Kiến nghị với các hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – CN huyện hải lăng – quảng trị (Trang 81 - 105)

3.4 Kiến Nghị

3.4.4 Kiến nghị với các hộ sản xuất

- Các hộ sản xuất phải nhận thức được việc sử dụng vốn sai mục đích sẽ nhận lấy hậu quả như thế nào, qua đó hướng họ phải sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kếttrong hợp đồng tín dụng với Ngân hàng.

- Phải có ý thức tích lũy kinh nghiệm trong q trình sản xuất, tiếp thu có chọn lọc thành quả sản xuất của bên ngoài để ứng dụng cho việc sản xuất kinh doanh của chính mình; tích cực tham gia các buổi tập huấn, chuyển giao công nghệ để học tập và tích lũy kinh nghiệm, tiếp nhận kiến thức khoa học kỹ thuật về những đối tượng mà mình sắp đầu tư…có như vậy mới có đủ khả năng quản lý tốt đồng vốn vay.

- Phải có ý thức và thiện chí trả nợ cho Ngân hàng, hãy ln nghĩ rằng mình vay vốn đó là vay của những người bà con bạn bè của mình chứ khơng phải vay của một Ngân hàng có nhiều tiền.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hiện nay hoạt động cho vay nói chung và cho vay hộ sản xuất nói riêng trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho chi nhánh Ngân hàng và cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất. Bên cạnh những thuận lợi thì cịn gặp nhiều khó khăn trong cơng tác cho vay. Dựa vào tình hìnhđịa bàn hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ sản xuất, dựa vào ý kiến chủ quan của bản thân để đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hộ sản xuất.

Ta thấy được trong tất cả các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng trong thời gian tới thì giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương đóng vai trị quan trọng nhất, nguồn vốn huy động là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian: “ Đi vay để cho vay” thì vai trị của nguồn vốn càng đặc biệt quan trọng, quy mơ cơ cấu và đặc tính của nguồn vốn quyết định hầu hết các hoạt động như khả năng mở rộng tín dụng, cơ cấu thời hạn cho vay khả năng mở rộng dịch vụ, khả năng sinh lời… Mặt khác, trong những năm gần đây đối tượng khách hàng là hộ Nông dân thuộc diện được Nhà Nước quan tâm về lãi suất cho vay, Ngân hàng Nhà Nước luôn áp dụng trần lãi suất cho vay, trong khi đó phí trả ngân hàng cấp trên đối với những đơn vị thiếu vốn xấp xỉ bằng lãi suất cho vay, đây thực ra là một chính sách của Ngân hàng cấp trên đòi hỏi các chi nhánh phải quan tâm đến công tác huy động nguồn vốn tại địa bàn hoạt động, các chi nhánh nếu không huy động được nguồn vốn tại địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh đặc biệt là kế hoạch tài chính. Huy động nguồn vốn tại đơn vị còn tạo điều kiện cho chi nhánh chủ động trong việc mở rộng tín dụng, tăng thu dịch vụ từ việc thu phí quản lý tài khoản, dịch vụ SMS báo biến động số dư …, vì vậy công tác huy động nguồn vốn trong mọi tầng lớp dân cư, các đơn v ị, tổ chức chi nhánh phải quan tâm đúng mức.

KẾT LUẬN

Qua q trình phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất trong 3 năm vừa qua, có thể khẳng định đây là hướng đi đú ng đắn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hải Lăng, hoạt động này đã mang lại những thành cơng lớn từ cả hai phía là bên cho vay và bên đi vay. Ngân hàng đã tạo được mơi trường kinh doanh ổn định và an tồn, lợi nhuận qua các năm tuy không cao nhưng đảm bảo mọi trang trải chi phí hoạt động, đủ lương, tiền thưởng cho CBCNVC-LĐ trong đơn vị, thực hiện đúng các chính sách của Nhà nước và Ngân hàng cấp trên về phát triển kinh tế Nơng nghiệp, Nơng thơn và Nơng dân. Về phía bà con Nông dân đảm bảo được nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, có điều kiện để thực hiện cơng nghiệp hóa trong sản xuất Nông nghiệp, dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng trưởng không ngừng qua từng năm được gắn liền với việc tăng trưởng kinh tế trên địa bàn,đời sống của bà con Nông dân ngày càng được nâng cao, bộ mặt Nơng thơn ngày càng đổi mới, cùng với đó là sự hài lòng của các khách hàng va y vốn về hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nhìn chung thì hoạt động cho vay hộ sản xuất là có hiệu quả tốt. Đạt được sự thành cơng này là sự đóng góp nhiệt tình của nhiều phía:

- Về phía Ngân hàng đó là sự cố gắng nỗ lực của ban lãnhđạo trong việc xác định và đưa ra các chủ trương, chính sách hoạt động đúng đắn, sự quan tâm giúp sức của Ngân hàng cấp trên, sự năng nỗ nhiệt tình, năng lực làm việc của CBTD trong công tác cho vay, mở rộng cho vay tối đa và hạn chế rủi ro tín dụng đến mức có thể.

- Về phía khách hàng đó là sự tin tưởng của nhân dân đối với Ngân hàng, sự hợp tác nhiệt tình của các hộ sản xuất, khả năng và quyết tâm vay vốn làm giàu chính đáng, thiện chí và ý thức trả nợ của khách hàng.

- Về phía các tổ chức, đồn thể, chính quyền địa phương đó là sự hợp tác nhiệt tình, cung cấp thơng tin đầy đủ và kịp thời về khách hàng vay vốn cho Ngân hàng, giải quyết nhanh chóng các thủ tục công chứng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy xác nhận… giúp các hộ sản xuất có thể vay được vốn một cách nhanh chóng.

Có thể nói đề tài đã thành công khi giải quyết tốt vấn đề đặt ra, đã là tìm hiểu và phân tích hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônViệt Nam –CN huyện Hải Lăng –Quảng Trị trong thời gian 3 năm tù 2011 đến 2013.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều (2009). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại.

NXB Thống Kê.

2. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2007). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại.

NXB Thống Kê.

3. Nghị định của Chính phủ 41-CP/2010.

4. Quyết định số 666/2010/QĐ-HĐQT của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 5. Báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Việt Nam –CN huyệnHải Lăng –Quảng Trị năm 2012,2013.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – CN huyện hải lăng – quảng trị (Trang 81 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)