Những thuận lợi và khó khăn trong cho vay hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – CN huyện hải lăng – quảng trị (Trang 75)

3.2.1 Thuận lợi.

- NHNo& PTNT huyện Hải Lăng trong quá trình hoạt động đã tạo dựng được uy tín thương hiệu của AGRIBANK trên địa bàn, sự đồng thuận đối với chính quyền địa phương và niềm tin của khách hành. Được sự quan tâm giúp đỡ của các ban ngành, chính quyền từ cấp huyện cho đến các thôn, xã đã tạo mọi điều kiện trong việc cấp và xác nhận các giấy tờ liên quan đến việc vay vốn của khách hàng trên địa bàn, giúp đở phối hợp với Ngân hàng trong việc thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu.

- Cho vay kinh tế hộ lĩnh vực được ưu tiên về nguồn vốn, NHNo&PTNT Việt Nam cungứng vốn để đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn.

- Là Ngân hàng có thời gian hoạt động rất lâu năm nên đã nắm rất rõ tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, có số lượng khách hàng truyền thống đông đảo.

- Trụ sở chi nhánh đặt tại trung tâm của thị trấn Hải Lăng, cùng với đó là sự hiện diện của 2 phòng giao dịch được đặt ở trung tâm khu dân cư và những vùng trọng điểm kinh tế của huyện, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng.đến giao dịch.

- Ngân hàng có hệ thống cơ sở vật chất khá đẩy đủ và hiện đại như máy rút tiền tự động ATM, có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu giao dịch của khách hàng, trụ sở khang trang tạo niềm tin cho khách hàng trong việc gửi tiền, mở tài khoản…

- Mỗi CBTD phụ trách 2 xã trong huyện đã tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận địa bàn, nắm bắt kịp thời các thông tin và tạo lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

3.2.2 Khó khăn.

- Hoạt động trên một địa bàn môi trường cạnh tranh gay gát giữa các tổ chức tín dụng và các quỹ tín dụng nhân dân, do vậy nếu làm khơng tốt thị phần về vốn huy động, dư nợ cho vay và sản phẩm dịch vụsẽ bị san sẻ…

- Điều kiện giao thông nông thôn của huyện đã được các cấp chính quyền quan tâm mở rộng, nhưng các hộ vay vốn phân tán khắp nơi đã gây khơng ít khó khăn cho CBTD trong công tác thẩm định cho vay và thu hồi nợ, đối chiếu và xử lý nợ quá hạn…

- Khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là các hộ sản xuất có số lượng đơng đảo, địa bàn rộng, món vay có giá trị nhỏ nên công tác quản lý vốn vay gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều chi phí cho Ngân hàng.

- Hải Lăng là huyện có khi hậu khắc nghiệt, mùa mưa kéo dài, mùa nắng thì chịu ảnh hưởng của gió Lào khơ nóng đãảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất.

3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay hộ sản xuấtcủa Ngân hàng trong thời gian tới. của Ngân hàng trong thời gian tới.

3.3.1 Tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương.

Thực hiện có kết quả cơng tác huy động vốn là cơ sở để Ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, tăng trưởng dư nợ. Hiện nay, trên địa bàn huyện ngồi NHNo&PTNT huyện Hải Lăng cịn các Ngân hàng thương mại cổ phần như BIDV, Vietcombank, Viettinbank, Sacombank cạnh tranh rất gay gắt trong công tác huy động vốn. Vì thế, trong thời gian tới Ngân hàng cần đưa ra các giải pháp để thu hút nguồn vốn nhàn rổi trong tầng lớp dân cư đó là:

- Nâng cao việc phục vụ khách hàng: tăng cường công tác tiếp thị, hiệu quả trong việc phục vụ khách hàng, luôn xem khách hàng là thượng đế, Ngân hàng có hoạt động được hay khơng một mặt là nhờ lịng tín của dân chúng, tạo được lịng tin cho dân chúng, tạo tâm lý an toàn, thoải mái cho khách hàng sẽ thu hút được nhiều cá nhận, tổ chức đến giao dịch với Ngân hàng, vận dụng chính sách lãi suất linh hoạt để khai thác tối đa những nguồn vốn có lãi suất thấp, nguồn vốn nhỏ lẻ trong dân cư, đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn ổn định, có đủ nguồn vốn để Ngân hàng cấp tíndụng khơng phải đi vay của cấp trên nữa.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động: cần mở rộng các hình thức huy động vốn phù hợp với nhu cầu và tâm lý của người dân, như đưa ra các sản phẩm tiền gửi tính lãi bình thường theo ngày, lãi trả trước; liên kết với các tổ chức hành chính sự

nghiệp, các tổ chức kinh tế chính trị để tiến hành trả lương qua thẻ, hay thu hút các quỹ hoạt động của các tổ chức…

- Chính sách khuyến khích đối với khách hàng: cần có những dịch vụ ưu đãi như tiết kiệm có thưởng hoặc quà tặng vào các dịp lễ, tết cho các tài khoản, sổ tiết kiệm có số dư tiền gửi lớn, thời hạn gửi dài hay những khách hàng lâu năm.

- Hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng: nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất trong Ngân hàng để khách hàng cảm thấy thoải mái khi tới giao dịch với Ngân hàng.

3.3.2 Mở rộng cho vay đi đôi với quản lý tốt từng món vay.

Kế hoạch của Ngân hàng trong năm tới đi đôi với công tác huy động vốn, phát triển sản phẩm dịch vụ là việc mở rộng hoạt động tín dụng, ưu tiên hàng đầu là cho vay kinh tế hộ, tuy nhiên, mở rộng tín dụng phải gắn liền với quản lý tốt từng món vay, đảm bảo hoạt động cho vay HSX có hiệu quả. Do đó, để mở rộng việc cho vay cần phát huy hơn nữa việc cho vay qua tổ thơng qua các tổ chức chính trị, xã hội như: hội Nông dân, hội Phụ Nữ, hội Cựu Chiến Binh…để thành lập các tổ vay vốn. Vì cho vay qua tổ giảm tải được cơng việc của CBTD để cán bộ tín dụng có thời gian kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, các tổ trưởng có trách nhiệm hướng dẫn bà con lập hồ sơ vay vốn, đôn đốc trả nợ đúng hạn, gi úp đỡ lẫn nhau trong việc học hỏi các hộ kinh doanh giỏi trên địa bàn, tuy nhiên cần hạn chế những khiếm khuyết khi cho vay qua tổ như việc tổ trưởng lạm dụng quyền hạn, bắt ép bà con, làm việc theo tình cảm.

3.3.3 Rút ngắn quy trình cho vay.

Đối với những hộ được coi là khách hàng truyền thống, có quan hệ vay vốn lâu năm thì q trình vay vốn có thể diễn ra nhanh hơn vì CBTDđã cóđược thơng tin về khách hàng đó, có thể khơng phải hướng dẫn họ cách lập hồ sơ vay vốn… rút ngắn thời gian tạo điều kiện cho hộ sản xuất vay vốn nhanh chóng và tăng năng suất lao động của CBTD, đối với những hộ sản xuấtlà khách hàng lần đầu giao dịch với ngân hàng thì CBTD cần niềm nở đón tiếp và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn một cách cụ thể, tranh thủ thời gian rảnh để về địa bàn xem x ét, xác minh thông tin rồi đưa ra quyết định đối với khách hàng.

3.3.4 Nghiên cứu khách hàng.

Cơng tác cho vay hộ sản xuất tính pháp lý của hồ sơ vay vốn đơn giản, hồ sơ kinh tế gần như khơng có, CBTD thẩm định khách hàng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà khơng có một cơ sở khoa học nào do đó vẫn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, do đó ban lãnh đạo Ngân hàng cần đưa ra một số chỉ tiêu để chấm điểm, xếp hạng khách hàng một cách khách quan và có cơ sở hơn. Cùng với đó là việc tìm hiểu khách hàng kỹ hơn thơng qua chính quyền địa phương, lịch sử quan hệ với Ngân hàng, hay những khách hàng có quen biết với khách hàng đó.

3.3.5 Nâng cao nghiệp vụ của CBTD.

Ban lãnh đạo Ngân hàng cần thường xuyên tiến hành các khóa tập huấn để phổ biến cơ chế tín dụng, thể lệ tín dụng, cập nhật các chính sách mới, những phần mềm quản lý tín dụng mới, cũng như cử nhân viên tín dụng tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm với các Ngân hàng bạn, Ngân hàng cấp trên để nâng cao hơn nữa năng lực nghiệp vụ, giúp cho hoạt động cho vay diễn ra nhanh và có chất l ượng hơn.

3.3.6 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay đến hộsản xuất. sản xuất.

- Chi nhánh cần thường xuyên tha nh tra, kiểm tra việc cho vay hộ sản xuất với những món vay có giá trị lớn ở trung tâm và 2 phòng giao dịch Hội Yên và Nam Hải Lăng nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn.

- Ban lãnhđạo dốc thúc CBTD tăng cường công tác giám sát việc sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất định kỳ hoặc bất thường nhằm hướng họ sử dụng vốn đúng mục đích, tránh gây ra rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.

3.3.7 Hiện đại hóa cơ sở vật chất ở Ngân hàng.

Hiện nay các máy móc thiết bị phục vụ cho cơng tác cho vay của Ngân hàng còn hạn chế, khi bị hư hỏng thì các cơng đoạn sau khơng thực hiện được dẫn đến các hộ sản xuất phải chờ đợi lâu, có khi mất cả ngày vẫn khơng vay được vốn. Vì vậy, Ngân hàng cần có giải pháp, kiến nghị với ngân hàng cấp trên để nâng cấp trang thiết bị, phục vụ tốt nhất cho hoạt động của mình.

3.3.8 Tăng cường cơng tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro.

Cần kiến nghị với Ngân hàng cấp trên nâng cấp hệ thống máy tính và đường truyền để hạn chế tối đa việc tắc nghẻn mạng dẫn đến việc không giao dịch được, khách hàng phải chờ đợi như tình trạng hiện nay, có như vậy mới giải phóng nhanh khách hàng đến giao dịch, tạo tâm lý thoải mái, tiết kiệm được thời gian, đây cũng chính là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro.

Ngân hàng luôn cố gắng để các khoản nợ quá hạn không xảy ra bằng cách sàng lọc, phân tích, thẩm định thật kỹ khách hàng vay vốn, tuy nhiên vẫn để xảy ra hiện tượng nợ quá hạn, nợ xấu. Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng cần tăng cường công tác thu hồi các khoản nợ xấu, nợ xử lư rủi ro như CBTD thường xuyên gửi giấy báo nợ, gọi điện hay tới tận nhà để đòi nợ; liên hệ với tổ trưởng thúc giục các hộ sản xuất tới Ngân hàng trả nợ; liên hệ với chính quyền địa phương các cấp các ngành có các biện pháp về hành chính, họp dân để xử lý nợ thu hồi quá hạn, nợ xấu, nợ tồn đọng.

Theo kinh nghiệm của một số tỉnh thì một trong số các biện pháp được đưa ra để thu hồi các khoản nợ này có hiệu quả là: CBTD thơng qua các tổ Phụ Nữ, tổ Thanh Niên, hội Cựu Chiến Binh để tiến hành các cuộc họp theo từng thôn, từng đội để nêu tên những hộ nợ quá hạn N gân hàng, sau đó mỗi buổi sáng nêu tên nhắc nhở họ qua loa đàiở địa phương, việc này đã gây ra tâm lý khó chịu cho các hộ mắc nợ này, vì người dân ở vùng quê thường rất e ngại việc xấu của mình được cơng khai như vậy, nhờ đó mà Ngân hàng đã khá thành công trong việc thu hồi nợ.

3.3.9 Tiếp tục phát huy việc khoán chỉ tiêu cho từng cán bộ tín dụng.

Việc khốn chỉ tiêu về huy động vốn, dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, thu nợ xử lý rủi ro cho từng CBTD, trên cơ sở đó để đưa ra các hình thức thưởng, phạt về mặt vật chất và tinh thần cho họ. Việc khoán ch ỉ tiêu này một mặt tạo điều kiện để Ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, mặt khác lại hạn chế được tình trạng gia tăng của nợ quá hạn và nợ xấu.

3.4 Kiến Nghị.

Việc đưa ra các giải pháp chỉ mang tính chủ quan của riêng tơi, và để có thể triển khai tốt các giải pháp trên, tơi xin có một vài kiến nghị sau:

3.4.1 Kiến nghị vớiNHNo&PTNT Việt Nam.

Cần kiến nghị với Ngân hàng cấp trên nâng cấp hệ thống máy tính và đường truyền để hạn chế tối đa việc tắc nghẽn mang dẫn đến việc không giao dịch được, khách hàng phải chờ đợi như tình trạng hi ên nay, có như vậy mới giải phóng nhanh khách hàng đến giao dịch, tạo tâm lý thoả mái, tiết kiệm được thời gian, đây cũng chính là yếu tố quan trộng trong việc thu hút khách hàng. Tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro.

3.4.2 Kiến nghị với NHNo&PTNT Hải Lăng.

- Ngân hàng cần tăng cường công tác huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức, đoàn thể nhằm đáp ứng được nguồn vốn cho vay phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn, tăng tính chủ động trong cơng tác đầu tư tín dụng.

- Phối hợp với các chính quyền địa phương để xử lý thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ tồn đọng.

- Thực hiện việc khen thưởng và kỷ luật đối với việc hoàn thành các chỉ tiêu được giao của từng CBTD và giám đốc của các phòng giao dịc h, thường xuyên quan tâm đến đời sống của nhân viên Ngân hàng nhằm khích lệ họ làm việc có năng suất, hiệu quả.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc tập huấn và mở các khóa đào tạo nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của Ngâ n hàng.

- Việc vay vốn qua một số tổ còn chưa đạt hiệu quả, tổ trưởng còn lơ là trong việc tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, đôn đốc khách hàng trả nợ… Ngân hàng cần tìm hiểu, xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp hợp lý như tuyển chọn tổ trưởng, tỷ lệ chi hoa hồng cho tổ trưởng theo mức độ hồn thành cơng việc.

- Nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm đáp ứng được các tiện ích trong hoạt động kinh doanh, mặt khác khi cơ sở vật chất của Ngân hàng càng hiện đại thì

cơng tác huy động vốn càng thuận lợi, năng suất lao động của đội ngũ cán bộ tăng lên rõ rệt.

- Có những khoản phụ cấp để CBTD năng nỗ hơn trong công tác đi địa bàn kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và đơn đốc thu hồi nợ.

3.4.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương các xã của huyện H ải Lăng.

- Giải quyết nhanh chóng những thủ tục có liên quan đến việc vay vốn của hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ, để có thể vay vốn một cách nhanh nhất ở Ngân hàng, phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh.

- Nhiệt tình phối hợp với Ngân hàng để thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng của Ngân hàng.

- Xác nhận đúng thực tế, đúng đối tượng, đủ điều kiện cụ thể đối với từng hộ xin vay vốn Ngân hàng.

- Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn về kiến thức khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới cho các hộ nơng dân, tìm kiếm đầu ra cho các nông sản, các sản phẩm gia súc gia cầm…

3.4.4 Kiến nghị với các hộ sản xuất.

- Các hộ sản xuất phải nhận thức được việc sử dụng vốn sai mục đích sẽ nhận lấy hậu quả như thế nào, qua đó hướng họ phải sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kếttrong hợp đồng tín dụng với Ngân hàng.

- Phải có ý thức tích lũy kinh nghiệm trong q trình sản xuất, tiếp thu có chọn lọc thành quả sản xuất của bên ngoài để ứng dụng cho việc sản xuất kinh doanh của chính mình; tích cực tham gia các buổi tập huấn, chuyển giao công nghệ để học tập và tích lũy kinh nghiệm, tiếp nhận kiến thức khoa học kỹ thuật về những đối tượng mà mình sắp đầu tư…có như vậy mới có đủ khả năng quản lý tốt đồng vốn vay.

- Phải có ý thức và thiện chí trả nợ cho Ngân hàng, hãy ln nghĩ rằng mình

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – CN huyện hải lăng – quảng trị (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)