (Nguyễn Văn Thụy, 2015).

1.2.7.2 Các yếu tố bên trong

Các nhân tố chủ quan chủ yếu đến từ chính các NHTM, bao gồm các nhóm nhân tố về năng lực tài chính, các chính sách của riêng ngân hàng, về trình độ chuyên môn, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng quản lí và cơ sở vật chất, cơng nghệ.

Năng lực tài chính, chính sách tín dụng

Năng lực tài chính phân tích theo mơ hình CAMELS bao gồm: mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, trình độ quản lí, lợi nhuận, rủi ro thanh khoản, mức độ nhạy cảm rủi ro với thị trường. Trong cho vay KHCN năng lực tài chính ảnh hưởng đến hoạt động thông qua mức độ an tồn vốn, ngân hàng có nguồn vốn lớn thì sẽ có thế mạnh trong việc đa dạng hóa sản phẩm cho vay.

Bên cạnh đó, chính sách tín dụng của ngân hàng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến mục tiêu và định hướng phát triển của ngân hàng về hoạt động cho vay KHCN. Khi ra các quyết định về cho vay, ngân hàng phải dựa vào chính sách cho vay KHCN riêng, bao gồm các quy định về: hạn mức cho vay, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và lệ phí, số tiền được phép vay trên giá trị TSBĐ, khả năng thanh toán nợ của khách hàng, hướng giải quyết phần cho vay vượt giới hạn, các khoản vay có vấn đề,... (Nguyễn Văn Thụy, 2015).

Trình độ chun mơn, chất lƣợng nguồn nhân lực

Con người là nhân tố quyết định trong mọi hoạt động của ngân hàng, mỗi nhân viên được xem như đại sứ thương hiệu, vì vậy họ cần có trình độ chuyên môn cao, năng lực và khả năng phân tích xử lý vấn đề nhanh chóng và hiệu quả. Trong cho vay KHCN, nhân viên và lãnh đạo bộ phận tín dụng cần có trình độ và kinh nghiệm để có thể thẩm định, đánh giá khách hàng một cách chính xác, đây là cơ sở để ngân hàng ra các quyết định cho vay hiệu quả giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng. Ngoài ra, vấn đề rủi ro đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng ngày càng gia tăng, vì vậy cần đánh giá đúng năng lực, phẩm chất và tư cách đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng nhằm ngăn chặn hành vi không minh bạch, thông đồng của cán bộ quản lí, nhân viên và khách hàng gây thiệt hại cho ngân hàng. Bên cạnh đó cần nắm bắt hiểu biết tâm lý nhân viên, động viên, tăng mức độ thỏa mãn cho nhân viên, tạo điều kiện để họ phát huy năng lực từ đó sẽ làm việc tận tâm cống hiến hết mình cho ngân hàng. (Trần Kim Dung, 2015).

Cơ sở vật chất, công nghệ

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ sẽ là công cụ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng được tốt hơn. Ngân hàng cần có nền tảng cơ sở vật chất, nguồn lực về công nghệ đáp ứng xu hướng ngày càng hiện đại của thị trường. Trong cho vay KHCN việc ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp ngân hàng cải thiện thời gian xử lý hồ sơ cho vay được nhanh chóng và hiệu quả, quản lý các khoản cho vay được chặt chẽ và khoa học, có thể nắm bắt các thơng tin tín dụng của khách hàng được chính xác nhờ vào việc sử dụng cơng nghệ ngân hàng để tra cứu lịch sử tín dụng khách hàng. Ngồi ra, cơng nghệ hiện đại là nền tảng để ngân hàng phát triển sản phẩm dịch vụ trong cho vay được đa dạng để đáp ứng nhu cầu vốn phong phú của khách hàng. (Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam, 2013).

1.3 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cá nhân

Sự phát triển hoạt động cho vay KHCN được thể hiện qua việc ngân hàng cần có những biện pháp và việc làm cụ thể để nâng cao quy mô và chất lượng của hoạt động cho vay KHCN trong tổng tài sản của ngân hàng, từ đó đem lại lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Các NHTM thường sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, để xem xét hoạt động cho vay của ngân hàng đang diễn ra thế nào, là cơ sở để tìm ra những mặt ngân hàng đã đạt được để tiếp tục phát huy và những mặt hạn chế cần khắc phục, từ đó có những chiến lược phát triển cụ thể cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả có kế thừa một số lý thuyết về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng từ các đề tài nghiên cứu trước đây làm cơ sở để phản ánh kết quả kinh doanh của hoạt động cho vay KHCN của NHTM. Bên cạnh đó, tác giả chủ động đánh giá thêm một số chỉ tiêu mà tác giả nhận thấy là cần thiết và có ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động cho vay KHCN, đồng thời cũng phù hợp với thực trạng của Chi nhánh ngân hàng mà tác giả phân tích.

1.3.1 Quy mô cho vay khách hàng cá nhân

Quy mô cho vay KHCN thể hiện thông qua số lượng khách hàng vay vốn và tổng dư nợ cho vay KHCN của ngân hàng.

1.3.1.1 Số lƣợng khách hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng

Số lượng khách hàng (KH) là chỉ tiêu thể hiện lượng khách hàng có giao dịch với ngân hàng, mà cụ thể trong cho vay KHCN là các KHCN có quan hệ vay vốn tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện được mức độ uy tín của ngân hàng, cho thấy có nhiều khách KH tin tưởng sử dụng sản phẩm cho vay của ngân hàng cũng như mức độ thu hút được khách hàng của ngân hàng. Số lượng KHCN được thống kê trong một khoảng thời gian xác định, thường là quý hoặc năm dựa trên tổng số KHCN vay vốn ở tất cả các nhóm sản phẩm cho vay KHCN của ngân hàng.

Tỷ lệ tăng trƣởng số lƣợng KHCN vay vốn (%): đây là chỉ tiêu quan

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam CN thành phố hồ chí minh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)