Hiện nay có rất nhiều Ngân hàng trong nước và Ngân hàng Quốc tế thực hiện việc cho vay hộ sản xuất, mỗi Ngân hàng có một chính sách tín dụng cho vay hộ mang tính đặc trưng riêng, để có những gi ải pháp tốt về cho vay hộ sản xuất của chi nhánh trong thời gian tới, qua tìm hiểu tình hình thực tế, em xin nêu ra kinh nghiệm cho vay của một số Ngân hàng:
Cho vay hộ Nông dân của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam: Ngân hàng chính sách xã hội là Ngân hàng của chính phủ thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Nhà Nước, đối tượng khách hàng là những hộ gia đình thuộc diện chính sách, Ngân hàng này thống nhất thực hiên trên toàn quốc cho vay hộ sản xuất thơng qua các đồn thể như hội Nơng dân, hộ Phụ Nữ…. Phương thức cho vay này có rất nhiều ưu điểm như, mở rộng chân rết của Ngân hàng chính sách xã hội,giảm tải cơng việc cho cán bộ tín dụng do một số công việc của cán bộ tín dụng được giao lại cho tổ trưởng vay vốn thực hiện như hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn, gửi giấy báo và đôn đốc thu nợ đến hạn. Phương thức cho vay này còn làm phong phú hoạt động của các đoàn thể.
Các Ngân hàng thương mại ngoài quốc dân xem cho vay kinh tế hộ là một chiến lược trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng Sacombank đang dành 1/3 sản phẩm trong hệ thống sản phẩm dịch vụ để phục vụ cho Nông nghiệp, tổng dư nợ cho vay Nông nghiệp lên đến 20.000 tỷ đồng phục vụ nhu cầu tài chính cho hơn 350.000 hộ Nông dân và doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Nông nghiệp, trong cho vay hộ sản xuất, ngân hàng Sacombank không đơn thuần là nguồn cung ứng vốn cho người đi vay mà còn hỗtrợ về kỹ thuật, kỹ năng quản lý trongsản xuất Nông nghiệp nhằm hạn chế rủi ro do chủ quan của con người trong sản xuất Nông nghiệp, tăng hiệu quả của đồng tiền cho vay.
Trên thế giới có rất nhiều Ngân hàng tập trung vốn đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp điển hình như ngân hàng Rabobank – Hà Lan, là một định chế tài chính hàng đầu thế giới tập trug vào lĩnh vực tài chính Nơng nghiệp và thực phẩm, chiếm 85% thị phần tài chính Nơng thơnở Hà Lan, tổng tài sản của Rabobank đạt 674 tỷ EURO, có 150 đơn vị thành viên và hoạt động 41 quốc gia trên thế giới, khác biệt
của cho vay hộ Nông dân của Ngân hàng này là việc sử dụng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh phải kèm theo các tiêu chí như đảm bảo về chất lượng sản phẩm sản xuất theo quy định, đảm bảo về vệ sinh môi trường theo quy định, với mục đích tạo ra những sản phẩm sạch đủ tiêu chuẩn.
Qua tìm hiểu hoạt động cho vay hộ của một số Ngân hàng trong nước và Ngân hàng trên thế giới, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hải Lăng cần nghiên cứu cách làm của những Ngân hàng này nhằm hoàn thiện các giải pháp cho vay hộ sản xuất trong thời gian tới, như hướng tới việc chuyển tải vốn vốn đến hộ sản xuất thông qua việc thành lập tổ vay vốn của các tổ chức đồn thể hội Phụ Nữ, hội Nơng dân… như cáchlàm của Ngân hàng chính sách xã hội, cho vay hỗ trợ kỹ thuật như Sacombank, cho vay kèm theo các tiêu chí về vệ sinh an tồn thực phẩm, về môi trường như ngân hàng Rabobank Hà Lan, làm phong phú thêm đối tượng cho vay của chi nhánh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Kinh tế Nông nghiệp, Nông thôn trong thời gian qua thực sự đóng một vai trị tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội, mà nồng cốt là hơn 10 triệu hộ Nông dân khắp trên mọi miền tổ quốc là chủ nhân đã tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa khá lớn đểcùng các ngành kinh tếkhác đưa nền kinh tếphát triển tiếp tục ổn định, vị trí và vai trò của bà con Nông dân càng đặc biệt quan trọng đối với NHNo&PTNT huyện Hải Lăng khi mà hoạt động kinh doanh trên một địa bàn kinh tế thuần Nông, khách hàng hầu hết là hộsản xuất, nhận thức được tầm quan trọng, trong quá trình giải quyết cho vay hộ sản xuất trên địa bàn NHNo&PTNT huyện Hải Lăng đã tập trung triển khai và nghiên cứu một cách bài bản các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước, các văn bản chếdộ của Ngân hàng cấp trên liên quan đến chính sách tín dụng đối với Nông nghiệp, Nông thôn và Nông dân, chủ động trong việc thực thi chính sách tín dụng, vận dụng những cơ sởlý luận vào thực tiễn hoạt động tác nghiệp và đã đạt được một số kết quả trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là cho vay kinh tếhộ trên địa bàn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘSẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN